Giao tiếp liên văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 43 - 44)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Giao tiếp liên văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa là một ngành khoa học quan tâm đến sự tương tác giữa những cá thể và nhóm khác biệt về văn hóa cùng những tác động văn hóa lên việc định hình con người (họ là ai, họ hành động, cảm nhận, suy nghĩ, và tất nhiên là cả nghe, nói ra sao). Thuật ngữ “giao tiếp liên văn hóa” được lần đầu sử dụng trong cuốn sách Ngôn ngữ lặng im (The Silent Language) của Edward T. Hall (1959) và ông thường được coi là người đặt nền móng cho lĩnh vực này. Ông sinh ra tại St. Louis nhưng lớn lên ở Tây Nam nước Mĩ. Ông đạt học vị Tiến sĩ trong lĩnh vực nhân chủng học vào năm 1942 tại Đại học Columbia, nơi khai mở lĩnh vực nghiên cứu liên văn hóa. Ngôn ngữ lặng im bao gồm các chương “Văn hóa là gì?”, “Văn hóa là giao tiếp”, “Thời gian chuyện trò”, “Khoảng cách giao tiếp”. Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh vào giao tiếp không lời. Sự đóng góp quan trọng của cuốn sách tới độc giả nằm ở sự soi chiếu tới những chiều kích bị ẩn giấu trước đây của giao tiếp giữa con người với con người, đặc biệt là không gian và thời gian sẽ tác động như thế nào đến giao tiếp.

Tuy ông chưa bao giờ có ý định viết nó để đặt nền móng cho lĩnh vực mới mẻ này, song nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt những nghiên cứu về giao tiếp và liên văn hóa sau đó. Những người kế thừa ông, Bhawuk và Triandis [18, tr.31] đã khuyên dùng tới phương pháp để nhìn nền văn hóa từ chính góc nhìn của người bản xứ - gọi là “emic”, ví dụ như kĩ thuật dân tộc học (ethnographic technique), quan sát hệ thống (systematic observations), phân tích nội dung (content analysis) và phỏng vấn chuyên sâu (in – depth interviews) khi khởi đầu một nghiên cứu văn hóa.

Giao tiếp liên văn hóa vì thế sẽ rất đa dạng trong các hình thức giao tiếp. Đó có thể là giao tiếp thông qua các môi trường được xây dựng bằng các công cụ giao tiếp như văn chương, âm nhạc, hội họa, kiến trúc… Và chuyển thể cũng là một môi trường giao tiếp đầy tiềm năng của liên văn hóa thông qua phương tiện chính yếu là

hình ảnh. Ứng dụng lý thuyết của giao tiếp liên văn hóa trong ngành ngoại giao nói trên, chúng tôi xác lập cho mình một quan niệm về liên văn hóa thông qua chuyển thể như sau: Giao tiếp liên văn hóa thông qua chuyển thể quan tâm đến sự tương tác giữa các văn bản văn chương nguồn với phiên bản phim chuyển thể được sản sinh trong các nền văn hóa khác biệt. Sự khác biệt về văn hóa này sẽ định hình sự tương đồng hay khác biệt trong các cấp độ của bộ phim chuyển thể so với tác phẩm văn chương nguồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những đêm trắng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn liên văn hóa​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)