Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức trên các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan quản lý các cấp. Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong nước liên quan đến những vấn đề về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên đối với sự nghiệp giáo dục được thu thập từ các các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ các tài liệu sách báo, tạp chí, internet… và các tài liệu do Sở Tài Chính và Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái cung cấp giai đoạn 2006-2016.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi.
* Mục đích điều tra: Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Cỡ mẫu điều tra: Toàn bộ nhân viên tham gia quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Nội dung phiếu điều tra
Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale
Điểm Mức đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Kém
2 1,80 - 2,59 Trung bình
3 2,60 - 3,39 Khá
4 3,40 - 4,19 Tốt
5 4,20 - 5,00 Rất tốt
- Thời gian điều tra: Từ tháng 1đến tháng 3 năm 2017.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên
môn, cán bộ chuyên trách, những người am hiểu về chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là cán bộ các phòng chuyên môn, Lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch, … về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý chi thường xuyên và thực tế việc thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên tại đơn vị.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng phần mềm exel để xử lý thông tin.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin: Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa, cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình quản lý chi ngân sách ở địa phương. Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành thống kê và mô tả lại mô hình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ cấu sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo từng cấp học, cơ cấu chi theo nội dung chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2016
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
+ So sánh định lượng: So sánh số liệu năm trước và năm sau về chi thường xuyên ngân sách địa phương, cơ cấu chi cho Giáo dục và chi cho Đào tạo tỉnh Yên Bái theo nội dung và theo từng cấp học chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái. Từ đó thấy được hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh và trình độ của người thực hiện công tác chi thường xuyên cho giáo dục để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.