5. Bố cục của luận văn
2.2.1.2. Thôngtin sơ cấp
Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi.
* Mục đích điều tra: Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Cỡ mẫu điều tra: Toàn bộ nhân viên tham gia quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Yên Bái.
* Nội dung phiếu điều tra
Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale
Điểm Mức đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Kém
2 1,80 - 2,59 Trung bình
3 2,60 - 3,39 Khá
4 3,40 - 4,19 Tốt
5 4,20 - 5,00 Rất tốt
- Thời gian điều tra: Từ tháng 1đến tháng 3 năm 2017.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến từ các cán bộ chuyên
môn, cán bộ chuyên trách, những người am hiểu về chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là cán bộ các phòng chuyên môn, Lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch, … về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý chi thường xuyên và thực tế việc thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên tại đơn vị.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin: Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng phần mềm exel để xử lý thông tin.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin: Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa, cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình quản lý chi ngân sách ở địa phương. Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành thống kê và mô tả lại mô hình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ cấu sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo từng cấp học, cơ cấu chi theo nội dung chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2016
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
+ So sánh định lượng: So sánh số liệu năm trước và năm sau về chi thường xuyên ngân sách địa phương, cơ cấu chi cho Giáo dục và chi cho Đào tạo tỉnh Yên Bái theo nội dung và theo từng cấp học chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái. Từ đó thấy được hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh và trình độ của người thực hiện công tác chi thường xuyên cho giáo dục để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu thuộc địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo: - Chi ngân sách địa phương tỉnh Yên Bái 2006-2016 : Là những con số thể hiện mức độ chi đầu tư NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.
- Chi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2006-2016: Là những con số thể hiện mức độ chi đầu tư NSNN cho chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Yên Bái.
2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Quản lý định mức chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Quyết định quản lý định mức chi được đưa ra trong giai đoạn 2006-2016.
Là sự cụ thể hóa các quyết định quản lý định mức chi của cấp trên vào ngân sách địa phương tỉnh Yên Bái.
Quản lý việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
Chỉ tiêu trong Quản lý việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo là những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng dự toán của các cơ sở giáo dục, giúp cho các cơ sở giáo dục tăng cường chất lượng lập dự toán đảm bảo đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.
Quản lý việc thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN so với dự toán trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
Là sự chấp hành dự toán của đơn vị sự nghiệp đối với dự toán được giao đầu năm, được xác định như sau:
B =
Số chi thường xuyên
thực hiện trong năm x 100% Số dự toán giao đầu năm
Quản lý qua công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Số lượng các chứng từ chi thường xuyên hạch toán sai được phát hiện trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
- Số tiền đã xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ nộp ngân sách nhà nước trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái.
Từ những khoản chi được phát hiện và thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước giúp cơ quan tài chính quản lý tốt được việc quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo, tránh thất thoát vốn NSNN, rút kinh nghiệm được các khoản chi sai đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Giúp phát hiện những tồn tại, bất cập có tính hệ thống để làm cơ sở đánh giá kết quả cũng như sự phù hợp của chính sách khi đi vào thực tế để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế cho phù hợp để bảo đảm đáp ứng tốt nhất hoạt động giảng dạy và học tập, đồng thời khắc phục những tồn tại góp phần tăng cường được kỷ cương, kỷ luật tài chính trên địa bàn.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 3.1. Một số nét cơ bản về giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là một trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 72 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80% dân số 2 huyện này) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
- Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo hạn hẹp, chủ yếu dựa vào bổ sung từ ngân sách trung ương, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé mới chỉ đáp ứng gần 20% tổng nhu cầu chi ngân sách trên địa bàn, trong khi đó việc đẩy mạnh xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục ở địa bàn miền núi cũng hết sức khó khăn. Đây chính là khó nội tại của các tỉnh miền núi nghèo như Yên Bái, cho nên nếu không đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách địa phương, thì sẽ không thể có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và điều này sẽ có tác động bất lợi đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy rõ khó khăn về nguồn lực của ngân sách địa phương qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Thu, chi ngân sách tỉnh Yên Bái 2006-2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Thu NSNN trên địa bàn Tỷ
đồng 279 314 395 512 723 860 1.775 2.295
2. Chi ngân sách Tỷ
đồng 1.652 2.138 2.772 3.437 4.022 5.085 6.923 8.932
3. Tỷ trọng thu so với chi % 17 15 14 15 18 17 25 25
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Yên Bái
- Mạng lưới trường lớp học còn bất cập và chưa được phân bố hợp lý; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong các cấp học còn thấp (mầm non 5,8%, phổ thông 14,4%); các trường mầm non còn chưa có đủ ở tất cả các xã, so với nhu cầu số phòng học mầm non hiện có mới chỉ đáp ứng được 80%; số lượng các trường mầm non, trường phổ thông có nhiều cấp học chưa được tách ra độc lập vẫn còn khá phổ biến; số lượng các điểm trường, lớp ghép ở địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá lớn điều kiện đi lại rất khó khăn, có nơi mặc dù số lượng học sinh đi học quá thấp so với định mức học sinh trên lớp theo quy định nhưng vẫn phải thành lập thêm các điểm trường để bảo đảm nhu cầu học tập cho con em các dân tộc trong tỉnh, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức, quản lý giáo dục cũng như việc bố trí kinh phí hoạt động trong các nhà trường, chưa bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm.
- Đội ngũ nhà giáo ở hầu hết các địa phương và ở các cấp học, ngành học đều trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, nhưng việc tổ chức sắp xếp lại đội ngũ, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ vùng thấp lên vùng cao còn chậm, có nơi khó thực hiện hoặc thực hiện không kiên quyết, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ, bố trí kinh phí hoạt động đối với các nhà trường. Thực tế trong những năm qua ngân sách địa phương vẫn phải dành ra một phần kinh
phí không nhỏ mỗi năm hàng chục tỷ đồng để trả lương cho số cán bộ, giáo viên dôi dư tại các trường mà không thể điều chuyển đi nơi khác được. Tính đến năm 2015 toàn tỉnh còn thừa 211 giáo viên, nhân viên trường học, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp như: thành phố Yên Bái thừa 62 người, huyện Văn Chấn thừa 26 người, huyện Trấn Yên thừa 17 người, huyện Lục Yên thừa 44 người, huyện Yên Bình thừa 39 người… Trong khi đó so với định mức lại thiếu 2.755 người, tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, gồm: huyện Mù Cang Chải thiếu 320 người, huyện Trạm Tấu thiếu 114 người, huyện Văn Chấn thiếu 564 người, huyện Trấn Yên thiếu 236 người, huyện Văn Yên thiếu 648 người…
- Chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương còn bất cập, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người học thủ tục còn quá phức tạp, nhưng lại chưa được hướng dẫn cụ thể rõ ràng, cá biệt còn có tình trạng trùng lặp về đối tượng được hưởng giữa các chính sách hỗ trợ, gây rất nhiều khó khăn cho công tác rà soát, phê duyệt đối tượng, kinh phí hỗ trợ cũng như việc chi trả chế độ chính sách cho học sinh nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp, đi lại khó khăn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường còn thiếu và lạc hậu, tỷ lệ phòng học kiên cố đến năm 2015 còn chưa cao (mầm non là 56%, phổ thông 71%), vẫn còn tình trạng phòng học bán kiên cố ở các trường giáo dục chuyên nghiệp, phòng học tạm tranh tre, nứa lá ở giáo dục mầm non và phổ thông, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn chưa tương xứng dẫn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Công tác xã hội hoá giáo dục đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai nhưng kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đến năm 2015 toàn tỉnh mới chỉ có 10 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp ngoài công lập, tuy nhiên hoạt động cơ sở giáo dục công lập còn rất cầm chừng, có trường sau khi chuyển đổi ra ngoài công lập vẫn phải dựa vào các chính sách hỗ trợ từ NSNN để tồn tại; nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân về công tác xã hội hoá giáo dục còn chưa đầy đủ, còn có tình trạng khoán trắng công tác giáo dục cho nhà trường, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục không đáng kể và không đồng đều, chỉ tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực miền núi hầu như có gì, hoạt động của các nhà trường chủ yếu vẫn do NSNN đảm bảo toàn bộ.
Mô hình và tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo của tỉnh Yên Bái:
Từ năm 2006 trở lại nay, để phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, phân cấp nhiệm vụ về quản lý NSNN đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh Yên Bái được thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thống nhất quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, dự toán ngân sách hàng năm và các chế độ chính sách theo thẩm quyền để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo địa phương; quyết định giao dự toán và ban hành các quy định về tổ chức triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đối với giáo dục, đào tạo. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước