Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thứ nhất, nguồn thông tin thứ cấp để xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài: Nguồn thông tin thứ cấp để xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước.Trong luận văn, tác giả tập hợp các cơ sở lý thuyết từ các giáo trình có đề cập đến dịch vụ tín dụng chứng từ. Ngoài ra, tác giả còn thu thập tài liệu từ các luận văn, luận án đã nghiên cứu về dịch vụ tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại.Đây là các tài liệu quan trọng để tác giả tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Nguồn thông tin thứ cấp được được tổng hợp từ các bài báo, các tạp chí viết về dịch vụ tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và tại Việt Nam, để rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ hai, nguồn thông tin thứ cấp để trình bày thực trạng về dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên được tác giả lấy từ các báo cáo tại Chi nhánh.

Đó là các thông tin liên quan đến thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên, các thông tin liên quan đến thực trạng dịch vụ tín dụng chứng từ.Các thông tin này sẽ cho tác giả cái nhìn khái quát về dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 -2016. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các chủ doanh nghiệp và trưởng phòng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp.

Số lượng khách hàng đã từng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên tính đến thời điểm quý III năm 2016 là 469 khách hàng. Theo công thức chọn mẫu Slovin:

n = N/ (1 + N x e2)

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

n = 469 /(1+469x0,052) = 218 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 218 mẫu. Trong nghiên cứu tác giả lựa chọn 220 mẫu để nghiên cứu.Tác giả sẽ tiến hành chọn các khách hàng sử dụng dịch vụ dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên.Để thực hiện cuộc khảo sát, tác giả tiến hành gọi điện tra đổi và xin phép được gửi email về nội dung bảng hỏi khảo sát đến các doanh nghiệp.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

- Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

 Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

 Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

 Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm, giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhau từ đó đưa ra được số liệu để đánh giá chất lượng dịch vụ của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiều rộng

2.3.1.1.Các chỉ tiêu đánh giá thị phần và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ hàng năm

Thị phần và số lượng khách hàng sử dụng DV tín dụng chứng từ tăng hàng năm được thể hiện bằng tỷ lệ % mức tăng thị phần và số lượng khách hàng sử dụng DV tín dụng chứng từ năm sau cao hơn năm trước.

Tỷ lệ thị phần và số lượng khách hàng =

Thị phần và số lượng KH sử dụng DVnăm n

x 100 Thị phần và số lượng KH sử dụng DV năm n-1

2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh gia sự tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ tín dụng chứng từ

Doanh số là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụtín dụng chứng từ.Doanh số hoạt động DV này càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ càng cao, thịphần dịch vụ tín dụng chứng từ càng nhiều. Do đó, dịch vụ tín dụng chứng từ càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Công thức tính mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ dịch vụ tín dụng chứng từ được xácđịnh như sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh số =

DSn- DSn-1

x 100 DSn-1

Trong đó: DSn là doanh số dịch vụ tín dụng chứng từnăm n DSn-1là doanh số dịch vụ tín dụng chứng từ năm n-1

2.3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng số lượng dịch vụ tín dụng chứng từ

Công thức tính mức tăng số lượng DV tín dụng chứng từ, được xác định như sau:

Mức tăng số lượng DV tín dụng chứng từ = Số lượng DV năm n - Số lượng DV nămn-1

2.3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong dịch vụ tín dụng chứng từ

Đối với chỉ tiêu này tác giả sẽ thống kê các loại rủi ro hay gặp phải, tổn thất xảy ra rủi ro và số lượng rủi ro của từng loại tín dụng chứng từ nhập khẩu, tín dụng chứng từ xuất khẩu gồm:

- Nhóm tình huống liên quan đến điều khoản thanh toán theoL/C - Nhóm tình huống liên quan đến mặt hàng, thị trường

- Nhóm tình huống rủi ro liên quan đến nơi nhận/gửi chứng từ, thất lạc chứng từ - Nhóm tình huống liên quan đến trả phí xác nhận theo LC

- Nhóm tình huống liên quan đến vận đơn xuất trình trong giao dịch LC

2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng chứng từ

Đối với các chỉ tiêu này tác giả sẽ đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các nhân tố thuộc về môi trường bên trong ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chứng từ của ngân hàng. Theo đó, các yếu tổ tác giả thực hiện phỏng vấn khách hàng gồm:

- Nguồn vốn ngân hàng

- Thái độ phục vụ của nhân viên

- Lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ L/C tại chi nhánh - Công tác phân phối sản phẩm

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về BIDV Thái Nguyên

3.1.1. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên

Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) Thái Nguyên được thành lập ngày 27/5/1957.Đây là 1 trong 11 chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết đầu tiên của cả nước. Lúc đầu, BIDV chỉ là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Bắc Thái, TP Thái Nguyên, với số lượng cán bộ là 10 người. Đến nay, sau chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV Thái Nguyên đã có sự đổi mới toàn diện, tạo ra sự phát triển vững chắc và phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện nay.

Việc thành lập chi nhánh BIDV Thái Nguyên phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng.

Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh BIDV Thái Nguyên phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn như lượng khách ít, cán bộ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Những đến nay, với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, chi nhánh đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả tiêu biểu của hệ thống. Năm 2012, đánh dấu một sự kiện trọng đại của BIDV cũng như của Chi nhánh, cùng với cả hệ thống BIDV Thái Nguyên đã thực hiện thành công IPO và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần kể từ ngày 01/05/2012. Đối với Chi nhánh đây thực sự là một cuộc cách mạng cả về tư duy, nhận thức, quản trị điều hành và cách thức hoạt động để thích ứng với sự vận động phát triển hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế đất nước. Năm 2013 chi nhánh BIDV Thái Nguyên được khen thưởng là một trong những chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Kết quả đó là sự nỗ lực, cố

Hiện nay Chi nhánh BIDV Thái Nguyên hoạt động với các nhiệm vụ chủ yếu và đặc điểm sau:

- Là đại diện pháp nhân của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng được tổ chức hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Là một ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thanh toán. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn, cung ứng vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trên cơ sở chiến lược phát triển của địa phương của ngành trong từng giai đoạn.

- Mục tiêu phương châm kinh doanh: “Chất lượng - tăng trưởng bền vững- hiệu quả - an toàn”.

- Là đơn vị thành viên của hệ thống ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo ở trình độ cao tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. BIDV Thái Nguyên luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ trọn gói, chất lượng và cạnh tranh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

BIDV - Chi nhánh Thái Nguyênthực hiện điều hành theo chế độ một thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định những vấn đề cán bộ trong bộ máy theo phân công uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chi nhánh Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc với nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc.

Bên dưới Giám đốc và Phó giám đốc được chia thành các phòng chức năng riêng do một Trưởng phòng điều hành và có một Phó phòng giúp việc, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo phòng tổ chức hành chính năm 2016)

Khối khách hàng gồm 03 phòng: Khách hàng doanh nghiệp 01, 02 và phòng Khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng.

Khối quản lý rủi ro gồm 01 Phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định các dự án lớn, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trường hợp vượt thẩm quyền.

Khối tác nghiệp gồm: 01 Phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải ngân các hợp đồng tín dụng sau khi đã qua các bước xét duyệt tại các phòng Khách hàng và quản lý rủi ro. 02 phòng Giao dịch khách hàng thực hiện các dịch vụ như thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản, nhận tiền gửi…nói chung

Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Tài chính Kế toán thực hiện việc hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, quản lý thu chi nội bộ. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện việc quản lý, bố trí, sắp xếp nhân sự và các công tác hậu cần phục vụ hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thực hiện việc tổng hợp các số liệu tổng quát, làm các loại báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng và với Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Trong phòng Kế hoạch Tổng hợp có Bộ phận điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông tin, mạng, phần mềm và tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ.

Khối trực thuộc gồm 07 phòng giao dịch thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cho vay cá nhân, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh tại thời điểm năm 2016 là 187 cán bộ nhân viên, trong đó, có 80% nhân viên có trình độ Đại học trở lên, và 50% nhân viên có độ tuổi dưới 30, đây là các đặc điểm cho thấy đội ngũ nhân sự của Chi nhánh có trình độ chuyên môn tốt, và có sức trẻ, nhiệt huyết và khả năng học hỏi, bổ sung kiến thức tốt, thích hợp với những thay đổi liên tục trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay.

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2016

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, các Doanh nghiệp gặp không ít trở ngại nên đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung và BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, xác định được vấn đề này, ngay từ ban đầu Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên BIDV đã tập trung vào 3 mảng quan tâm nhất đó là: Huy động vốn; phát triển khách hàng và dư nợ tín dụng. Nhờ có những chính sách linh hoạt, được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng và phù hợp với lợi ích của hai bên, giữa các Doanh nghiệp và Ngân hàng nên BIDV Chi nhánh Thái Nguyên vẫn giữ được mức tăng trưởng rất lớn. Một vài chỉ tiêu thể hiện điều này như sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn huy động 3.269 3.650 4.231 381 11,65 581 15,92 Dư nợ tín dụng 3.549 4.512 5.238 963 27,13 726 16,09 Lợi nhuận trước thuế 68.762 76.235 83.229 7.473 10,87 6.994 9,17 Số lượng khách hàng 76.532 82.134 89.873 5.602 7,32 7.739 9,42

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Chi nhánh)

Theo bảng số liệu nhận thấy, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2015 đạt 3.650 triệu đồng, tăng 11,65% so với năm 2014; năm 2016 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 4.231 triệu đồng tăng 15,92% so với năm 2015.

Bên cạnh sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh thì dư nợ tín dụng của BIDV Thái Nguyên cũng tăng trưởng ở mức rất cao, năm 2014 dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 3.549 triệu đồng, năm 2015 là 4.512 triệu đồng tăng 27,13%, đến năm 2016 dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 5.238 triệu đồng tăng trưởng ở mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)