Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của tỉnh yên bái (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4.5. Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Việc quản lý chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các

nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN. Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho giáo dục đào tạo giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về những ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với việc quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở các năm, giải thích được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp. Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Ngoài ra trong công tác quản lý tài chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của tỉnh yên bái (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)