Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
3.3.4. Quản lý quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN
giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái
Công tác quyết toán các khoản chi thường xuyên là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp sau. Mục tiêu của thanh tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chi thường xuyên NSNN.
Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý thì việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN là nhiệm vụ vô cùng cần thiết nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng NSNN, góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, bảo đảm sử dụng NSNN đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hiệu quả và tiết kiệm. Theo quy định hiện nay, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ và đã được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi. Trên thực tế đối với tỉnh Yên Bái do trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, trình độ, năng lực quản lý tài chính của một bộ phận cán bộ, nhất là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn rất hạn chế, tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, sai chế độ còn diễn ra ở nhiều nơi, tuy chưa đến mức độ vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, nhưng cũng đã đưa ra hồi chuông cảnh báo cơ quan chức năng cần phải quan tâm chú trọng nhiều hơn đến công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi. Thực tế qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện kiến nghị xử lý được nhiều
tồn tại như tình trạng thu, sử dụng nguồn thu học phí không đúng quy định, chi trả chế độ tiền lương cho giáo viên, chi trả học bổng học sinh, chi tiêu hội nghị, công tác phí, tiếp khách tại các cơ sở giáo dục… nhờ vậy đã góp phần tăng cường được kỷ cương, kỷ luật tài chính trên địa bàn.
Công tác quyết toán các khoản chi ngân sách cho giáo dục đào tạo ở Yên Bái trong những năm qua được tiến hành theo một trình tự chung đó là các đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán gửi các đơn vị dự toán cấp trên (gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với cấp huyện, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo đối với cấp tỉnh); đơn vị dự toán cấp trên (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo) xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo) là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp (gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với cấp huyện, hoặc gửi Sở Tài chính đối với cấp tỉnh); cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
Qua quá trình triển khai thực hiện về cơ bản các cơ quan, đơn vị đã bám sát các quy định của Luật NSNN về công tác quyết toán ngân sách, đã thực hiện lập và gửi báo cáo quyết toán kịp thời, đầy đủ cho cơ quan tài chính, báo cáo quyết toán đã bảo đảm phản ánh được các chỉ tiêu phục vụ cho công tác xét duyệt, tổng hợp quyết toán của các cơ quan quản lý. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay tỉnh Yên Bái đã triển khai ứng dụng đồng loạt
công tác kế toán trên máy vi tính đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên phạm vi toàn tỉnh, nhờ vậy đã nâng cao được rõ rệt chất lượng công tác kế toán, quyết toán NSNN so với trước, số liệu, tài liệu kế toán, quyết toán được lưu trữ và phản ánh bảo đảm chính xác, rõ ràng, khoa học thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan chức năng. Trong công tác xét duyệt và thẩm định quyết toán, trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tỉnh cũng đã thực hiện phân cấp tối đa nhiệm vụ này cho cơ quan quản lý giáo dục. Đến nay Phòng Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp thực hiện xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị thuộc phòng quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện xét duyệt quyết toán năm đối với các đơn vị thuộc sở quản lý theo phân cấp, cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định kết quả xét duyệt quyết toán của cơ quan quản lý giáo dục.
Để có cái nhìn thực về về công tác quyết toán, bảng số liệu sau sẽ đánh giá thực tế qua khảo sát về công tác quyết toán chi thường xuyên cho giáo dục tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.9. Đánh giá công tác quyết toán ngân sách
STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa
1 Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình
hình thực tế 3,11 Khá
2 Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành
tổ chức công tác kế toán 3,09 Khá
3 Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được tiến hành
thường xuyên, đảm bảo 3,25 Khá
4 Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho
công tác quản lý ngân sách 3,59 Tốt
Số liệu thống kê trong bảng trên cho thấy công tác quyết toán ngân sách được đánh giá là khá tốt. Các tiêu chí được đánh giá có giá trị trung bình trong khoảng 3,09 -3,59. Trong đó tiêu chí “Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho công tác quản lý ngân sách” được đánh giá có giá trị trung bình cao nhất là 3,59.
Việc kiểm tra, thanh tra ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu; chưa thường xuyên; chức năng kiểm tra, thanh tra còn chồng chéo
Trong công tác quản lý tài chính chi thường xuyên quá trình kiểm tra việc thanh tra, kiểm tra còn e dè, nể nang, chưa kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm chưa nêu hết được những sai phạm trong công tác tài chính của đơn vị vào thông báo quyết toán…
Bảng 3.10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
và thu hồi chi thường xuyên NSNN ngành giáo dục và đào tạo khối tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2006-2016
ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số chứng từ chi sai 330 325 210 208 206 191 187 156 Số tiền đã thu hồi 255 286 203,6 236,1 260 205 156 134
(Nguồn: Phòng Thanh tra Sở Tài chính)
Tính từ năm 2006 đến năm 2016 thanh tra Sở Tài chính đã phát hiện và hướng dẫn đơn vị thực hiện lại đúng chế độ kế toán đối với các chứng từ chi thường xuyên chi sai: năm 2006 là 305 chứng từ, năm 2010 là 206 chứng từ và đến năm 2016 là 156 chứng từ…, thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước từ các khoản chi thường xuyên với số tiền năm 2007 là 286 triệu đồng, năm 2010 là 260, năm 2016 là 134 triệu đồng…, nhờ thường xuyên thực hiện công tác thanh kiểm tra phát hiện và hạn chế được các sai phạm nghiêm trong, số sai phạm phát hiện qua các năm đã giảm dần.
Bảng 3.11. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục và đào tạo
STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa
1 Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về
kết quả thanh tra của mình không? 3,29 Khá
2 Có hình thức phạt thích hợp không nếu có vi phạm? 3,14 Khá
3
Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
3,07 Khá
4 Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo
đúng nghĩa của nó 2,11
Trung bình
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Qua đánh giá từ phiếu điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, Tiêu chí (Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình không?) có giá trị trung bình lớn nhất là 3,29, còn tiêu chí (Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo đúng nghĩa của nó) có mức giá trị trung bình thấp nhất là 2,11. Chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự theo đúng nghĩa của nó, các cuộc kiểm tra đánh giá được thực hiện theo lộ trình thường xuyên nhưng chưa có vai trò quyết định góp phần tiết kiệm và ý nghĩa cao cho NS.