Chuyển thể dƣới góc nhìn liên văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 43 - 48)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHUYỂN THỂ

1.3. Chuyển thể dƣới góc nhìn liên văn hóa

1.3.1. Giao tiếp liên văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa là một ngành khoa học quan tâm đến sự tương tác giữa những cá thể và nhóm khác biệt về văn hóa cùng những tác động văn hóa lên việc định hình con người (họ là ai, họ hành động, cảm nhận, suy nghĩ, và tất nhiên là cả nghe, nói ra sao). Thuật ngữ “giao tiếp liên văn hóa” được lần đầu sử dụng trong cuốn sách Ngôn ngữ lặng im (The Silent Language) của Edward T. Hall (1959) và ông thường được coi là người đặt nền móng cho lĩnh vực này. Ông sinh ra tại St. Louis nhưng lớn lên ở Tây Nam nước Mĩ. Ông đạt học vị Tiến sĩ trong lĩnh vực nhân chủng học vào năm 1942 tại Đại học Columbia, nơi khai mở lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa. Ngôn ngữ lặng im bao gồm các chương “Văn hóa là gì?”, “Văn hóa là giao tiếp”, “Thời gian chuyện trò”, “Khoảng cách giao tiếp”. Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh vào giao tiếp không lời. Sự đóng góp quan trọng của cuốn sách tới độc giả nằm ở sự soi chiếu tới những chiều kích bị ẩn giấu trước đây của giao tiếp giữa con người với con người, đặc biệt là không gian và thời gian sẽ tác động như thế nào đến giao tiếp.

Tuy ông chưa bao giờ có ý định viết nó để đặt nền móng cho lĩnh vực mới mẻ này, song nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt những nghiên cứu về giao tiếp và liên văn hóa sau đó. Những người kế thừa ông, Bhawuk và Triandis [18, tr.31] đã khuyên dùng tới phương pháp để nhìn nền văn hóa từ chính góc nhìn của người bản xứ - gọi là “emic”, ví dụ như kĩ thuật dân tộc học (ethnographic technique), quan sát hệ thống (systematic observations), phân tích nội dung (content analysis) và phỏng vấn chuyên sâu (in – depth interviews) khi khởi đầu một nghiên cứu văn hóa.

Giao tiếp liên văn hóa vì thế sẽ rất đa dạng trong các hình thức giao tiếp. Đó có thể là giao tiếp thông qua các môi trường được xây dựng bằng các công cụ giao tiếp như văn chương, âm nhạc, hội họa, kiến trúc… Và chuyển thể cũng là một môi trường giao tiếp đầy tiềm năng của liên văn hóa thông qua phương tiện chính yếu là

hình ảnh. Ứng dụng lý thuyết của giao tiếp liên văn hóa trong ngành ngoại giao nói trên, chúng tôi xác lập cho mình một quan niệm về liên văn hóa thông qua chuyển thể như sau: Giao tiếp liên văn hóa thông qua chuyển thể quan tâm đến sự tương tác giữa các văn bản văn chương nguồn với phiên bản phim chuyển thể được sản sinh trong các nền văn hóa khác biệt. Sự khác biệt về văn hóa này sẽ định hình sự tương đồng hay khác biệt trong các cấp độ của bộ phim chuyển thể so với tác phẩm văn chương nguồn.

1.3.2. Chuyển thể với giao tiếp liên văn hóa

Hiện tượng chuyển thể liên văn hóa đã trở thành một thực tiễn phổ biến trong thời đại toàn cầu hóa ở thế kỉ 21 này. Trong lĩnh vực truyền thông xuyên quốc gia hiện nay, rất nhiều bản chuyển thể không chỉ giới thiệu chất liệu được dịch chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác mà còn từ nền văn hóa và ngữ cảnh dân tộc này sang nền văn hóa và ngữ cảnh dân tộc khác. Với sự gia tăng đều đặn, văn bản nguồn có xuất phát từ một ngữ cảnh đặc biệt sẽ thường yield (yếu thế, hòa tan,

hóa thân) vào một tác phẩm chuyển thể mà được tạo ra trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác. Vì thế, chuyển thể liên văn hóa minh họa sự cần thiết phải xem xét lại sự tồn tại của lý thuyết chuyển thể để chỉ ra những nét riêng của văn hóa. Thực vậy, rất nhiều hiện tượng chuyển thể ngày nay bắt rễ từ lý thuyết văn học, có xu hướng tập trung vào ý tưởng về sự trung thành và dường như chức năng của chuyển thể chính là sự tạo ra một sinh thể mang tính trung thành với văn bản nguồn. Hong viết rằng “Sự trung thành của văn bản chuyển thể có thể là thước đo tiêu chuẩn cho những ngụ ý văn hóa trong văn bản được sản sinh ra như là sản phẩm của sự giao tiếp văn hoá [40]. Mặt khác, trong khi những lý thuyết chuyển thể đang rất được quan tâm ngày nay vẫn được xét đến tính liên quan hoặc hữu ích cho định nghĩa về sự trung thành, thì chúng (tuy nhiên) phải cần được xem xét lại để cho phép chúng ta có thể định nghĩa về chuyển thể trong một thế kỉ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, thông qua ngữ cảnh của quốc gia và văn hóa. Hiện tượng này không chỉ làm nổi bật thực tiễn công nghiệp và kinh tế cố hữu trong chuyển thể một văn bản sang dạng thức khác, mà mỗi phản ứng/tương tác của câu chuyện còn chỉ ra những phản ánh

hoặc giới thiệu thái độ văn hóa và nỗi băn khoăn của từng quốc gia. Vì vậy, tác phẩm không chỉ có tác dụng như là ví dụ về chiến lược chuyển thể đa dạng trong sự biến đổi chất liệu, mà còn tồn tại như là minh chứng cho tác phẩm có ngữ cảnh dịch chuyển xuyên quốc gia, xuyên văn hóa. Timothy Corrigan đã chạm đến khái niệm đặc tính văn hóa này khi ông viết về chuyển thể: “đôi khi sự liên hệ trực tiếp với văn bản nguồn còn ít hơn là hiện tượng môi trường văn hóa trong bản chuyển thể rộng hơn so với tầm nhìn của văn bản ấy” [25; tr.50]. Rất nhiều chức năng của phiên bản chuyển thể điện ảnh được xem như là phản chiếu của ý niệm điện ảnh đối với nhận diện văn hóa xuyên suốt các thời kì lịch sử khác nhau. Vì thế, hơn là tính trung thành với với ngữ cảnh văn bản nguồn, chuyển thể thay vì đó trung thành với sự bao quát cấu trúc thần thoại và nguyên mẫu của một nền văn hóa cụ thể hoặc di sản quốc gia nào đó. Thực vậy, như Emily Apter đã chỉ ra, kiểu thị trường toàn cầu đã gia tăng nhờ “sự gia tăng những hoạt động thương mại đa văn hóa và những chuyển biến chính trị” [11; pg 6]. Điều này càng làm gia tăng việc cần phải xem xét/đánh giá làm thế nào những đối tượng của văn hóa đại chúng đã được truyền tải hoặc dịch vượt qua biên giới của “ngôn ngữ, văn hóa và ngữ cảnh xã hội”. Học giả Hong cũng chỉ ra rằng “chuyển thể truyền thông miêu tả một hiện tượng toàn cầu; bởi những bản chuyển thể này thường có chức năng như một sản phẩm bị điều khiển bởi những “thế lực” bên ngoài như là thương mại hay chủ nghĩa đế quốc” [40; tr. 5]. Bất kì sự thay đổi hay chuyển đổi nào cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với đặc tính văn hóa ở thời điểm đó, vì thế, chức năng này được coi như là một chức năng chính trong giao tiếp văn hóa toàn cầu hóa. Vậy nên trong khi lý thuyết chuyển thể văn học vẫn được coi là nền tảng hữu dụng cho việc xem xét chuyển thể liên văn hóa, chúng vẫn chưa đủ để đánh giá về khái niệm đặc tính văn hóa trong thời đại toàn cầu, vì vậy cần phải xác lập một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về chuyển thể trong mối quan hệ với giao tiếp liên văn hóa. Không còn bị bài xích hay ruồng bỏ khi được xem xét như một vấn đề học thuật, chuyển thể ngụ ở một thuật ngữ mà nên được gọi là “khu vực chợ thương mại”. Đây là một khu chợ đa văn hóa, đa ngôn ngữ, nơi mà âm thanh lập thể của sự trích dẫn, gợi nhắc, đồng

vọng và ngôn ngữ văn hóa gắn kết với khái niệm về sự thông dịch đa cá tính. “Nó vừa là trung tâm hình ảnh của cộng đồng đô thị, vừa là sự tương kết mang tính cấu trúc với mạng lưới hàng hóa, thị trường, thương mại và sản xuất duy trì cho mạng lưới đó. Một chợ thương mại là một hình ảnh thu nhỏ của căn tính bản địa và sự không cố định của căn tính đó thông qua việc trao đổi và buôn bán hàng hóa từ một nơi khác. Tại thành bang trung tâm của chợ, chúng ta khám phá ra đống hỗn độn của các chủng loại thường chia rẽ hoặc đối lập nhau: trung tâm và ngoại vi, trong và ngoài, người lạ và bản xứ, thương mại và lễ hội, cao và thấp. Trong chợ thương mại, những chủng loại thuần khiết và giản đơn sẽ cảm thấy lúng túng và phiến diện. Chỉ có những chủng loại lai ghép mới phù hợp với một nơi lai tạp như thế” [18, tr.12-13].

Do vậy, nếu nhìn chuyển thể trong những khả năng sáng tạo vô tận của nó, ta có thể hình dung chuyển thể giống như một thị trường màu mỡ và sôi động, nơi thúc đẩy cho giao tiếp liên văn hóa được diễn ra thường xuyên và liên tục. Và ngược lại, những “luồng hàng hóa” phụ thuộc vào văn hóa, xu hướng nổi lên của một thời kì hay những thứ “đồ cổ” có giá trị muôn đời sẽ tác dụng ngược lại nhịp độ và sự sôi động của “khu chợ này”.

Mối quan hệ giữa chuyển thể và giao tiếp liên văn hóa, mà ở đây là chuyển thể văn học và điện ảnh đã thực sự tạo ra một dòng chảy vừa hỗn độn vừa kết nối. Tạo nên một mạng lưới đa chiều, để từ đó, chúng ta có thể trải qua những kinh nghiệm của không chỉ riêng một cá nhân nào, mà của mỗi quốc gia, sắc tộc, đồng thời lại thấy được một bức tranh tổng thể về quan niệm thế giới.

Vì sao lại như thế? Vì bản tính lai ghép của khu chợ sẽ ghi nhận sự thông dịch chỉ khi người dịch chia sẻ sự hiểu biết của mình về đối tượng. cấp độ cơ bản của sự hiểu biết về tiểu thuyết và phim dựa trên nền móng của tự sự. Tự sự hiện diện ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi xã hội… Tất cả các tầng lớp, chủng tộc đều có tự sự của riêng mình, mà sẽ được chia sẻ một cách thích thú bởi những người khác, thậm chí ở những nền tảng văn hóa đối lập. “Tự sự vì thế, mang tính quốc tế, liên lịch sử, liên văn hóa” [15, Image 79]. Theo bài phân tích “Pan-global facts of culture” (White,

The content 1), “tự sự đáp ứng lại sự nhẫn nại cần để nhân tính hóa thời gian và tạo nghĩa cho sự bối rối, vô dạng bằng việc cấu tạo chúng vào trong một dạng thức có thể hiểu được” [29, pg.160]. Theo nghĩa này, cả tiểu thuyết và phim đều là “những dạng thức nghệ thuật của tự sự”. Và không bị trói buộc vào một phương tiện độc nhất nào, tự sự có thể dời chuyển được, di trú, và sẵn sàng để tìm kiếm lòng mến khách và thích nghi nó trong những khu vực có dấu hiệu đa dạng.

Tự sự tuy không phải con đường duy nhất để khám phá ra quan điểm văn hóa ẩn sau những tác phẩm chuyển thể, song những kĩ thuật như kĩ thuật dân tộc học (ethnographic technique), quan sát hệ thống (systematic observations), phỏng vấn chuyên sâu (in – depth interviews) không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách dễ dàng và tường minh. Vì vậy, luận văn sẽ sử dụng kĩ thuật phân tích nội dung (content analysis) để khảo sát và phân tích các văn bản (phim và văn chương) khi nghiên cứu về tính liên văn hóa của chúng. Trong chương tiếp theo, chương II, người viết sẽ đi vào phân tích các cấp độ hình tượng của văn bản nguồn và bộ phim chuyển thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)