5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục và đào tạo cho tỉnh Yên Bái
Từ những kinh nghiệp quý báu của hai tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình trong công tác quản lý chi thường xuyên về quản lý định mức chi, quản lý công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi NSĐP của tỉnh Yên Bái, như sau:
Thứ nhất là, về quản lý định mức chi, định mức chi cần được quan tâm sát sao, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường.
Thứ hai là, về quản lý lập dự toán: Để dự toán đưa ra sát với thực tế, tiết kiệm và hiệu quả cần nâng cao chất lượng dự báo kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ cho công tác lập và thảo luận dự toán, tăng thời gian chuẩn bị lập dự toán NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN lên 12 tháng, thực hiện dân chủ trong việc lập dự toán, đúng quy trình lập dự toán phải đi từ cơ sở.
Thứ ba là, Công tác quản lý chấp hành dự toán cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên NSNN, Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện thực hiện chế độ tự chủ cho 100% các cơ quan quản lý nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ- CP của Chính phủ, thực hiện tự chủ cho 100% các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý nhiệm vụ đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Thứ tư là, Công tác quyết toán: được thực hiện một cách nghiêm túc đúng quy trình quản lý ngoài ra cần thực hiện có hiệu quả, khai thác được các chức năng của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN. Tăng cường thanh tra, giám sát từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN. Có cơ chế phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NS, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Ngoài ra thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chi thường xuyên NSNN; Tích cực thực hiện công tác thu nhằm giảm bớt gánh nặng chi thường xuyên của ngân sách
Quản lý chi thường xuyên NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN là một vấn đề các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết, tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN ... đang trở thành thách thức, cản trở lớn cho quá trình phát triển của Tỉnh Yên Bái. Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở Chương I, sẽ giúp hiểu sâu hơn về chi NSNN, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước, những nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả quản lý chi NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN của Tỉnh Yên Bái, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trình bày ở các chương sau.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái
1. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái ?
3. Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức trên các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan quản lý các cấp. Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong nước liên quan đến những vấn đề về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên đối với sự nghiệp giáo dục được thu thập từ các các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ các tài liệu sách báo, tạp chí, internet… và các tài liệu do Sở Tài Chính và Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái cung cấp giai đoạn 2006-2016.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi.
* Mục đích điều tra: Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Cỡ mẫu điều tra: Toàn bộ nhân viên tham gia quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Nội dung phiếu điều tra
Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale
Điểm Mức đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Kém
2 1,80 - 2,59 Trung bình
3 2,60 - 3,39 Khá
4 3,40 - 4,19 Tốt
5 4,20 - 5,00 Rất tốt
- Thời gian điều tra: Từ tháng 1đến tháng 3 năm 2017.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên
môn, cán bộ chuyên trách, những người am hiểu về chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là cán bộ các phòng chuyên môn, Lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch, … về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý chi thường xuyên và thực tế việc thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên tại đơn vị.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng phần mềm exel để xử lý thông tin.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin: Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa, cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình quản lý chi ngân sách ở địa phương. Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành thống kê và mô tả lại mô hình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ cấu sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo từng cấp học, cơ cấu chi theo nội dung chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2016
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
+ So sánh định lượng: So sánh số liệu năm trước và năm sau về chi thường xuyên ngân sách địa phương, cơ cấu chi cho Giáo dục và chi cho Đào tạo tỉnh Yên Bái theo nội dung và theo từng cấp học chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái. Từ đó thấy được hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh và trình độ của người thực hiện công tác chi thường xuyên cho giáo dục để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu thuộc địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo: - Chi ngân sách địa phương tỉnh Yên Bái 2006-2016 : Là những con số thể hiện mức độ chi đầu tư NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.
- Chi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2006-2016: Là những con số thể hiện mức độ chi đầu tư NSNN cho chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Yên Bái.
2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Quản lý định mức chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2006-2016.
Là sự cụ thể hóa các quyết định quản lý định mức chi của cấp trên vào ngân sách địa phương tỉnh Yên Bái.
Quản lý việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
Chỉ tiêu trong Quản lý việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo là những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng dự toán của các cơ sở giáo dục, giúp cho các cơ sở giáo dục tăng cường chất lượng lập dự toán đảm bảo đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.
Quản lý việc thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN so với dự toán trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
Là sự chấp hành dự toán của đơn vị sự nghiệp đối với dự toán được giao đầu năm, được xác định như sau:
B =
Số chi thường xuyên
thực hiện trong năm x 100% Số dự toán giao đầu năm
Quản lý qua công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Số lượng các chứng từ chi thường xuyên hạch toán sai được phát hiện trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
- Số tiền đã xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ nộp ngân sách nhà nước trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
Từ những khoản chi được phát hiện và thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước giúp cơ quan tài chính quản lý tốt được việc quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo, tránh thất thoát vốn NSNN, rút kinh nghiệm được các khoản chi sai đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Giúp phát hiện những tồn tại, bất cập có tính hệ thống để làm cơ sở đánh giá kết quả cũng như sự phù hợp của chính sách khi đi vào thực tế để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế cho phù hợp để bảo đảm đáp ứng tốt nhất hoạt động giảng dạy và học tập, đồng thời khắc phục những tồn tại góp phần tăng cường được kỷ cương, kỷ luật tài chính trên địa bàn.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 3.1. Một số nét cơ bản về giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là một trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 72 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80% dân số 2 huyện này) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
- Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo hạn hẹp, chủ yếu dựa vào bổ sung từ ngân sách trung ương, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé mới chỉ đáp ứng gần 20% tổng nhu cầu chi ngân sách trên địa bàn, trong khi đó việc đẩy mạnh xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục ở địa bàn miền núi cũng hết sức khó khăn. Đây chính là khó nội tại của các tỉnh miền núi nghèo như Yên Bái, cho nên nếu không đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách địa phương, thì sẽ không thể có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và điều này sẽ có tác động bất lợi đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy rõ khó khăn về nguồn lực của ngân sách địa phương qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Thu, chi ngân sách tỉnh Yên Bái 2006-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Thu NSNN trên địa bàn Tỷ
đồng 279 314 395 512 723 860 1.775 2.295
2. Chi ngân sách Tỷ