5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Nhóm nhân tố liên quan đến khách hàng
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn chưa cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển dịch vụ tín dụng chứng tại của hệ thống các ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn trong đó có BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Trên địa bàn Thái Nguyên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chủ lực là khách hàng của Chi nhánh chủ yếu kinh doanh nhóm hàng tiêu dùng như gạo,
chè… Tuy nhiên, năng lực kinh doanh của những doanh nghiệp này hiện nay được đánh giá không cao do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng lực hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thấp, sự liên kết giữa chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính tự phát.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là khách hàng của Chi nhánh còn hoạt động “chạy theo số lượng, xuất bằng mọi giá” (Bộ NN&PTNT, 2016) nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này không cao do đối tác nước ngoài có tâm lý sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp kém chất lượng.
Như vậy, có thể thấy năng lực điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện đang sử dụng dịch vụ L/C của Chi nhánh không cao nên hiệu quả kinh doanh liên tục bị giảm sút trên thị trường cạnh trạnh ngày càng khốc liệt. Từ đây, đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên thời gian qua.
Nhu cầu của khách hàng
Theo khảo sát của phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh, trong số 510 doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện đang sử dụng sản phẩm tín dụng chứng từ của chi nhánh thì có tới 66,4% số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho thành phẩm lớn, chỉ có 15,1% doanh nghiệp có mức tồn kho bình thường. Lượng hàng tồn kho quá lớn đã tác động làm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng chứng từ của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên.Từ đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ này tại Chi nhánh gặp thách thức lớn.
Mặt khác, Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO cũng như gia nhập các hiệp định kinh tế khác, trong khi việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kĩ thuật có thể khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thái Nguyênnói chung và doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh nói chung mất đi những lợi thế cạnh tranh tương đối.Mặc dù, kinh tế châu Âu và Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng nhanh chóng nhưng các bảo hộ thương mại có xu hướng được sử dụng nhiều hơn sẽ là rào cản lớn đối với sản phẩm chècủa các doanh nghiệp xuất khẩu
chè là khách hàng của Chi nhánh vào hai nền kinh tế lớn này. Từ những nguyên nhân trên khiến hoạt động phát triển dịch vụ L/C của BIDV chi nhánh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn.