5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu
thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài này, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:
+ Số lượng nhân viên công ty, cơ cấu lao động công ty từ các số liệu tại Phòng Hành chính - Nhân sự của công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên qua các năm 2014 - 2016
+ Các bảng biểu, số liệu tài chính, báo cáo tài chính, số liệu khác liên quan được thu thập từ phòng Tài chính kế toán của công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để phục vụ các nội dung nghiên cứu, phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu thông tin thứ cấp, tác giả đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên. Thông tin sơ cấp của đề tài được thu thập từ:
- Điều tra cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty thông qua phiếu khảo sát gửi trực tiếp hoặc gửi qua email..
Số phiếu điều tra cần lấy: Áp dụng công thức Slovin: 2 1 n = . N N e Trong đó:
n là số lượng mẫu cần lấy;
N là số lượng của tổng thể; Trong trường hợp này, N chính là tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty 401 người.
e là sai số cho phép (e = 0,05)
Tính đến 31/12/2016 tổng số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên là 401. Như vậy, tổng số phiếu tối thiểu cần được sử dụng trong điều tra là n = 200 phiếu.
Tác giả sẽ khảo sát ngẫu nhiên 200 công nhân viên của công ty và 24 cán bộ quản lý tại công ty.
Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra: Họ tên, tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn…
Phần 2: Sự đánh giá của người được điều tra về các yếu tố liên quan tới công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty, bao gồm: đánh giá công tác hoạch định, tuyển dụng, các chương trình đào tạo, các chế độ lương thưởng, đãi ngộ, đánh giá công tác quản lý cũng như quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên công ty.
- Xin ý kiến chuyên gia: trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả luận văn trực tiếp trao đổi, thảo luận ý kiến với chuyên gia là các nhà khoa học, ban giám đốc, các chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm … về các nội dung có liên quan. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc và sẽ được phân tích thông qua sử dụng số bình quân cộng gia quyền.
Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): vận dụng khi các biến có tần số khác nhau. 1 1 2 2 1 1 1 2 X = hay X . . . . = n n n i i i n i i n x f x f x f x f f f f f Trong đó: X: số trung bình xi: các lượng biến (i = 1,2,….n) fi:các quyền số (i = 1,2,….n)
Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert với 5 mức độ đánh giá
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert
Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4.21 - 5.00 Rất tốt 4 3.41 - 4.20 Tốt 3 2.61 - 3.40 Khá 2 1.81 - 2.60 Trung bình 1 1.00 - 1.80 Yếu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên.
Thời gian khảo sát từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2017.