Tiềm năng từ thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 33 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHUYỂN THỂ

1.2. Tác phẩm Những đêm trắng

1.2.2.2. Tiềm năng từ thể loại

Điện ảnh thời kì đầu nói riêng và mọi thời đại nói chung luôn cần một nội dung để kể. Những đêm trắng là câu chuyện kể nội dung (chứ chưa phải viết nội dung).

trắng tỏ ra có lợi thế cao so với những tác phẩm viết theo lối dòng ý thức như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust bởi nó tạo điều kiện thuận lợi cho đạo diễn xây dựng các kịch bản phân cảnh. Những đêm trắng được phân chia rất rõ ràng thành 5 chương. Mỗi chương được đặt tên theo trình tự thời gian biên niên:

Tên chương Sự kiện Thời gian trần

thuật

Thời gian được trần thuật

Đêm thứ nhất - Kẻ mộng mơ

giới thiệu về mình - Kẻ mộng mơ cứu Nastenka khỏi việc tự tử, làm bạn với cô và hẹn gặp nhau ngày hôm sau

• Hiện tại • Quá khứ

Đêm thứ hai -Hai người

gặp lại nhau, kẻ mộng mơ định nghĩa về mình cho Nastenka nghe. - Nastenka kể về hoàn cảnh của mình - Kẻ mộng mơ giúp Nastenka trao bức thứ đến hôn phu của cô

- Họ thân thiết với nhau hơn và hẹn gặp lại vào

đêm thứ ba Đêm thứ ba - Họ gặp lại nhau, Nastenka buồn bã vì hôn phu không đến. - Họ chia tay và hẹn gặp vào đêm thứ tư

Hiện tại Quá khứ

Đêm thứ tư - Họ gặp lại

nhau, Nastenka suy sụp vì người tình không đến. Kẻ mộng mơ bày tỏ tình cảm với cô, họ gần như trở thành tình nhân. -Vị hôn phu xuất hiện,

Nastenka chia tay kẻ mộng mơ và đoàn tụ với hôn phu.

Hiện tại Quá khứ

Buổi sáng - Kẻ mộng mơ

tỉnh dậy trong sự chán chường.

- Nastenka

gửi thư cầu xin sự tha thứ và tình cảm của kẻ mộng

mơ.

- Kẻ mộng mơ tha thứ và chúc phúc cho cô cùng với một tình yêu thiết tha không thay đổi.

Các chương trong Những đêm trắng có quan hệ theo lối diễn giải, theo trật tự thời gian biên niên. Sau mỗi đêm, các nhân vật hiểu rõ hơn về cuộc sống, tính cách, số phận của nhau, và qua đó, đẩy những cảm xúc của họ lên cao hơn so với chương đầu tiên. Kết thúc mỗi chương, mạch truyện vừa mang tính trọn vẹn (cung cấp sâu thêm cho người đọc về nhân vật và sự giao ước của họ) đồng thời tồn tại những bỏ ngỏ chờ được sáng tỏ vào chương tiếp theo. Việc phân chia bố cục thành những mảnh hồi ức nhỏ rất phù hợp với kĩ thuật chuyển cảnh của điện ảnh. Nếu văn học sử dụng các kĩ thuật ngắt chương, mục, đoạn để hình thành bố cục thì điện ảnh cũng có thể sử dụng các cơ chế này với những trường đoạn phim mang nội dung tương đương chương, mục, đoạn. Nhưng không giống như chúng ta lật giở những trang sách để chuyển chương, các nhà làm phim phải làm sau để những đoạn chuyển cảnh của họ trở nên mượt mà, không gây ra hiệu ứng sốc thị giác và đứt đoạn khó hiểu cho người xem. Thêm vào đó, phong cách làm phim Làn sóng mới nói chung và Robert Bresson nói riêng rất ưa thích việc chia nhỏ các cảnh quay dài và thực hiện hình thức cắt dán, không liền mạch như các đạo diễn thế hệ trước. Kết cấu phân chia theo chương của Những đêm trắng đã giúp nhà làm phim chuyển cảnh được dễ dàng, dựa vào việc đặt những dòng chữ mang chức năng tương tự của bảng tên thời kì phim câm hiện lên màn hình. Trong phim của Bresson, người xem sống trong câu chuyện của Marthe và Jacques ở hiện tại thông qua lời trần thuật trực tiếp của ống kính máy quay. Thậm chí hai hồi ức dài, sự tự thêm vào của cuộc đời nhân vật trước

đó, được giới thiệu gần như trọn vẹn bởi cảnh và được nhìn thấy một cách trực tiếp bởi người xem.

Sự ngắt cảnh, dù đột ngột, cũng trở nên mạch lạc và dễ hiểu với người xem, khiến cho diễn tiến của bộ phim trở nên liền mạch, đồng thời bảo tồn được sự hồi hộp do hiệu ứng ngắt cảnh tạo ra.

Thêm vào đó, trên bình diện kết cấu bề mặt, Những đêm trắng được cấu tạo theo kiểu truyện lồng trong truyện. Block sự kiện thứ nhất (Truyện khung) ở thì hiện tại qua lời kể trần thuật của kẻ mộng mơ không tên. Block sự kiện thứ hai chính là câu chuyện của kẻ mộng mơ ở thì quá khứ kể về chuyện tình yêu với Nastenka. Câu chuyện của cuộc đời hai con người nhỏ bé và tình yêu của họ trở thành nội dung chính. Những đêm trắng không có một mạng lưới các tình tiết, sự kiện phức tạp và dày đặc. Cốt truyện mạch lạc nhưng không nhiều sự kiện, thay thế

vào đó, lời văn thiên về mơ tưởng, những khoảng nội tâm mênh mông. Kẻ mộng mơ đã bày tỏ rất nhiều cảm xúc nội tâm cho nhiều đối tượng tại Petersburg: Với bầu trời Petersburg: “Đó là một đêm kì diệu, một đêm mà có lẽ chỉ có thể có được khi chúng ta còn trẻ, hỡi bạn đọc thân mến. Bầu trời đầy sao, một bầu trời lộng lẫy đến mức ngước nhìn lên nó ta phải bất giác tự hỏi mình: chẳng lẽ những con người cau có, trái tính trái nết đủ loại lại có thể sống dưới một bầu trời như thế... Đây cũng là một câu hỏi của tuổi trẻ, hỡi bạn đọc thân mến, một câu hỏi rất trẻ, nhưng cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn thường xuyên hơn câu hỏi ấy!”[5, trg.1]. Với những ngôi nhà: “Cả những ngôi nhà cũng quen biết tôi. Khi tôi đi ngang qua, chúng dường như chạy ra đón gặp, nhìn tôi bằng tất cả các cửa sổ và hình như nói với tôi: "Chào anh, sức khoẻ anh thế nào... Còn tôi, nhờ trời vẫn khoẻ, đến tháng Năm này tôi sẽ có thêm một tầng nữa". Hay là: "Anh có khoẻ không... Còn tôi ngày mai sẽ được sửa chữa". Hoặc: "Hôm rồi tôi suýt cháy rụi, làm tôi sợ quá", và vân vân... Trong số đó có những ngôi nhà tôi yêu thích, có những ngôi nhà là bạn thân thiết của tôi; có một ngôi nhà mùa hạ này sẽ nhờ kiến trúc sư chạy chữa”[5, trg.2]; Với Petersburg vào mùa xuân: “Có một cái gì đó cảm động không giải thích được trong phong cảnh thiên nhiên Peterburg của chúng ta khi mùa xuân về bỗng phô bày toàn bộ tiềm năng, toàn bộ sức lực được trời phú cho của mình, lộng lẫy, xanh tươi, rực rỡ trăm hoa...”6 5, trg.3]; về những cảm giác nhìn từ điểm nhìn của kẻ mộng mơ trong lời tâm sự với Nastenka, và về chính Nastenka: “Niềm vui và hạnh phúc làm cho con người đẹp lên biết bao! Ôi trái tim sôi cháy tình yêu! Dường như ta muốn trút hết trái tim mình sang trái tim bạn tình, ta muốn tất cả đều vui sướng, tất cả đều cười. Và niềm vui đó mới dễ lây lan làm sao! Đêm qua lời lẽ nàng chứa bao nhiêu là dịu dàng, bao nhiêu là chân thành với trái tim tôi... Nàng đã chăm sóc tôi, âu yếm tôi biết mấy! Nàng đã khích lệ và vuốt ve trái tim tôi! Ôi bao nhiêu là nũng nịu lả lơi vì hạnh phúc!”[5; trg.23]. Sự độc thoại của trí tưởng tượng, những tình cảm lãng mạn đã lấn át tình tiết sự kiện trong truyện, tạo nên những thiếu vắng về xung đột, mâu thuẫn, những mối quan hệ đan cài chằng chéo hay tạt ngang. Mối quan hệ của bộ ba nhân vật kẻ mộng mơ – Nastenka- vị hôn phu của Nastenka cũng không dựa

trên quan hệ đối lập tiêu trừ mà mang tính chất của quan hệ bổ sung. Qua cuộc đời của người này, người kia tìm thấy sự giải tỏa và niềm an ủi (dù có tính tạm thời), họ hoàn thiện nhau bởi niềm hạnh phúc của sự sẻ chia và đồng cảm. Điều này giữ cho kết cấu bề mặt của truyện khá êm đềm, đơn giản và không tồn tại mâu thuẫn. Một kết cấu với các tầng hình tượng nhân vật, sự kiện mỏng như vậy sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nhà làm phim khai thác tiềm năng chuyển thể, tìm ra ngôn ngữ của riêng mình. Những phiên bản chuyển thể của Những đêm trắng rất ít khi giữ lại nguyên gốc hình mẫu nhân vật và số phận của họ và thường thêm vào những tình tiết có tính mâu thuẫn hay một nhân vật hoàn toàn mới như trong phiên bản Saawariya (2007). Những đêm trắng là câu chuyện của hai người, kẻ mộng mơ và Nastenka, thế nhưng, phiên bản chuyển thể này lại có một nhân vật thứ ba, người xuất hiện từ đầu đến cuối- cô gái điếm Gub. Không những thế, cô còn góp phần tạo ra mâu thuẫn cao trào của mạch tự sự phim. Mâu thuẫn đỉnh điểm của phim xảy ra khi Raj bị Sakina từ chối, anh chán chường và tìm đến Gub để giải khuây. Cô đã thất vọng và đuổi anh ra ngoài đường. Sau đó, anh còn bị những gã trai quanh cô đánh đập dã man, điều này làm nên thời điểm mang tính thử thách ý chí và nghị lực cũng như phẩm giá của nhân vật. Phiên bản phim Ấn Độ đã mang đến một màu sắc gay cấn hơn, bạo lực và xung đột hơn nhờ vào việc thêm thắt sự kiện vào cốt truyện mỏng của văn bản văn chương gốc. Điều đạo diễn bảo tồn chỉ còn là motif tình yêu mang tính tình cờ, vị tha. Ngoài hai phiên bản chuyển thể thời kì đầu, những bộ phim chuyển thể sau này đều có sự tái tạo lại hình tượng nhân vật và hệ thống sự kiện. Chính những khoảng mơ hồ trong lời văn đã tạo ra vừa thách thức, cũng chính là cơ hội cho điện ảnh. Thông thường, những đoạn nội tâm là sức mạnh của văn học chứ không phải sức mạnh của điện ảnh. Điện ảnh rất khó để cụ thể hóa những điều thầm kín bên trong nội tâm. Điều này đặt ra một thách thức cho môn nghệ thuật thứ bảy: Làm thế nào điện ảnh có thể chạm vào những chỗ tinh vi nhất của địa hạt văn chương? Nhưng chính điều này lại kích thích điện ảnh (Từ Tân hiện thực qua phiên bản của Visconti đến Làn sóng mới với phiên bản của Bresson…) bằng cách dùng tư duy khuôn hình, thủ pháp để thay thế cho sức mạnh lột tả nội tâm của văn

chương. Những đêm trắng mang tiềm năng của chuyển thể tạo ra hậu kiếp chính là nhờ điểm này. Điện ảnh khi đối mặt với tác phẩm chẳng khác nào hành động dám dấn thân vào những chỗ khó chuyển thể để tìm ra ngôn ngữ của riêng mình. Và phải trải qua quá trình như vậy, tư duy điện ảnh mới ngày càng được kích thích và phát triển. Điều này tạo ra tính tiềm năng cho Những đêm trắng. Chắc rằng con số 9 phiên bản chuyển thể chưa phải là con số cuối cùng đối với một tác phẩm nhiều tiềm năng như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)