Tiềm năng chuyển thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 29)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHUYỂN THỂ

1.2. Tác phẩm Những đêm trắng

1.2.2. Tiềm năng chuyển thể

1.2.2.1. Tiềm năng từ đề tài

Không quá khi cho rằng Dostoevsky đã hình thành cho mình một dòng phim riêng, khi rất nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể qua nhiều quan điểm văn hóa khác nhau. Những tiềm năng từ tác phẩm của Dostoesky xuất phát từ tính cách Nga đậm đặc của ông, đồng thời xuất phát từ tính quốc tế trong suy tư của nhà văn.

Nếu như mọi thiên tài đều mang tính dân tộc chứ không có tính quốc tế, và thể hiện cái toàn nhân loại ở trong cái dân tộc tính, thì điều này đặc biệt đúng đối với Dostoevsky. Ông thật Nga một cách đặc trưng, là thiên tài Nga nhất trong số những nhà văn vĩ đại của chúng ta và đồng thời lại mang tính toàn nhân loại nhất theo ý nghĩa của mình và theo những đề tài của mình [3, trg.25]. Ông đã tự khẳng định “Tôi bao giờ cũng là người Nga đích thực” – ông viết cho A.Maikov về bản thân mình. Chúng ta tìm thấy tính toàn nhân loại qua văn chương của ông. Fyodor Dostoevsky như một dấu ấn trong văn học Nga thế kỷ XIX bởi ông không chỉ đơn giản là mô tả xã hội Nga, ông còn vượt qua những rào cản thời gian để phản ánh bản chất phức tạp và tình huống phức tạp của con người hiện đại. Tiểu thuyết của ông có thể được hình thành như sự phản ánh của bất kỳ ai không chỉ với môi trường của anh ta mà còn với chính anh ta là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài [3, trg 26]. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến không chỉ những người kế vị ông trong Văn học Nga mà còn các nhà văn khác từ các nền văn hóa khác nhau xuất hiện trong thế kỷ XX, thế kỷ XXI và xa hơn nữa.

Những đêm trắng, một truyện ngắn với dung lượng khiêm tốn nhưng đã hiện diện

qua nhiều không thời gian khác nhau với vô vàn phiên bản chuyển thể của nó cũng trong mình những tiềm năng mời gọi chuyển thể. Trong phần này, luận văn sẽ đi vào phân tích những khả năng về đề tài, thể loại và sự hứng thú của những nhà làm phim với văn bản nguồn Những đêm trắng của Dostoevsky. Những phiên bản chuyển thể này hầu hết đều có sự dịch chuyển không - thời gian so với văn bản văn chương nguồn - Những đêm trắng. Sự gặp gỡ trong tâm lí chuyển thể này rõ ràng

làm phim với thiên tài Dostoevsky. Tác phẩm được giới thiệu như là một dạng nhật kí tự thuật, nhưng theo một bài nghiên cứu thì nó thực chất là hồi kí. Nó gợi lại mối tình lãng mạn chóng vánh của người kể chuyện với một phụ nữ trẻ đẹp trong những đêm trắng của Petersburg. Nhân vật nam chính của Những đêm trắng- thực chất là

người kể chuyện khi còn trẻ - một thư kí 26 tuổi. Người kể chuyện dành hầu hết thời gian chìm đắm vào ảo giác về thế giới mộng mơ của chính mình. Cốt truyện khá đơn giản. Trên đường về nhà vào một tối nọ, kẻ mộng mơ đến giúp đỡ một phụ nữ trẻ, Nastenka bằng cách xua đuổi những kẻ say rượu đang có ý định lợi dụng cô. Sau khi giới thiệu bản thân mình và có được sự tin tưởng của cô, kẻ mộng mơ hẹn gặp Nastenka vào tối hôm sau. Họ gặp nhau trong mỗi đêm, mỗi lần gặp gỡ, kẻ mộng mơ lại thêm yêu người con gái ấy. Hi vọng của anh ta, tuy nhiên, bị vỡ vụn, vào đêm thứ tư. Hôn phu của Nastenka, người mà cô luôn nghi ngờ, trở về từ Moscow và mang cô đi. Buổi sáng hôm sau, kẻ mộng mơ thức tỉnh, nhận được lá thứ cầu xin sự tha thứ của Nastenka và ngẫm nghĩ về sự cô độc đang chờ đón mình ở phía trước nhưng vẫn ánh lên niềm lạc quan. Những đêm trắng là một trong những tác phẩm thuộc thời kì đầu trong sự nghiệp sáng tác của Dostoevsky. Tác phẩm này có thể được xếp vào thể loại truyện vừa bởi dung lượng và nội dung khá khiêm tốn. Những đêm trắng là tiếng nói bênh vực cho thế giới cảm xúc đầy mơ mộng của con người, là tác phẩm dành riêng cho trí tưởng tượng lãng mạn. Có thế thấy, tình yêu là đề tài xuyên suốt và quan trọng nhất của tác phẩm. Và đề tài này đã gắn liền với bước đi của điện ảnh. Tình ái đã trở thành đề tài mà điện ảnh đã khai phá ngay từ những bước đi đầu tiên. Tình yêu là một hiện tượng xảy ra trong đời sống của chúng ta. Khái niệm tình yêu đã được bàn đến rất sôi nổi và được thách thức bởi các nhà triết học, tâm lý học trong suốt lịch sử nhân loại bởi những tác động to lớn đối với sự tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội. Từ thời Hi Lạp cổ đại, những nhà triết học nổi tiếng như Socrates, Plato và Aristole đã tranh cãi về định nghĩa, ý nghĩa và bản chất của tình yêu. Những tranh cãi triết học về tình yêu rất quan tâm đến bản chất của nó. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, Symposium,

của tình yêu là tình yêu thuần khiết (platonic love), tức tình yêu mà không có sự hấp dẫn nhục dục và nó đáng giá hơn hết thảy những dạng thức khác [26]. Những tranh

luận tiếp tục kể từ thế kỉ 20. Bằng sự phát triển những kinh nghiệm khoa học như là sinh học, tâm lý học, xã hội học vào đầu thế kỉ, những tranh cãi về chủ đề tình yêu đã mở ra những hướng khác. Robert Sternberg đã đưa ra ba thành tố của tình yêu (Xem sơ đồ 1)

Sự thân tín (Intimacy) là dạng thức mà hai người chia sẻ thân tín và những chi tiết liên quan đến đời sống cá nhân, và thường xuyên hài hòa trong tình bạn và những chuyện tình lãng mạn. Dạng thức phổ biến nhất của tình yêu là sự hấp dẫn giới tính và niềm đam mê. Tình yêu đam mê được kết tinh và phản ánh trong sự say đắm cũng như tình yêu lãng mạn. Cuối cùng là tình yêu cam kết- sự mong đợi rằng mối tình sẽ mãi vĩnh cửu. Tất cả các dạng thức của tình yêu được xem như là sự kết hợp đa dạng của ba yếu tố này. Không có tình yêu nào lại không chứa đựng ba yếu tố ấy. Trạng thái thích một ai đó (liking) chỉ bao gồm chỉ sự thân tín. Tình yê u say đắm chỉ bao gồm đam mê. Tình yêu trống rỗng chỉ bao gồm sự cam kết. Tuy nhiên, tình yêu lãng mạn bao gồm cả sự thân tín và niềm đam mê. Tình yêu bền chắc và sâu đậm (Companionate love) bao gồm sự thân tín và cam kết. Tình yêu say đắm (Fatuous love) bao gồm niềm đam mê và sự cam kết. Cuối cùng, tình yêu trọn vẹn (Consummate love) bao gồm cả ba yếu tố trên [33, trg.119-135].

Trong Những đêm trắng, vào đêm đầu tiên, hai nhân vật trở nên thân thiết với nhau và ở đêm thứ hai, họ kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình. Trong hai đêm này, sự thân mật được hình thành; điều đó có nghĩa là họ đang ở nấc thang đầu tiên của tình yêu của sự quí mến, tương tự như tình bạn (linking/friendship) (Xem bảng 2 [21, trg.232]): “Ông đừng phải lòng mà yêu em…Điều đó không thể được, em cam đoan với ông. Em sẵn sàng kết bạn với ông, đây, tay em đây…”[5;26]. Trong đêm thứ ba, người kể chuyện ngày càng bị hấp dẫn bởi Nastenka, anh ta bước sang nấc thứ hai của tình yêu trên nền tảng của niềm đam mê, nhưng Nastenka vẫn duy trì ở nấc thang thứ nhất.

Kẻ mộng mơ Nastenka “Và bây giờ tôi càng biết hơn bao

giờ hết là tôi đã để phí hoài những năm tháng tốt nhất của đời mình! Bây giờ tôi biết điều đó, và tôi càng cảm thấy đau buồn hơn bởi điều nhận biết đó, vì rằng chính Đức Chúa Trời đã ban tặng cô cho tôi, hỡi thiên thần tốt bụng của tôi, để nói với tôi và chứng tỏ với tôi điều đó. Bây giờ, khi tôi ngồi cạnh cô và nói với cô, tôi lại khiếp sợ khi nghĩ đến tương lai, vì rằng trong tương lai sẽ lại là cô đơn, lại là cuộc sống mốc meo, không cần thiết; và tôi còn biết ước mơ gì nữa, khi trong đời thực tôi đã được hạnh phúc đến vậy bên cạnh cô! Ôi, Chúa sẽ ban phước cho cô, hỡi cô gái dịu hiền, vì rằng cô đã không xua đuổi tôi ngay từ lần gặp đầu tiên, vì rằng bây giờ tôi có thể nói, ít ra tôi đã được sống hai buổi tối trong đời mình!” [5, trg.50- 51].

“Bây giờ chúng ta sẽ bên nhau; bây giờ dù có chuyện gì xảy ra với em đi nữa, chúng ta cũng sẽ không bao giờ xa nhau…Bây giờ em đã biết ông, biết hết, biết hết tất cả rồi. Và ông biết sao không? Em muốn kể cho ông nghe chuyện của em, kể hết không giấu giếm điều gì. Rồi sau đó, xin ông cho em một lời khuyên…Em không cần lời khuyên thông minh, em cần một lời khuyên chân tình, anh em, một lời khuyên như thể ông đã yêu em cả thế kỉ nay ấy!” [5, trg.55-56].

Trong lời tâm sự của kẻ mộng mơ với Nastenka, ta đã thấy một niềm hạnh phúc được sóng đôi cùng cô, đây là trạng thái thể hiện cho sự tăng tiến từ nấc thang thứ nhất của tình yêu lên nấc thang thứ hai. Còn với Nastenka, sự tăng tiến của cô lại nghiêng về phía thân mật/thân tín nhiều hơn. Cô chỉ coi kẻ mộng mơ như một người bạn, người anh trai thân thiết.

Ta sẽ áp dụng lí thuyết tam giác tình yêu trên để soi chiếu vào mối quan hệ giữa kẻ mộng mơ và Nastenka.Trong đêm thứ thứ tư, người trần thuật có một tình cảm sâu sắc và đã thổ lộ nó với Nastenka. Trong đêm này, tình yêu của kẻ mộng mơ đã có biến chuyển ngày một tăng tiến, nhưng Nastenka vẫn ở nấc thứ nhất. Vào buổi sáng, họ trở nên cách biệt nảy sinh hành động cam kết qua lá thư của Nastenka. Nấc thứ ba của tình yêu đã không nảy sinh ra giữa họ, vì thế, người trần thuật phải xử lí với sự thân mật và đam mê, trải qua một tình yêu lãng mạn, anh ta được bảo trợ với cả tính thân mật và niềm đam mê mà không xác nhận sự cam kết, và Nastenka duy trì sự thân mật và chỉ trải qua cảm giác thích/ tương tự như tình bạn mà không có cảm xúc gắn kết hay cam kết. Cô cảm thấy gần gũi ấm áp mà không có cảm xúc mãnh liệt hoặc cam kết với người kẻ mộng mơ. (Chính tình cảm này đã góp phần tạo nên những nảy nở mơ hồ trong người trần thuật về việc anh ta có thể tiến đến một tình yêu mang tính đam mê và cam kết với cô). Ở phần cuối của tác phẩm, người trần thuật chỉ muốn Nastenka có được niềm hạnh phúc mà cô ao ước, anh ta hoàn toàn không oán hận hay bày tỏ sự sở hữu cô mà chúc phúc cho cô. Những lời cuối này của kẻ mộng mơ đã mang tinh thần của tình yêu vị tha.

Chính chủ đề tình yêu và cốt lõi là kiểu tình yêu vị tha trong Những đêm trắng

đã khiến nó có sức hấp dẫn nhân văn vĩnh cửu. Những đêm trắng đã được chuyển thể tới chín lần, những tư tưởng khác của truyện Dostoevsky có thể được bảo tồn hoặc không, nhưng dường như có một xu hướng là, các nhà làm phim ngày càng tô đậm chủ đề tình yêu, biến những phiên bản Những đêm trắng trở thành một chuyện

tình đầy phiêu lưu, lãng mạn của thời đại mình, quốc gia mình. Nhìn chung, các phiên bản đều bảo tồn trên bề mặt kiểu tình yêu vị tha. Và tình yêu giữa hai kẻ mộng mơ và Nastenka đã trở thành một kiểu mẫu mang tính tiềm năng vĩnh cửu đối với nhân loại mọi thời đại.

1.2.2.2. Tiềm năng từ thể loại

Điện ảnh thời kì đầu nói riêng và mọi thời đại nói chung luôn cần một nội dung để kể. Những đêm trắng là câu chuyện kể nội dung (chứ chưa phải viết nội dung).

trắng tỏ ra có lợi thế cao so với những tác phẩm viết theo lối dòng ý thức như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust bởi nó tạo điều kiện thuận lợi cho đạo diễn xây dựng các kịch bản phân cảnh. Những đêm trắng được phân chia rất rõ ràng thành 5 chương. Mỗi chương được đặt tên theo trình tự thời gian biên niên:

Tên chương Sự kiện Thời gian trần

thuật

Thời gian được trần thuật

Đêm thứ nhất - Kẻ mộng mơ

giới thiệu về mình - Kẻ mộng mơ cứu Nastenka khỏi việc tự tử, làm bạn với cô và hẹn gặp nhau ngày hôm sau

• Hiện tại • Quá khứ

Đêm thứ hai -Hai người

gặp lại nhau, kẻ mộng mơ định nghĩa về mình cho Nastenka nghe. - Nastenka kể về hoàn cảnh của mình - Kẻ mộng mơ giúp Nastenka trao bức thứ đến hôn phu của cô

- Họ thân thiết với nhau hơn và hẹn gặp lại vào

đêm thứ ba Đêm thứ ba - Họ gặp lại nhau, Nastenka buồn bã vì hôn phu không đến. - Họ chia tay và hẹn gặp vào đêm thứ tư

Hiện tại Quá khứ

Đêm thứ tư - Họ gặp lại

nhau, Nastenka suy sụp vì người tình không đến. Kẻ mộng mơ bày tỏ tình cảm với cô, họ gần như trở thành tình nhân. -Vị hôn phu xuất hiện,

Nastenka chia tay kẻ mộng mơ và đoàn tụ với hôn phu.

Hiện tại Quá khứ

Buổi sáng - Kẻ mộng mơ

tỉnh dậy trong sự chán chường.

- Nastenka

gửi thư cầu xin sự tha thứ và tình cảm của kẻ mộng

mơ.

- Kẻ mộng mơ tha thứ và chúc phúc cho cô cùng với một tình yêu thiết tha không thay đổi.

Các chương trong Những đêm trắng có quan hệ theo lối diễn giải, theo trật tự thời gian biên niên. Sau mỗi đêm, các nhân vật hiểu rõ hơn về cuộc sống, tính cách, số phận của nhau, và qua đó, đẩy những cảm xúc của họ lên cao hơn so với chương đầu tiên. Kết thúc mỗi chương, mạch truyện vừa mang tính trọn vẹn (cung cấp sâu thêm cho người đọc về nhân vật và sự giao ước của họ) đồng thời tồn tại những bỏ ngỏ chờ được sáng tỏ vào chương tiếp theo. Việc phân chia bố cục thành những mảnh hồi ức nhỏ rất phù hợp với kĩ thuật chuyển cảnh của điện ảnh. Nếu văn học sử dụng các kĩ thuật ngắt chương, mục, đoạn để hình thành bố cục thì điện ảnh cũng có thể sử dụng các cơ chế này với những trường đoạn phim mang nội dung tương đương chương, mục, đoạn. Nhưng không giống như chúng ta lật giở những trang sách để chuyển chương, các nhà làm phim phải làm sau để những đoạn chuyển cảnh của họ trở nên mượt mà, không gây ra hiệu ứng sốc thị giác và đứt đoạn khó hiểu cho người xem. Thêm vào đó, phong cách làm phim Làn sóng mới nói chung và Robert Bresson nói riêng rất ưa thích việc chia nhỏ các cảnh quay dài và thực hiện hình thức cắt dán, không liền mạch như các đạo diễn thế hệ trước. Kết cấu phân chia theo chương của Những đêm trắng đã giúp nhà làm phim chuyển cảnh được dễ dàng, dựa vào việc đặt những dòng chữ mang chức năng tương tự của bảng tên thời kì phim câm hiện lên màn hình. Trong phim của Bresson, người xem sống trong câu chuyện của Marthe và Jacques ở hiện tại thông qua lời trần thuật trực tiếp của ống kính máy quay. Thậm chí hai hồi ức dài, sự tự thêm vào của cuộc đời nhân vật trước

đó, được giới thiệu gần như trọn vẹn bởi cảnh và được nhìn thấy một cách trực tiếp bởi người xem.

Sự ngắt cảnh, dù đột ngột, cũng trở nên mạch lạc và dễ hiểu với người xem, khiến cho diễn tiến của bộ phim trở nên liền mạch, đồng thời bảo tồn được sự hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)