Các phiên bản chuyển thể Những đêm trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 27 - 29)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHUYỂN THỂ

1.2. Tác phẩm Những đêm trắng

1.2.1. Các phiên bản chuyển thể Những đêm trắng

Tác phẩm Những đêm trắng của Dostoevsky được xuất bản năm 1848 là câu chuyện đẫm nước mắt về thế giới mộng tưởng đẹp đẽ của tinh thần và đề tài tình yêu bi kịch. Không kinh điển như Romeo và Juliet nhưng cấu trúc và đề tài của truyện đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nhà làm phim. Phim đã được chuyển thể tới chín lần và còn hứa hẹn một tiềm năng chuyển thể trong tương lai xa hơn. Những phiên bản chuyển thể được ghi nhận theo trang http://dostoevsky- bts.com/blog/124-dostoyevsky-film-adaptations/"bts.com/blog/124-dostoyevsky- film-adaptations/#nights là: (Le notti bianche, 1957) của đạo diễn người Ý Luchino

Visconti; (Belye nochi, 1959) của đạo diễn người Nga Ivan Pyryev, (Bốn đêm của

kẻ mộng mơ, 1971) của đạo diễn người Pháp Robert Bresson, (Shabhaye Roshan,

2003) của đạo diễn người Iran Farzad Motamen, ba phiên bản của các đạo diễn Ấn Độ, (Chhalia, 1960) của Manmohan Desai, (Iyarkai, 2003) của Jananadhan, (Ahista

Ahista, 2006) của Shivam Nair , (Saawariya, 2007) của Sanjay Leela Bhansali,

(Two Lovers, 2008) của đạo diễn người Mỹ James Gray… và phiên bản mới nhất của đạo diễn người Pháp Nariman Turebaev (Приключение (Adventure) 2015).

Những phiên bản chuyển thể này, trừ phiên bản của Visconti thì hầu hết đều có sự dịch chuyển không-thời gian so với văn bản văn chương nguồn. Sự gặp gỡ trong tâm lí chuyển thể này rõ ràng phải xuất phát từ tiềm năng của văn bản văn chương nguồn và sự đồng cảm của nhà làm phim với thiên tài Dostoevsky. Với dung lượng ít ỏi, Những đêm trắng đã trở thành một hiện tượng chuyển thể đáng ghi nhận với nhiều phiên bản trải dài từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21 của chúng ta ngày nay.

Việc lựa chọn ra phiên bản chuyển thể nào để quan sát dòng chảy của liên văn hóa không phải là một quyết định dễ dàng. Dựa trên tỉ lệ tương đồng và khác biệt về cấp độ hình tượng và thể loại, dựa trên khả năng tiếp cận và hiểu được các bộ phim cũng như niềm yêu thích cá nhân, chúng tôi chọn ra hai phiên bản, một đại diện cho văn hóa phương Tây thế kỉ 19, một đại diện cho văn hóa phương Đông thế kỉ 20 là

Bốn đêm của kẻ mộng mơ và Người yêu dấu. Cả hai phiên bản này đều có sự bảo lưu trên bề mặt phim những biểu hiện không quá đứt quãng với văn bản nguồn như không gian, nhân vật và đặc tính gắn với nhân vật… song cũng có những “viết lại” táo bạo, vừa lạ lẫm với Những đêm trắng lại vừa thân quen với và được khán giả bản địa đón nhận nồng nhiệt. Nói cách khác, đây là hai trường hợp người xem dù có thể đoán được ngay văn bản nguồn là Những đêm trắng song vẫn yêu thích và tìm thấy linh hồn dân tộc mình trong đó. Nó trở thành một sản phẩm văn hóa “nhập khẩu” (về ý tưởng) thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)