Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá chung
3.5.1. Những mặt đạt được
Quản lý định mức chi: Tỉnh đã thực hiện đảm bảo phân bổ ngân sách
theo định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định và hướng dẫn của chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quản lý lập dự toán: Quản lý, sử dụng các khoản chi thường xuyên tại
các cơ sở giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái về cơ bản đã bảo đảm theo đúng quy định của Luật NSNN, kinh phí được phân bổ đã đáp ứng được hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo, bảo đảm đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, công tác lập dự toán đã đảm bảo đi từ cơ sở.
Quản lý chấp hành dự toán: các đơn vị đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện chi tiêu, nhờ đó chi tiêu hoạt động nghiệp vụ trong các đơn vị đã từng bước đi vào nền nếp theo hướng chặt chẽ, công khai minh bạch hơn.
Quản lý quyết toán, thanh kiểm tra: công tác quyết toán ngân sách về cơ
bản các cơ quan, đơn vị đã thực hiện lập và gửi báo cáo quyết toán kịp thời, đầy đủ cho cơ quan tài chính, báo cáo quyết toán đã bảo đảm phản ánh được các chỉ tiêu phục vụ cho công tác xét duyệt, tổng hợp quyết toán của các cơ quan quản lý. Công tác thanh tra, phân cấp quyết toán, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái đã bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, giúp cho cơ quan quản lý giáo dục tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý một toàn diện hơn các đơn vị trực thuộc, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước từ quản lý về tổ chức bộ máy, công tác chuyên môn nghiệp vụ đến quản lý tài chính.
3.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo của tỉnh Yên Bái còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là:
- Về xây dựng hệ thống định mức chi: Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành ở địa phương đã giành nhiều quan tâm cho giáo dục và đào tạo, chi ngân sách cho giáo dục tăng lên theo từng năm, nhưng nguồn tăng chi vẫn chủ yếu do ngân sách Trung ương trợ cấp. Vì thế phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục chưa thể thực hiện theo định mức phân bổ kinh phí trên đầu học sinh mà vẫn là phân bổ theo biên chế được duyệt. Điều này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
- Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, chưa quy định cụ thể, rõ ràng một số nội dung chi, mức chi, thiếu các biện pháp quản lý, tăng thu, tiết kiệm chi.
- Những thay đổi trong quy trình và phương pháp hạch toán của KBNN Trung ương chưa được phổ biến rộng rãi cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Về công tác lập và phân bổ dự toán: Các đơn vị lập dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách thường không đáp ứng về mặt thời gian dẫn tới công tác thẩm tra, giao dự toán chi tiết của cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác chấp hành ngân sách. Bên cạnh đó, do khả năng ngân sách còn nhiều hạn chế, số hướng dẫn lập dự toán thấp trong khi dự toán các đơn vị lập lại quá cao so với khả năng ngân sách có thể đáp ứng nên việc xây dựng dự toán tại cơ sở đôi khi chỉ mang tính hình thức.
- Chất lượng công tác lập dự toán nhìn chung chưa cao, dự toán lập ra chưa thực sự sát với nhu cầu chi thực tế tại đơn vị, dẫn tới tình trạng khi thực hiện có nội dung thừa, nội dung thiếu, phải điều chỉnh dự toán gây chậm trễ trong việc thực hiện. Việc xây dựng dự toán tại các đơn vị chưa dự đoán được những thay đổi về biên chế, những thay đổi làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch.
- Về công tác điều hành và cấp phát chi ngân sách: Việc phân cấp cho huyện quản lý, điều hành và cấp phát ngân sách cho các cơ sở giáo dục nhưng các trường này trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo là chưa phù hợp với phân cấp quản lý NSNN, gây khó khăn trong khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Mặt khác, do dự toán lập không sát với tình hình nhiệm vụ chi nên có nhiều nhiệm vụ đến quý IV mới triển khai thực hiện nên kinh phí tồn chuyển nguồn sang năm sau tương đối lớn.
- Về công tác quyết toán: Do thời gian kiểm tra quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách không nhiều, số lượng cán bộ chuyên quản tham gia quyết toán ít nên công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán chưa thực sự chặt chẽ. Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị gửi báo cáo quyết toán chậm so với quy định, chất lượng báo cáo quyết toán các đơn vị lập không cao, sổ sách kế toán khá sơ sài gây khó khăn cho công tác thẩm tra quyết toán. Còn tồn tại một số trường hạch toán các khoản chi chưa đúng với mục lục ngân sách hiện hành, nhất là đối với một số khoản chi mua sắm, sửa chữa. Một số khoản chi sử dụng không đúng mục đích đã được phê duyệt trong dự toán.
- Công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên ở các đơn vị cơ sở chưa tốt, chủ yếu mới chỉ có công tác duyệt quyết toán tại các trường khi hết năm. Do công tác kiểm tra còn hạn chế nên chưa thực hiện
được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi, chưa rút kinh nghiệm được cho công tác quản lý tốt hơn.
3.5.3. Nguyên nhân
*Nguyên nhân khách quan
- Khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Yên Bái. Đồng thời với tình trạng lạm phát cao của những năm gần đây làm cho chi phí tăng.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đối phó với thiên tai, dịch bệnh, Yên Bái đòi hỏi các khoản kinh phí lớn, trong khi đó thiên tai, dịch bệnh lại khiến nguồn thu giảm, vì thế, đây là những khó khăn nhân đôi.
- Do điều kiện tự nhiên của tỉnh còn nhiều khó khăn, gây cản trở tới công tác giảng dạy và học tập.
- Kinh tế của tỉnh kém phát triển, thu ngân sách trên địa bàn thấp dẫn tới chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác trong khu vực.
- Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như: số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học.
* Nguyên nhân chủ quan
- Hệ thống văn bản chế độ thường xuyên thay đổi, công tác tập huấn chưa đáp ứng được kịp thời gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện. Hệ thống tiêu chuẩn định mức còn một số bất cập, chưa sát với thực tế.
- Sức ép về gia tăng dân số, từ đó nhu cầu của người học vượt quá khả năng cơ sở vật chất hiện có.
- Trình độ, năng lực của một số cán bộ làm công tác tài chính kế toán, nhất là kế toán tại các trường còn thấp, gây trở ngại trong công tác điều hành ngân sách của cơ quan cấp trên.
- Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập gây khó dễ trong công tác giải ngân, quyết toán, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA TỈNH YÊN BÁI TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020