Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Ngân hàng TMC Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng BIDV nên thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu, tiếp thu các ý kến phản hồi từ hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch về các vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, văn bản, những tranh chấp thực tế phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ để giúp Ban lãnh đạo các chi nhánh trong việc tổng hợp, chỉnh sửa kịp thời các quy định chưa rõ ràng, bổ sung những gì còn thiếu giúp cho việc tác nghiệp được tiến hành trôi chảy hơn.

Việc quản lý dịch vụ liên quan chặt chẽ đến cơ chế chính sách thực hiện dịch vụ. Vì thế, Hội sở chính cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm giúp quản lý dịch vụ tại các Chi nhánh được dễ dàng và thuận lợi hơn, từ đó phát triển dịch vụ được tốt hơn.

4.3.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Đối với chính phủ

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quan trọng, thường được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu.Đây cũng là phương thức có những quy định tương đối phức tạp. Vì thế đòi hỏi phải có hành lang pháp lý chặt chẽ điều chỉnh để phương thức này có thể được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu theo đó là hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta ngày càng tăng. Kết quả này có được là do sự hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những quy định pháp lý phù hợp hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cho thanh toán quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, các quy định nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, chưa có hệ thống thống nhất và chặt chẽ. Chính vì vậy, trong một số trường hợp khi có tranh chấp giữa các bên liên quan, giữa phía Việt Nam với phía nước ngoài hoặc giữa các bên Việt Nam với nhau rất khó tìm ra căn cứ chuẩn xác để xử lý.

Việt Nam cũng là nước áp dụng UCP 600 vào giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ mà không bị bất cứ điều chỉnh nào của luật pháp quốc gia, và đây chính là điều mà Việt Nam còn thiếu. Chúng ta cũng cần xây dựng quy chế riêng hướng dẫn về thanh toán quốc tế, những quy định này không chỉ cho ngân hàng mà còn liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tạo ra tính nhất quán trong việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành. Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ và tập quán trong thanh toán quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam, có tính đến đặc thù về kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư của nước ta. Đặc biệt là hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có những quy định cụ thể chi tiết cho việc điều chỉnh nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên về phát hành L/C, chiết khấu hối phiếu… để một mặt có thể giảm bớt các vụ tranh chấp, mặt khác khi đã có tranh chấp xảy ra thì đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh, giải quyết.

Tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng là nền tảng và cơ sở cho sự tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, hoàn

thiện các chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho giao dịch thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng phát triển.

Hội nhập kinh tế thế giới và mở rộng hợp tác quốc tế là một trong những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng phát triển mạnh. Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ càng cần xúc tiến và có chính sách mở rộng quan hệ hợp tác theo tinh thần đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế và có sự điều chỉnh hợp lý các chính sách về quan hệ kinh tế đối ngoại, biểu thuế xuất nhập khẩu.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước hết, NHNN cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu trên thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và có lợi cho kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng biên độ dao động tỷ giá, sử dụng tỷ giá như một công cụ góp phần nâng cao uy tín đồng tiền Việt Nam để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.

NHNN phải giữ vai trò tổ chức điều hành và ngày càng hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán là vô cùng quan trọng. Các ngân hàng có thể bằng nhiều cách thu hút ngoại tệ từ dân chúng, từ doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng khác. Vì thế, việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán của các ngân hàng, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế, tài chính cho đất nước.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở nước ta hiện nay còn non trẻ, quy mô hoạt động còn hạn chế, kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chưa được hoàn thiện. Vì vậy NHNN cần xây dựng, ban hành những chính sách cụ thể để điều chỉnh hoạt động của thị trường này; NHNN cần thể hiện được vai trò hướng dẫn, điều tiết trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy chế, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia tích cực và hiệu quả vào thị trường ngoại tệ. Khi cần, NHNN phải can thiệp vào thị trường với mức độ thích hợp để đem lại sự thông suốt trong hoạt động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống

thanh toán quốc tế nói riêng, NHNN cũng cần đi trước trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ trong các nghiệp vụ của mình.

4.3.3. Với các doanh nghiệp là khách hàng của Chi nhánh

- Củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế: Doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế là công tác xuất nhập khẩu. Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng, sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Tránh những từ ngữ mập mờ khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thường xuyên xử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế do các trường đại học, các ngân hàng thương mại tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán.

- Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng. Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng khác giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức của Việt nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.

- Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng, tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng. Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về mọi mặt của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng, dịch vụ tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáp ứng được hầu hết mọi yêu cầu thanh toán của khách hàng và đóng góp tích cực vào những thành tựu trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Tuy nhiên, do những hạn chế về nhiều mặt từ cả phía khách hàng và ngân hàng nên trong quá trình tiến hành giao dịch cũng còn để xảy ra một số tồn tại. Do đó, tìm kiếm giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của BIDV Thái Nguyên đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, những nội dung đã được đề cập giải quyết trong luận văn bao gồm:

- Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về hoạt động tín dụng chứng và phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. Nội dung trọng tâm của chương 1, tác giả trình bày về nội dung của công tác phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ gồm: Phát triển dịch vụ theo chiều sâu, phát triển theo chiều rộng và kiểm soát RR tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.Từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của mọt số ngân hàng thương mại trên thế giới và ngân hàng thương mại trong nước, tác giả rút ra bài học cho BIDV chi nhánh Thái Nguyên

- Trong chương 2, tác giả trình bày hệ thống phương pháp nghiên cứu và những chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên.

- Trong chương 3, tác giả dựa trên hệ thống cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1 để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016. Theo đó, nội dung được tác giả trình bày gồm: Sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiều rộng, sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiều sâu và công tác kiểm soát rủi ro dịch vụ tín dụng

quả đạt được cũng như hạn chế của công tác phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

- Chương 4: Sau khi nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên, kết hợp với những kiến thức lý luận về tín dụng chứng từ, tác giả đã mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ với mong muốn rằng nó sẽ thực sự trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đối ngoại của BIDV Thái Nguyên trong thời gian tới, đồng thời giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra đối với các bên liên quan khi sử dụng dịch vụ này tại Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.

2. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội

4. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2011), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Phan Thị Linh (2015), Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2014), Phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân

hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường đại học Đà Nẵng.

7. Phan Thái Thành (2015), Thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội, luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Võ Thị Hoàng Nhi (2015), Phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Thời báo ngân hàng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Các báo điện tử: http://www.vcb.com.vn http://www.techcombank.com.vn http://www.vietinbank.vn http://www.bidv.com.vn http://www.vneconomy.com.vn

II. Tiếng Anh

PHỤ LỤC

Câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp là khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Kính chào Anh/Chị

Tôi là Trần Mỹ Hạnh . Hiện tôi đang là học viên cao học trường Đại học kinh tế quản trị kinh doanh, tôi đang thực hiện nghiên cứu với đề tài nghiên cứu: Phát triển dịch vụ tín dụng chứng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên”.

Tôi xin cam kết thông tin của anh chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại.Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!

PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN

Đánh dấu (X) vào ô vuông đặt trước thông tin phù hợp nhất với Ông/Bà.

1.Họ và tên của Anh/Chị: ... Giới tính:namnữ

Địa chỉ: ... 2. Tuổi:Dưới 30 tuổi 31- 40 tuổi Trên 40 tuổi

3. Đặc điểm về thu nhập cá nhân. Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Từ 6 đến 8 triệu Trên 8 triệu

PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN

Phần dưới đây xin mời anh chị lựa chọn các phương án từ 1 đến 5. Trong đó mức độ đánh giá như sau:

1. Yếu 2.Trung bình 3.Khá 4.Tốt 5. Rất tốt

Nhóm Câu hỏi Mức điểm đánh giá

1 2 3 4 5

Nguồn vốn

Chi nhánh ngân hàng có nguồn lực tài chính dồi dào, ổn định

Hệ thống công nghệ quản lý khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ của chi nhánh là hiện đại

Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho hệ thống công nghệ phục vụ xử lý dịch vụ tín dụng chứng từ của chi nhánh Chi nhánh chú trọng xây dựng quỹ đầu tư dành cho phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ

Thái độ phục vụ của nhân

viên

Bộ phận thanh toán quốc tế của chi nhánh BIDV Thái Nguyên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tín dụng chứng từ rất tốt

Cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc Cán bộ có thái độ phục vụ chuyên nghiệp trong xử lý dịch vụ tín dụng chứng từ

Cán bộ có khả năng tư vấn tốt đối với khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng khi tham gia vào quan hệ giao dịch quốc tế

Lợi ích

Phí dịch vụ tín dụng chứng từ tốt nhất địa bàn Thái Nguyên

Khách hàng vừa sử dụng sản phẩm tín dụng (vay vốn) vừa sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ được đảm bảo lợi ích nguồn thanh toán sẵn có.

Thời gian xử lý giao dịch tín dụng chứng từ nhanh giúp khách hàng nhanh chóng có dược lơi ích tài chính nhất định trong mỗi giao dịch mua bán quốc tế

Khách hàng được lựa chọn đa dạng các sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích tốt nhất phù hợp với khách hàng Công tác

phân phối sản

phẩm

Điểm giao dịch của Chi nhánh được bố trí hợp lý, thuận tiện cho khách hàng giao dịch

BIDV Thái Nguyên quảng cáo thường xuyên, đầy đủ thông tin về dịch vụ tín dụng chứng từ tới khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)