Huyền áo hóa không gian trong Người yêu dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 76 - 80)

Chƣơng 2 : TÍNH LIÊN VĂN HÓA Ở CẤP ĐỘ HÌNH TƢỢNG

2.3. Không gian

2.3.2. Huyền áo hóa không gian trong Người yêu dấu

Người yêu dấu, khác hẳn với văn bản nguồn, được đặt trong một thế giới vi mô kỳ lạ, một thị trấn giả tưởng trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi mù sương, một thế giới "bất kỳ ai cũng thích sống". Đó là một thành phố không tên gợi nhớ đến những năm 1940.

Mỗi khung hình có một linh hồn, một phong cách và cảm giác siêu thực. Một chất lượng vượt thời gian nhất định thấm vào mọi khung hình. Từ việc tạo ra một tượng Phật lớn hơn cuộc sống đến việc xây dựng hồ nước và những chiếc thuyền đều được thiết kế đặc biệt để thiết lập những con đường náo nhiệt với cửa hàng, đèn và đèn neon mà họa sĩ thiết kế cho bộ phim đã mô tả: “Chúng tôi vẽ các bức tường

và sàn nhà bằng con công và hoa sen đưa chúng ta vào một thế giới mà về cơ bản là rất Ấn Độ nhưng không giống như bất kỳ ai từng thấy trước đây” [17].

Khung cảnh thị trấn với những biển hiệu hiện đại

Cổng vào thị trấn giống với cổng Khải Hoàn Môn tại Pháp

Đầu tượng Phật lớn nằm bên bờ sông gợi màu sắc tôn giáo truyền thống

Trong một thế giới giả tưởng đó, gợi lên sự giao thoa giữa các dấu hiệu của rạp hát Moulin Rogue và nhà trọ Bates với những dấu gạch ngang dẫn lối tới khu Sonagachi (khu đèn đỏ nổi tiếng của Ấn Độ), khác hẳn với thành phố Petecburg của viên thư kí. Đó là một thành phố huyền ảo mà lộng lẫy, xa hoa. Nó dường như là một không gian mong đợi trong tâm thức của khán giả xem phim và của chính đạo diễn. Bhansali luôn muốn phát huy tuân thủ chặt chẽ các quy ước của Ấn Độ cổ đại trong cách trình bày với các kỹ năng kỹ thuật hiện đại để tăng thêm trải nghiệm điện ảnh. Ngoài ra, nó được quay độc quyền trong tám khung cảnh cực kì sang trọng trong những trường quay trong nhà. Bhansali muốn khung hình trông giống như một bức tranh hơn là một bức ảnh, một kỳ công mà nhà quay phim từng đoạt giải thưởng Ravi K Chandran đã thành công đạt được bằng cách sử dụng đèn không gian và CT bule, và quay qua một camera gần như tĩnh để đạt hiệu ứng mong muốn, mỗi khuôn hình giống như một bức tranh tuyệt đẹp trên vải canvas. Người yêu dấu

cũng là phim Ấn Độ đầu tiên sử dụng công nghệ đèn không gian. Omung Kumar, Giám đốc nghệ thuật của Người yêu dấu đã phát biểu rằng: “Mỗi khung hình được

tạo ra cho cảm giác, phong cách và linh hồn của Chủ nghĩa siêu thực” [17]. Có thể nói rằng, điện ảnh Ấn Độ đã tạo dựng “một thế giới tưởng tượng thuần khiết” [46]. Dường như, hầu hết những người Ấn Độ hoặc không phải Ấn đều hiểu và tôn trọng khái niệm này. Carl Jung đã minh họa như sau: “Cuộc sống của chúng ta được dành để đấu tranh cho hiện thực mà chúng ta mong muốn: tất cả hành động của chúng ta

bắt nguồn từ ước muốn. Đây là lí do để chúng ta làm việc, suy nghĩ. Nếu chúng ta không thể thực hiện được mong muốn trong thực tại, chúng ta sẽ nhận được nó ít nhất trong trí tưởng tượng” [33]. Điện ảnh Ấn Độ vì thế, là “sự tưởng tượng ở mức cao nhất, một nhà máy đáp ứng lại các điều ước cho hàng triệu người dân Ấn Độ và toàn thế giới”[46; trg.32].

Không phải vô cớ mà xứ sở của biển sữa và những câu chuyện kỳ lạ bất tận này có được số lượng khổng lồ những bộ phim cho ngành điện ảnh đương đại. Hoàn toàn có thể lý giải điều này bằng trí tưởng tượng phong phú của người Ấn Độ, dẫu cho nền văn hóa này không ngừng tái hiện lại những cốt truyện cổ xưa trong những hình thức mới của nghệ thuật, và điện ảnh không phải là ngoại lệ. Thêm vào đó, kiểu phim riêng biệt của Ấn Độ, hòa trộn mọi yếu tố tinh hoa trong văn hóa lâu đời của họ để tạo nên sức hấp dẫn riêng: những bài ca và điệu múa (đặc biệt là đồng diễn tập thể), yếu tố hài hước và chất bi lụy, những cảnh quay tận dụng kỹ thuật quay chậm các chi tiết và sự hoành tráng của những đại cảnh, tôn giáo và triết học trong đời thực... đã trở nên những thành tố trong công thức của phim Ấn Độ mà các nhà phê bình đã mượn món ăn quen thuộc có tính tổng hợp masala để gọi tên. Với bộ phim Người yêu dấu, công thức ấy đã phát huy tác dụng của nó khi tạo nên sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)