Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường

3.3.3.1. Môi trường pháp lý

Tiền tệ được ví như mạch máu của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Hoạt động dịch vụ tín dụng chứng từ liên quan đến lưu chuyển ngoại tệ với nước ngoài nên càng chịu sự ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật trong nước.Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất sẽ hỗ trợ, thúc đẩy dịch vụ tín dụng chứng từ phát triển, việc quản lý dịch vụ tín dụng chứng từ được dễ dàng hơn.Ngược lại, nó sẽ là rào cản cản trở sự phát triển của dịch vụ này.Bên cạnh luật pháp quốc gia và quốc tế là các văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao thì các bên tham gia dịch vụ tín dụng chứng từ cũng sử dụng thông lệ quốc tế như một sự ngầm thống nhất với nhau.Những văn bản này chỉ mang tính chất quy ước, các bên có thể áp dụng tùy ý, có thể thêm vào những thỏa thuận có nội dung khác thậm chí trái với các văn bản này.Hơn nữa những thông lệ này chỉ mang tính chất hướng dẫn, ngầm hiểu nên khi xảy ra tranh chấp thương mại, không có chế tài xử phạt. Chính vì vậy, sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa các luật quốc gia, luật quốc tế và các thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết. Nó sẽ tạo nền tảng vững bền, thông thoáng trong phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ hiệu quả, an toàn. Từ đó, việc quản lý hoạt động TDCT cũng có được cơ sở vững chắc và thực hiện dễ dàng hơn.

Quản lý dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên hiện nay cũng như toàn hệ thống BIDV đều tuân theo các quy định pháp lý của nhà nước Việt Nam về

ngoại hối như Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh ngoại hối, Nghị định về quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền... Mỗi hồ sơ chuyển tiền được thực hiện tại BIDV Thái Nguyên đều được xem xét, quản lý chặt chẽ cẩn thận về tính pháp lý như nội dung, mục đích chuyển tiền, các yếu tố liên quan đến danh sách đen do Liên hợp quốc và một số nước cung cấp. Do đó mỗi văn bản, điều luật, nghị định do Nhà nước ban hành liên quan đến ngoại hối đều tác động mật thiết và quan trọng đến việc quản lý dịch vụ chuyển tiền quốc tế của BIDV.

3.3.3.2. Môi trường kinh tế, xã hội

Bên cạnh môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế, xã hội là yếu tố vĩ mô vô cùng cần thiết đối với sự quản lý ngành tài chính-ngân hàng nói chung và dịch vụ đơn lẻ tín dụng chứng từ nói riêng. Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn.Chiến lược kinh doanh này phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế, xã hội. Nếu môi trường này không ổn định kéo theo ngay sự bất ổn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, ngược lại, nếu môi trường kinh tế, xã hội ổn định, phát triển bền vững và có sự hòa nhập với thế giới kịp thời thì sẽ là sự khích lệ cao cho sự quản lý phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Những năm gần đây, môi trường kinh tế nước ta có những bước phát triển khá nhanh.Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2016 tăng 5,98% so với năm 2015. Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2014 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2014. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xuất siêu của năm 2015 đạt khoảng 2 tỷ USD trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước, khu vực kinh tế nhà nước nhập siêu 15 tỷ USD. Mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của năm 2015 là mức cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao. Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến; trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước

ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự quản lý và phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của BIDV Thái Nguyên trong thời gian qua.

3.3.3.3. Môi trường kinh tế thế giới

Những năm gần đây kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ.Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực Châu Âu. Do đó tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm.Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm 2014 là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm.Sang năm 2015, 2016 giá dầu thế giới liên tục biến động đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước do hầu hết các doanh nghiệp đều có nguồn nguyên liệu chính phụ thuộc vào nguyên liệu xăng dầu.

Tình hình kinh tế thế giới biến động như trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp XNK trong nước nói chung và trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng. Từ đó, ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của Chi nhánh.

3.3.3.4. Môi trường công nghệ

Để trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, quốc gia đó cần có một hạ tầng hiện đại. Để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, nhiều tổ chức, cơ quan đã đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, đổi mới hệ thống thiết bị hiện đại như đầu tư nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng các phương thức truy nhập thông tin hiện đại như cáp quang, vô tuyến băng thông rộng, thông tin vệ tinh,…làm cơ sở nền tảng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ cho các ngân hàng thương mại trong đó có BIDV chi nhánh Thái Nguyên.

Tuy nhiên, phương thức thực hiện còn khá dàn trải với việc mỗi cơ quan cấp Bộ, tỉnh và ngay cả các Sở đều có nguồn kinh phí để mua sắm hạ tầng. Việc mua

sắm thiếu đồng bộ khiến dẫn đến bảo mật truy cập, an ninh mạng, tiêu chuẩn quản lý, độ sẵn sàng, lưu trữ phục hồi cũng như độ đàn hồi của hệ thống... là không cao. Ngoài ra, chúng ta chỉ có các Trung tâm dữ liệu đơn lẻ, các phòng máy tính chưa đúng tiêu chuẩn, hay các máy chủ tự phát, không thể chia sẻ và dự phòng trực tuyến cho nhau. Bên cạnh đó, tập hợp của hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa phối hợp với nhau trên cùng một hệ thống, nên các ứng dụng quản lý nghiệp vụ hay hành chính nhà nước được phát triển không theo kiến trúc chung.

Thực trạng trên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại hệ thống ngân hàng thương mại nước ta nói chung và ngân hàng BIDV Thái Nguyên nói riêng.

3.4. Các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong công tác phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ, ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã đạt được các kết quả như sau:

- Hiện tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên có thị phần cung cấp dịch vụ TDCT khá lớn trên địa bàn, điều này khẳng đứng vị thế và thương hiệu của BIDV được đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng.

- Công tác phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng chứng từ đã được Chi nhánh chú trọng nên số lượng các sản phẩm TDCT mà Chi nhánh cung cấp đến khách hàng khá đa dạng và đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Nguồn lực tài chính của Chi nhánh khá ổn định và dồi dào nên chi nhánh luôn có nguồn vốn sẵn sàng cung cấp cho những khoản vay tín dụng chứng từ của khách hàng.

- Chi nhánh đã chú trọng đến công tác đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ quản lý khách hàng cũng như hệ thống công nghệ phục vụ xử lý các giao dịch dịch vụ tín dụng chứng từ của chi nhánh.

- Cán bộ chuyên trách thuộc bộ phận thanh toán quốc tế của chi nhánh BIDV Thái Nguyên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tín dụng chứng từ tốt và có thái độ phục vụ chuyên nghiệp trong xử lý giao dịch phát sinh.

- Các điểm giao dịch của Chi nhánh được bố trí hợp lý, thuận tiện cho khách hàng giao dịch, sử dụng các dịch vụ tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chứng từ Chi nhánh đã quan tâm, sàng lọc các rủi ro phát sinh từ đó lưu ý đến toàn bộ cán bộ nhân viên Chi nhánh các vấn đề liên quan về phân biệt, nhận diện và đề xuất phương thức giải quyết nhằm phát triển bền vững dịch vụ tín dụng chứng từ tại Chi nhánh trong thời gian tới.

3.4.2.Những hạn chế

- Doanh số cung cấp dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian qua giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, kéo theo mức thu nhập từ dịch vụ này của Chi nhánh giảm xuống. Điều này gây ra nhiều khó khăn và thách thức để chi nhánh phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ trong tương lại.

- Chi nhánh chưa quan tâm, chú trọng xây dựng quỹ đầu tư dành cho phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ nên dịch vụ này chưa có cơ hội thuận lợi để phát triển.

- Cán bộ nhân viên còn gặp nhiều hạn chế trongviệc tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng chứng từ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng khi tham gia vào quan hệ giao dịch quốc tế.

- Biểu phí dịch vụ tín dụng chứng từ mà chi nhánh áp dụng không có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

- Quy trình xử lý giao dịch tín dụng chứng từ tại Chi nhánh còn mất nhiều thời gian khiến khách hàng thường xuyên phải chờ đợi từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tài chính của khách hàng trong mỗi giao dịch mua bán quốc tế

- Công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tín dụng chứng từ của BIDV Thái Nguyên chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến các thông tin về dịch vụ chưa được cung cấp đầy đủ kịp thời đến khách hàng.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

 Nguyên nhân chủ quan

 Công nghệ ngân hàng còn hạn chế và cũng chưa được khai thác hết tiềm năng: Hệ thống đường truyền nội bộ của BIDV Thái Nguyên còn chưa đáp ứng

được nhu cầu của giao dịch đảm bảo nhanh chóng. Hơn nữa hệ thống ngân hàng điện từ như internetbanking, homebanking mới chỉ dừng lại ở các giao dịch nội địa đơn giản không ứng dụng cho các giao dịch TDCT.

 Chưa có chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài: Mặc dù BIDV có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng trên thế giới nhưng BIDV mới chỉ có văn phòng đại diện tại Campuchia, Cộng hòa séc và Myanmar mà chưa có chi nhánh tại nước ngoài. Đây là trở ngại lớn cho hoạt động TDCT của BIDV Thái Nguyên nói riêng và BIDV nói chung trong việc giảm thiểu chi phí, thời gian cho khách hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

 Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao: Kinh doanh trong lĩnh vực TDCT đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, không chỉ vững về tác nghiệp chuyên môn mà còn phải hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan khác như lĩnh vực ngoại thương, hải quan, vận tải giao nhận, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp thương mại,…, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế trong kinh doanh nghiệp vụ này. BIDV Thái Nguyên chưa thực sự chú trọng đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu mối về TDCT bao gồm cả quản lý và tác nghiệp, chưa đáp ứng được kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập. Các cán bộ tác nghiệp cũng như quản lý tác nghiệp hiện nay mới chỉ vững về nghiệp vụ tín dụng chứ chưa vững về nghiệp vụ TDCT. Các khóa đào tạo nội bộ mới chỉ dừng lại ở trong nước và ngắn ngày, đứt quãng không liên tục. Các cán bộ quản lý cũng như tác nghiệp đầu mối chưa được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài.

 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát rủi ro nội bộ còn hạn chế: Do mô hình tổ chức của hệ thống BIDV vừa theo chiều dọc lại vừa theo chiều ngang. Cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro tại BIDV Thái Nguyên chủ yếu mạnh về mảng tín dụng chứ chưa thực sự quan tâm đến mảng dịch vụ TDCT. Chính vì vậy, việc kiểm tra giám sát thường thuộc về Trụ sở chính là chủ yếu nhưng hoạt động này không thực sự thường xuyên, chỉ khi xảy ra sự cố thì giải quyết sự vụ. Công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TDCT chưa thực sự làm tốt và làm triệt để và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát chỉ ở nội dung bề nổi chứ chưa đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ.

 Chưa thực sự có một thương hiệu dịch vụ TDCT thực sự mạnh, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến nhiều: Thương hiệu BIDV Thái Nguyên nói chung và thương hiệu TDCT của BIDV Thái Nguyên nói riêng chưa thực sự được mọi tầng lớp khách hàng biết đến. Thực sự vẫn có những khách hàng lầm tưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này một phần là do mạng lưới của BIDV Thái Nguyên mới chỉ dừng lại ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do công tác làm thương hiệu của BIDV Thái Nguyên chưa thực sự được chú trọng. Công tác thương hiệu mởi chỉ chú trọng ở cấp hệ thống BIDV còn tại BIDV Thái Nguyên cũng chưa chủ động xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu cho riêng mình đến với đại đa số khách hàng trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân khách quan

Về phía Nhà nước

Môi trường pháp lý: hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản luật nào điều chỉnh các chủ thể tham gia vào hoạt động TDCT. Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TDCT đều quy ước, thống nhất với nhau sử dụng các thông lệ, tập quán quốc tế. Chính vì vậy khi xảy ra tranh chấp thương mại thì thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp XNK Việt Nam, bởi tập quán, thông lệ quốc tế không quy định mức xử lý cụ thể mà pháp luật Việt Nam chỉ có thể tạm thời bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam bằng lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, sau lệnh đó, là một loạt các chi phí về tiền về thời gian,…mà các doanh nghiệp phải theo đuổi chứ chưa nói đến có thắng kiện hay không. Rõ ràng, khung pháp lý cho hoạt động TDCT chưa hoàn thiện đã gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM cũng như khách hàng khi thực hiện hoạt động TDCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)