Chờ đợi – phần thưởng hay sự đọa đày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 55 - 58)

Chƣơng 2 : TÍNH LIÊN VĂN HÓA Ở CẤP ĐỘ HÌNH TƢỢNG

2.1. Nhân vật

2.1.2. Chờ đợi – phần thưởng hay sự đọa đày

Trong cả ba phiên bản các nhân vật nữ chính đều được khắc họa trong sự chờ đợi.

Nastenka của Những đêm trắng là người con gái mồ côi đáng thương, một hoàn cảnh khá quen thuộc trong các nhân vật nữ của Dostoevsky. Cô có một tâm hồn trong sáng và tình cách ủy mị. Cô yêu vị khách trọ và đã nảy ra ý định muốn đi theo anh, dù biết anh chỉ là một viên chức nghèo. Tình yêu đã khiến cho Nastenka chờ đợi suốt 1 năm, và thậm chí còn muốn kết liễu đời mình. Cô thực sự là một mẫu hình người con gái hi sinh hết mình vì tình yêu. Trong tiểu luận The femme fatale and fair maiden in Dostoevsky [22], Michael Burton đã phân chia nhân vật nữ trong

các tiểu thuyết của Dostoevsky (Thằng ngốc; Anh em nhà Karamazov và Tội ác và

hình phạt) thành hai kiểu: một là những người phụ nữ xinh đẹp chưa chồng (Fair maiden), hai là kiểu phụ nữ xinh đẹp luôn gây tai họa cho đàn ông (Femme fatatle). “Cặp đôi nhân vật này phụ thuộc chặt chẽ vào sự đối lập hoàn toàn trong bản chất của phụ nữ. Một là fair maiden, biệt danh của những trinh nữ bị khổ nhục (the persecuted maiden), của trinh nữ, vị thánh, người phụ nữ xanh xao (pale lady), người phụ nữ tốt bụng, một quí cô tiềm năng để kết hôn. Đôi khi, kiểu nhân vật này được biết đến đơn giản với tư cách một người vợ. Cặp song sinh trái ngược của fair maiden chính là femme fatale, đại diện cho người phụ nữ hư hỏng, đen tối, tội đồ. Đôi khi còn được xem là chủ nhà hay ả điếm hoặc Êva hay ả điếm của thành Babylon, tùy thuộc vào hoàn cảnh” [32, trg.126-127]. Theo phân loại trên, chắc chắn Nastenka thuộc vào kiểu nhân vật thứ nhất. Cô là một sinh vật vô hại với Petersburg và những cư dân của nó. Hơn thế, cô còn hi sinh đi tuổi trẻ và mạng sống của mình chỉ vì một lời hứa. Sự thánh thiện trong sáng của cô là điều rất dễ có thể nhận ra, và chính điều này đã gây lòng cảm mến của kẻ mộng mơ. Thế nhưng, kiểu nhân vật này lại luôn tràn đầy sự do dự, sự yếu đuối. Chính tính cách yếu đuối của Nastenka đã mang mầm mống của một femme fatale. Cô đơn và suy sụp, cô đã kết thân với kẻ mộng mơ, làm bạn với anh ta, và thậm chí đã có lúc cô giành lấy quyền bày tỏ tình yêu với kẻ mộng mơ lắm mộng tưởng mà nhút nhát. Nếu Nastenka không gieo ảo mộng về việc cô sẽ có thể trở thành người tình của anh ta, thì có lẽ, kẻ mộng mơ đã không bao giờ thốt ra lời yêu và rồi trở nên bẽ bàng khi cô đoàn tụ với hôn phu của mình. Nastenka trong phiên bản chuyển thể trở thành một cô gái hiện đại của thủ đô Paris thế kỉ 20. Marthe không còn là đứa trẻ mồ côi đáng thương, mà sống với mẹ của mình. Hai mẹ con cho thuê phòng trọ và sống bằng một phần tiền lương hưu của ông bố quá cố. Trong đêm đầu tiên gặp gỡ Jacque, cô không cần đến yếu tố bất ngờ xảy ra để thử thách sự tử tế của kẻ mộng mơ như Nastenka, mà gần như ngay lập tức, nghe theo lời Jacque và đi cùng với anh trên con đường về nhà. Căn phòng của người khách trọ trong Những đêm trắng, ở tầng hai, cách biệt với cuộc sống của hai bà cháu Nastenka, thì trong Bốn đêm của kẻ

mộng mơ, nó được đặt cùng tầng và ngay sát cạnh phòng của Marthe. Sự dịch

chuyển không gian phòng trọ của vị hôn phu giúp những cảnh tỏ tình, giao tiếp, thậm chí là quan hệ thể xác giữa Marthe và người khách trọ trở nên dễ dàng hơn. Có thể thấy, Marthe trong phiên bản phim chuyển thể vẫn bảo lưu được bản chất của một fair maiden cũng như những tiềm năng của một femme fatale như nguyên bản Nastenka. Song, tính cách của Marthe đã trở nên độc lập hơn, bạo dạn hơn, trở thành mẫu hình phụ nữ Paris hiện đại. Sakin trong Người yêu dấu kế thừa sự ngây thơ, hồn nhiên của Nastenka, điều này là dễ lí giải với quan niệm về những người con gái chưa chồng thường bẽn lẽn và kín đáo theo quan niệm của phương Đông. Họ đã được dạy phải đề phòng và bảo vệ sự trinh trắng của tâm hồn cũng như thể xác. Điều đó lí giải tại sao, trong phiên bản phim Ấn Độ, khi Raj muốn đưa Sakina về nhà, anh ta phải thuyết phục cô trong không dưới 10 lượt thoại để lấy được lòng tin từ cô. Hơn nữa, anh còn phải chìa chiếc ô ra để cô nắm vào đầu bên kia, thay vì tiếp xúc trực tiếp. Những rào cản về giới trong văn hóa phương Đông và phương Tây đã biến đổi người con gái chờ đợi, song họ vẫn giữ nguyên một đặc tính, đó là sự chờ đợi trong vô vọng người hôn phu của mình sẽ trở về trong đêm. Trên bề mặt, đó là hành động tạo ra bước ngoặt cho cả câu chuyện khi cô gặp kẻ mộng mơ, song ẩn dưới đó là quan niệm của mỗi quốc gia về sự chờ đợi. Trong văn hóa phương Đông có một khái niệm, đó là Nhẫn. Sự nhẫn nại ở đây là tính kiên trì, nhất quán, dù trải qua những khó khăn, đau đớn và dằn vặt về tâm hồn và thể xác vẫn không bỏ cuộc. Họ tin rằng những ai nhẫn nại, và đặc biệt là nhẫn nại trong tình yêu sẽ chứng minh được rằng người đó xứng đáng có được một kết thúc viên mãn nhất vì con người ta thường bị cám dỗ bởi những sắc dục trên con đường vươn tới chân – thiện – mĩ. Niềm tin vào một kết thúc có hậu, có các bậc bề trên chứng giám lại càng được củng cố trong văn hóa Ấn Độ, nơi có hơn 3 triệu vị thần. Sakina có lẽ là phiên bản đấu tranh tâm lý dữ dội nhất, khi vào giây phút Imaan xuất hiện, cô đã chạy ngay tới với anh ta, mà quay đầu lại như trăn trối với Raj. Cô yêu Raj và bị giằng xé bởi nghĩa vụ, lời hứa mình đã nói, và bởi cảm xúc mãnh liệt của thực tại. Cuối cùng, dù đẫm nước mắt và không muốn phải lựa chọn, cô vẫn chọn Imaan. Lời thoại của

Imaan đã thực sự là một câu trả lời vẹn toàn cho lựa chọn đúng đắn này của cô. Chính sự nhẫn nại đã đề cao tiết hạnh và khiến khán giả xem phim cảm phục cô hơn.

Trong khi với các nền văn hóa phương Tây, nơi đề cao tình yêu song cũng đề cao khoảnh khắc hạnh phúc của thực tại, thì sự chờ đợi Nastenka dường như đã có lúc lụi tàn và cô đã gần như muốn xác định một mối quan hệ mới với viên thư kí. Và dù là một con chiên ngoan đạo, song cô cũng đã có lúc tra vấn về niềm tin với Chúa, rằng sự chờ đợi mà cô phải trải qua liệu có phải một sự đọa đày từ ngài? Trong bức thư từ sự gợi ý của kẻ mộng mơ, đã hơn một lần, họ nhắc tới sự “nghi ngờ”: "Tôi viết cho ông đây. Hãy bỏ quá cho sự nôn nóng của tôi, nhưng suốt cả năm qua tôi được hạnh phúc là nhờ vào một niềm hi vọng, vậy tôi có lỗi gì không nếu như bây giờ không thể chịu nổi lấy một ngày nghi ngờ...” [5, trg.7]. Sự chờ đợi ở đây là biểu hiện của tình yêu cảm xúc rất bản năng mà không hề bị chi phối bởi quan niệm về nữ giới, quan niệm về chữ Nhẫn và đức hạnh như phiên bản phim Ấn Độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)