5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Các số liệu thu thập điều tra được chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm Excel, các thông tin định tính được nhập theo các cấp độ đã được mã hóa trước khi nhập, kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy được hiệu quả quản trị nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.
Nội dung cần so sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu thống kê: tình hình tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, năng lực, trình độ chuyên môn… được sắp xếp theo thứ tự thời gian để đánh giá sự biến động về số lượng và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại CTCP Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên. Qua đó, làm rõ sự
khác nhau về nâng cao chất lượng, trình độ của mỗi cán bộ công nhân viên. Từ đó chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng đó.
Trong luận văn tác giả sử dụng cả so sánh tuyệt đối và tương đối:
So sánh số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y : Hiệu số giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh số tương đối:
- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Rk = Yk / Y * 100% Trong đó:
+ Yk : Số liệu thành phần. + Y: Số liệu tổng hợp.
+ Rk: Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.
Trong đó:
+ Yt: Số liệu kỳ phân tích + Yt - 1: Số liệu kỳ gốc
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Để đảm bảo tính chính xác và khoa học, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở, những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học…. Từ đó mà tác giả dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp..