Vòng tròn thời gian tịnh tiến trong Người yêu dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 62 - 66)

Chƣơng 2 : TÍNH LIÊN VĂN HÓA Ở CẤP ĐỘ HÌNH TƢỢNG

2.2. Thời gian

2.2.2. Vòng tròn thời gian tịnh tiến trong Người yêu dấu

Tịnh tiến ngoài khái niệm toán học là sự dời chỗ sao cho mỗi đường thẳng nối hai điểm bất kì của một vật luôn song song với chính nó, thì còn có ý nghĩa thông thường trong đời sống là sự tiến lên dần dần của một sự vật hiện tượng. Sự “tiến

lên” này đã được luận văn khai thác để miêu tả về sự tự nhận thức ngày càng rộng mở, khác với chính mình hôm qua của nhân vật kẻ mộng mơ.

Được phóng tác dựa trên truyện ngắn của Nga, Những đêm trắng của Frydor

Dostoeyevsky, Người yêu dấu (Saawariya) hay tên tiếng Anh là Beloved được đặt

trong một thế giới vi mô kỳ lạ, một thị trấn giả tưởng trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi mù sương, một thế giới "bất kỳ ai cũng thích sống" [17]. Ở thị trấn mơ mộng này có một nhạc sĩ tên Ranbir Raj, một cậu bé theo đạo Hindu đáng mến, là một người theo chủ nghĩa lý tưởng và mơ mộng. Raj có một công việc là một ca sĩ tại quán bar địa phương nơi anh gặp Gulab, một cô gái điếm, một người rất năng nổ, đầy hoài nghi với trái tim vàng. Cô kết bạn với Raj và giúp anh ta tìm chỗ ở tại nhà của người địa phương, một phụ nữ Kitô giáo, Lillian, người sớm bắt đầu coi Raj là đứa con trai mà cô đã mất.

Trong môi trường thần thoại này, Raj gặp Sakina, một cô gái Hồi giáo bí ẩn đứng một mình trên cây cầu trong màn đêm tĩnh lặng. Cơ hội gặp gỡ này phát triển thành tình bạn, nhưng Raj tiếp tục bị cô ấy mê hoặc, vì cô ấy khá tuyệt vọng và nhút nhát, mặc dù không rụt rè, vì cô ấy lang thang trên đường một mình vào ban đêm, trốn tránh những người đàn ông say rượu, vì cô đang chờ đợi sự trở lại của Người tình bí mật của cô. Hai linh hồn giản đơn và ngây thơ, Raj và Sakina, bị thiêu đốt bởi ước mơ của chính họ. Raj chờ Sakina và Sakina chờ người tình bí ẩn của cô, Imaan, người mà cô chờ đợi đêm qua tại cây cầu trên hồ ở quảng trường thị trấn. Bộ phim bắt đầu một cái nhìn được thể hiện kỹ thuật số (không phải là khung cảnh thực tế) của thị trấn giả tưởng này.

Cảnh mở đầu trong phim Người yêu dấu ( Sony Pictures Entertainment phát hành vào 9/11/2007)

Với những mái vòm và tháp gợi nhớ đến vùng đất cổ tích của Đêm Ả Rập. Đó là một nơi mà thời gian dường như đã dừng lại giữa dòng, đặc biệt là đối với những người phụ nữ, những người dường như cam chịu dành cả đời để khao khát những người thân yêu không bao giờ quay trở lại. Đó là một vùng đất của những kẻ lạc lõng - gái mại dâm, người say rượu, bà già và một cô gái trẻ cô đơn, đáng yêu đang bỏ trốn vì người tình bí mật của mình, tất cả bị cuốn vào mạng lưới tình huống mà dường như không có lối thoát cho những kẻ chối tội. Trong bối cảnh thần tiên này, Ranbir Raj, Saawariya, như một luồng không khí trong lành và một nguồn vui sống, mang lại hy vọng cho tất cả mọi người, nhưng bản thân lại rơi vào tình trạng bất mãn tràn ngập khắp thị trấn. Tuy nhiên, may mắn thay, đối với nhân vật nữ chính, bộ phim kết thúc với một dấu ấn tích cực với sự trở lại của người tình bí mật của cô, và cuối cùng họ rời khỏi thế giới đầy khao khát vô tận này.

Raj, cũng tương tự như người thư kí của Dostoevsky hay Jacques của Bresson, cũng trải qua những vòng lặp của sự gặp gỡ, chờ đợi, nhớ nhung, giày vò, đoàn tụ rồi chia li tại cùng một không gian, địa điểm đã hẹn trước với người tình trong mộng.

Cảnh gần cuối phim, khi Sakina đoàn tụ với Imaan, để anh một mình trong sự cô đơn

Nhưng kết phim lại thực sự bất ngờ và khác biệt hoàn toàn với bản gốc và phiên bản của Bresson.

Trời bắt đầu đổ mưa, làm Raj bất giác mỉm cười

Anh bật ô với nụ cười tươi hơn – báo hiệu sự thay đổi trong tâm lí

Song song với đó là lời tự sự của Gulab: “Họ nói rằng nếu bạn tìm thấy tình yêu đích thực, Chúa sẽ đã rất hào phóng với bạn. Và nếu như bạn không tìm thấy, đó là bởi vì người tình đã hòa làm một bên trong bạn”. Có thể nói, đây là một cái kết có hậu, một “happy ending” cho câu chuyện tình tan vỡ. Ngay trong khoảnh khắc

mong manh nhất của sự chia lìa, Sakina tìm thấy người cô chờ đợi và một lời hứa sẽ bên nhau trọn đời từ Imaan. Còn Raj, anh đã tìm thấy thông điệp của Chúa trong cơn mưa. Đó là cơn mưa thức tỉnh, cơn mưa an ủi để anh hiểu rằng tình yêu luôn bên trong mình, miễn là mình còn có một trái tim yêu nồng cháy. Chúng ta có thể thấy một kết thúc có hậu và đẫm màu sắc lạc quan của Người yêu dấu dường như đã bắt rễ từ công thức dựa trên kịch mê-lô thế kỉ 19 của Ấn Độ, nơi những mâu thuẫn đầy kịch tính thường được kết cấu xung quanh hai vai trò đối lập nhau mà chắc chắn đại diện cho bên ác và bên thiện, cho anh hùng và kẻ hung ác”. Trong khi đối lập và cảm xúc thường được thể hiện qua khái niệm về hành vi bạo lực, đạo đức tốt – xấu hiện diện rất dứt khoát, làm hài lòng sự giải quyết cốt truyện, đó chắc chắn phải là một “happy ending”, mà kẻ xấu bị trừng trị còn người tốt được tán thưởng. “Kết thúc khiến khán giả không dấy lên bất kì sự hoài nghi nào về việc tôn giáo là một thế lực tích cực và trí tưởng tượng của họ có thể trở thành hiện thực” [37, trg.4 - 5]. Và đây là điều chính xác mà công thức điện ảnh Ấn Độ tồn tại kể từ khởi đầu – chiến thắng cái tốt với cái xấu là kết quả khởi đầu của kết thúc hạnh phúc. Nó gợi lên đặc điểm tâm thức của văn hóa Ấn Độ đối với sự an bài và an ủi của Chúa trời, con người ta có thể phải loay hoay và bị giày vò bởi những vòng xoáy lặp lại của nỗi đau, sự khát khao không có được, song tất cả những vòng xoáy đó sẽ đưa ta đến một nhận thức cao hơn về hạnh phúc. Vòng lặp của thời gian không còn trở thành hình thức nghệ thuật để diễn tả sự cô đơn, lạc lõng mà là “nền tảng” để đưa con người vượt qua ngưỡng, hướng tới sự hiểu biết cao cả. Giống như Raj đã nhận ra “người tình đã hòa làm một bên trong bạn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)