5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
Công nghệ ngân hàng còn hạn chế và cũng chưa được khai thác hết tiềm năng: Hệ thống đường truyền nội bộ của BIDV Thái Nguyên còn chưa đáp ứng
được nhu cầu của giao dịch đảm bảo nhanh chóng. Hơn nữa hệ thống ngân hàng điện từ như internetbanking, homebanking mới chỉ dừng lại ở các giao dịch nội địa đơn giản không ứng dụng cho các giao dịch TDCT.
Chưa có chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài: Mặc dù BIDV có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng trên thế giới nhưng BIDV mới chỉ có văn phòng đại diện tại Campuchia, Cộng hòa séc và Myanmar mà chưa có chi nhánh tại nước ngoài. Đây là trở ngại lớn cho hoạt động TDCT của BIDV Thái Nguyên nói riêng và BIDV nói chung trong việc giảm thiểu chi phí, thời gian cho khách hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao: Kinh doanh trong lĩnh vực TDCT đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, không chỉ vững về tác nghiệp chuyên môn mà còn phải hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan khác như lĩnh vực ngoại thương, hải quan, vận tải giao nhận, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp thương mại,…, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế trong kinh doanh nghiệp vụ này. BIDV Thái Nguyên chưa thực sự chú trọng đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu mối về TDCT bao gồm cả quản lý và tác nghiệp, chưa đáp ứng được kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập. Các cán bộ tác nghiệp cũng như quản lý tác nghiệp hiện nay mới chỉ vững về nghiệp vụ tín dụng chứ chưa vững về nghiệp vụ TDCT. Các khóa đào tạo nội bộ mới chỉ dừng lại ở trong nước và ngắn ngày, đứt quãng không liên tục. Các cán bộ quản lý cũng như tác nghiệp đầu mối chưa được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát rủi ro nội bộ còn hạn chế: Do mô hình tổ chức của hệ thống BIDV vừa theo chiều dọc lại vừa theo chiều ngang. Cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro tại BIDV Thái Nguyên chủ yếu mạnh về mảng tín dụng chứ chưa thực sự quan tâm đến mảng dịch vụ TDCT. Chính vì vậy, việc kiểm tra giám sát thường thuộc về Trụ sở chính là chủ yếu nhưng hoạt động này không thực sự thường xuyên, chỉ khi xảy ra sự cố thì giải quyết sự vụ. Công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TDCT chưa thực sự làm tốt và làm triệt để và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát chỉ ở nội dung bề nổi chứ chưa đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ.
Chưa thực sự có một thương hiệu dịch vụ TDCT thực sự mạnh, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến nhiều: Thương hiệu BIDV Thái Nguyên nói chung và thương hiệu TDCT của BIDV Thái Nguyên nói riêng chưa thực sự được mọi tầng lớp khách hàng biết đến. Thực sự vẫn có những khách hàng lầm tưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này một phần là do mạng lưới của BIDV Thái Nguyên mới chỉ dừng lại ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do công tác làm thương hiệu của BIDV Thái Nguyên chưa thực sự được chú trọng. Công tác thương hiệu mởi chỉ chú trọng ở cấp hệ thống BIDV còn tại BIDV Thái Nguyên cũng chưa chủ động xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu cho riêng mình đến với đại đa số khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Nguyên nhân khách quan
Về phía Nhà nước
Môi trường pháp lý: hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản luật nào điều chỉnh các chủ thể tham gia vào hoạt động TDCT. Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TDCT đều quy ước, thống nhất với nhau sử dụng các thông lệ, tập quán quốc tế. Chính vì vậy khi xảy ra tranh chấp thương mại thì thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp XNK Việt Nam, bởi tập quán, thông lệ quốc tế không quy định mức xử lý cụ thể mà pháp luật Việt Nam chỉ có thể tạm thời bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam bằng lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, sau lệnh đó, là một loạt các chi phí về tiền về thời gian,…mà các doanh nghiệp phải theo đuổi chứ chưa nói đến có thắng kiện hay không. Rõ ràng, khung pháp lý cho hoạt động TDCT chưa hoàn thiện đã gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM cũng như khách hàng khi thực hiện hoạt động TDCT.
Các văn bản điều chỉnh hoạt động XNK của các bộ, ban, ngành liên qua của Việt Nam, trên địa bàn tỉnh liên tục thay đổi không ổn định về danh mục hàng hóa được phép và không được phép XNK, thủ tục quản lý trong hoạt động XNK còn nhiều,.. ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TDCT của BIDV Thái Nguyên.
hiện đại, tiềm lực tài chính mạnh với khối ngân hàng nội địa có điểm yếu về các điểm trên.
Hệ thống cung cấp thông tin còn nhiều bất cập.Hiện tại Việt Nam, mới chỉ có trung tâm thông tin tin dụng (CIC) thuộc NHNN quản lý chuyên cung cấp các thông tin cho các NHTM.Song những thông tin này cũng chưa thực sự giúp ích cho BIDV Thái Nguyên trong việc phòng tránh rủi ro kinh doanh đặc biệt trong dịch vụ TDCT. Những thông tin hỗ trợ từ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đại sứ quán, công ty mua bán thông tin, trung tâm thông tin quốc gia, còn rất hạn chế. BIDV Thái Nguyên cũng có mua nguồn thông tin riêng từ các công ty mua bán thông tin nước ngoài, tuy nhiên những thông tin có được nhiều khi cũng chỉ chung chung, không nói lên được điều gì.
Về phía khách hàng
Điểm yếu của khách hàng Việt Nam trên thương trường quốc tế là chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trình độ hiểu biết về dịch vụ TDCT của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của BIDV Thái Nguyên còn hạn chế trong thương thảo hợp đồng cũng như các điều khoản bất lợi có thể dẫn đến rủi ro mất tiền gây ảnh hưởng đến uy tín của cả khách hàng và ngân hàng trên thị trường nước ngoài. BIDV Thái Nguyên muốn bảo vệ khách hàng của mình trong tranh chấp thương mại nhưng do hành lang pháp lý trong nước không có, do phương thức thanh toán tự bản thân nó đã có rủi ro nên khi phát sinh tranh chấp thương mại đã làm khách hàng mất lòng tin nơi ngân hàng còn với các định chế tài chính nước ngoài cũng giảm sự tín nhiệm vào NHTM Việt Nam.
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
4.1. Phương hướng kinh doanh và định hướng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của BIDV Thái Nguyên