Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của tỉnh yên bái (Trang 108 - 117)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ban ngành

Cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nhất là chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục đào tạo và tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương mới chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực quan tâm đến đầu tư ngân sách, quản lý ngân sách chi cho giáo dục đào tạo một cách tích cực và có hiệu quả. Thực tế cho thấy ở nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất, quyết liệt có hiệu quả của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thì ở đó chất lượng giáo dục toàn diện mới được nâng cao, kỷ luật kỷ cương và nền nếp trong giảng dạy và học tập, cũng như công tác quản lý tài chính ngân sách mới được bảo đảm duy trì và giữ vững.

Về nguồn lực đầu tư phải đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách đầu tư ngân cho giáo dục đào tạo một cách thỏa đáng. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách của Yên Bái còn hạn hẹp, chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chủ yếu từ dựa vào bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, khả năng chi trả từ nguồn thu vượt dự toán trung ương giao của địa phương hàng năm không đáng kể. Muốn đạt được một cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo hợp lý, phải có một lượng ngân sách tăng lên nhất định. Vì vậy, ngoài việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của trung ương, thì cần phải kết hợp lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có; đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức; tổ

chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học cho phù hợp với quy mô trường lớp, học sinh; soát xét lại các chính sách đặc thù của địa phương đã ban hành trên cơ sở đó loại bỏ bớt các chính sách không mang lại hiệu quả, chỉ giữ lại các chính sách thực sự có hiệu quả để tập trung nguồn lực thực hiện, khắc phục tình trạng một số chính sách địa phương ban hành nhưng thực hiện quá dàn trải hoặc không có đủ nguồn để bố trí. Đối với một địa phương nghèo như Yên Bái thì vấn đề huy động thêm nguồn lực để tập trung đầu tư nhằm thay đổi cơ cấu chi ngân sách thường xuyên giáo dục đào tạo không hề đơn giản, không thể thực hiện được ngay trong một sớm, một chiều mà đòi hỏi phải cần có cách làm phù hợp mang tính căn cơ, lâu dài, đồng bộ mà trước hết là cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để tạo ra nguồn lực phát triển giáo dục, đến lượt mình chính giáo dục đào tạo lại là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Về phát triển đội ngũ nhà giáo phải có các chính sách hợp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giải quyết được dứt điểm tình trạng thừa thiếu giáo viên ở các cấp học và các vùng miền như hiện nay, nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây chính là vấn đề vô cùng phức tạp nhưng cũng chính là “chiếc chìa khóa vàng” để tháo gỡ những bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính đối với giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái hiện nay. Giải quyết được vấn đề thừa thiếu giáo viên, sẽ có tác dụng ngay và tích cực đến chất lượng công tác quản lý tài chính ngân sách trong các cơ sở giáo dục đào tạo, tiết kiệm được nguồn lực khá lớn từ giải quyết giáo viên dôi dư cho phát triển giáo dục. Yếu tố này không những tác động đến cơ cấu chi ngân sách cho các cấp học mà còn ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình quản lý

chi ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu chi, quy trình phân bổ dự toán chi ngân sách hợp lý nếu không giải quyết được tình trạng này. Vì vậy, song song với các chính sách sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, cần có các quy định chặt chẽ từ khâu tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, đặc biệt là phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích giáo viên đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Về con người và cơ sở vật chất. Cần củng cố tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính trong ngành giáo dục cả về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đến năm 2020 có 100% cán bộ kế toán các cơ sở giáo dục và đào tạo đạt trình độ chuyên môn về tài chính từ cao đẳng, đại học trở lên, bổ sung thêm lực lượng làm công tác quản quản lý tài chính cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhất là các Phòng Giáo dục và Đào tạo để đội ngũ này bảo đảm có đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị cơ sở. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài ngân sách để tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học. Hiện đại hóa công tác quản lý tài chính đối với giáo dục, từng bước triển khai ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản một cách đồng bộ, thống nhất trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế tài chính giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng về đổi mới quản lý giáo dục được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh, trên cơ sở kiến thức đã được học, với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác trong lĩnh vực quản lý ngân sách của bản thân, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu Đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái”. Mặc dù chỉ đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực chi của ngân sách nhà nước đối với giáo dục đào tạo đó là công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên với vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của chi ngân sách thường xuyên NSNN đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái, nhất là trọng điều kiện nguồn lực còn hạn chế thì việc giải quyết được triệt để những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý tài chính đối với chi thường xuyên giáo dục đào tạo trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất những giải pháp nhằm quản lý chi thường xuyên hiệu quả hơn, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh trong thời gian tới.

Với mục tiêu đó Đề tài này đã đi sâu phân tích, đánh giá những bất cập hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên ngành giáo dục. Qua đó chỉ rõ tồn tại, hạn chế chủ yếu đối với chi thường xuyên giáo dục của tỉnh Yên Bái đó chính là tình trạng trình độ, năng lực quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo, sự thiếu nhất quán về cơ chế chính sách của giáo dục… Đây chính là những nhân tố chủ yếu tác động làm giảm hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.

Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo. Trên cơ sở điều kiện thực tế của một tỉnh miền núi còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất là trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Yên Bái đang trong quá trình chuyển đổi, phát triển, Đề tài đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục những tồn tại hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục đào tạo của tỉnh trong thời gian qua cho phù hợp, trong đó tập trung kiến nghị đề xuất các biện pháp để quản lý quy trình lập, phân bổ, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí giáo dục đào tạo đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách bảo đảm sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch. Những giải pháp đưa ra mặc dù không phải là hoàn toàn mới mẻ, nhưng nếu tập trung triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo, bảo đảm sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững.

Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc[9], để làm được điều đó cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp quan trọng nhất là quản lý về tài chính NSNN cho giáo dục trong đó có quản lý chi thường xuyên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 2. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB tài

chính, Hà Nội.

3. https://www.slideshare.net/garmentspace/th-s02008-qun-l-chi-thng-xuyn- ngn-sch-nh-nc

4. Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011

5. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2016,tr.115.

7. Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; 8. Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2011 Phê duyệt

Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái thời kỳ 2010 - 2020

9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính: Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

I. Thông tin cá nhân:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Họ tên: ... 2. Giới tính: Nam  Nữ  3. Tuổi: Từ 18 -29 tuổi  Từ 30 - 39  Trên 40 tuổi  4. Trình độ học vấn: Cao đẳng  Đại học  Sau đại học 

5. Thời gian công tác

1- 10 năm  10 -20 năm 

Trên 20 năm 

II. Bảng khảo sát:

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục và đào tạo mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất đồng ý 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt 3 Bình thường 2,61 - 3,40 Khá 2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Trung bình 1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá I Công tác lập dự toán 1 2 3 4 5

1 DT1. Chu trình dự toán ngân sách là một chuỗi logic và chặt chẽ

2 DT2. Kinh tế vĩ mô, dự báo thu - chi NS, trần NS được liên kết với nhau

3

DT3. Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập NS

4 DT4. Lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế

5 DT5. Được thông tin trước khi lập dự toán 6 DT7. Các đơn vị dự toán NS đúng tiến độ

TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá

cụ thể về thu- chi ngân sách theo hướng bền vững của Nhà nước

II Công tác chấp hành thu NSNN 1 2 3 4 5

1 T1: Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quy định.

2 T2: Công tác quản lý thu được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

3 T3: Công tác thu được tiến hành thu đúng người, đúng đối tượng

4 T4: Tiến hành kiểm tra công tác dự toán thu định kỳ 5 T5: Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực

hiện dự toán thu

III Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước

1 CH1. Công tác quản lý chi được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

2 CH2. Có những ràng buộc hạn chế các phát sinh trong chi NSNN

3 CH3. Phân quyền đã không làm giảm kiểm soát chi NSNN

4 CH4. Thông tin về tình hình thực hiện chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả. 5

CH5. Các đơn vị sử dụng ngân sách có hệ thống được giao cho lập kế hoạch và đảm bảo chi NS không được vượt dự toán.

TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá IV Công tác kế toán, quyết toán

1 KT1: Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế

2 KT2: Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành tổ chức công tác kế toán

3 KT3: Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được tiến hành thường xuyên, đảm bảo

4 KT4: Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho công tác quản lý ngân sách

V Công tác thanh tra, kiểm tra

1 TT1. Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình không?

2 TT2. Có hình thức phạt thích hợp không nếu có vi phạm?

3

TT3. Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước

4 TT4. Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo đúng nghĩa của nó

Ý kiến khác góp ý?... ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của tỉnh yên bái (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)