- Lựa chọn mô hình tổ chức và cơ chế quản lý đối với hệ thống BHTG phù hợp: Không có một mô hình tổ chức và cơ chế quản lý duy nhất phù hợp áp dụng cho tất cả các quốc gia. Theo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, để có một tổ chức BHTG hiệu quả thì tổ chức đó cần phải đƣợc hoạt động một cách độc lập, có trách nhiệm giải trình, minh bạch đồng thời không bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực tài chính ngân hàng.
Đa số các tổ chức BHTG trên thế giới đƣợc cấu trúc là thể chế độc lập thuộc chính phủ hoặc doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc (nhƣ: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Malaysia…). Nhiệm vụ của những hệ thống này thƣờng đƣợc quy định rất rõ ràng trong luật. Mặc dù mô hình tổ chức này đòi hỏi đƣợc đầu tƣ nhiều hơn so với các
mô hình khác nhƣng nó cho phép tổ chức BHTG thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của ngƣời gửi tiền .
Qua đó thấy rằng, để có đƣợc một tổ chức BHTG hoạt động hiệu quả nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của ngƣời gửi tiền thì tổ chức đó phải có nhiệm vụ đƣợc quy định rõ ràng đồng thời đƣợc trao đầy đủ quyền hạn để thực thi nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc tạo điều kiện độc lập trong hoạt động.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Khuôn khổ pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động BHTG. Vì vậy, Việt nam khi xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ BHTG phải đƣợc đầy đủ, quy định một cách chi tiết, rõ ràng có thể bao quát đƣợc các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời có tính đồng bộ và tính thực thi cao.
- Cơ chế phối hợp giữa tổ chức BHTG và các cơ quan có liên quan: Theo kinh nghiệm quốc tế, việc giám sát các TCTD tham gia BHTG không phải chỉ do một cơ quan chịu trách nhiệm. Tại các quốc gia, chính phủ các nƣớc xây dựng một mạng an toàn tài chính quốc gia trong đó, các cơ quan sẽ phối hợp với nhau trong việc giám sát các hoạt động của các TCTD tham gia BHTG để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên đƣợc quy định rõ trong các Luật liên quan để đảm bảo các thành viên có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ với nhau tránh xảy ra sự chồng chéo trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Bên cạnh luật, các công cụ khác cũng có thể đƣợc sử dụng để điều chỉnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính nhƣ: các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ chính thức, cử nhân sự tham gia hội đồng quản trị hoặc các ủy ban hỗn hợp.
- Chia sẻ thông tin: Việc chia sẻ thông tin đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng cơ quan cũng nhƣ của cả mạng an toàn tài chính quốc gia. Do chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công, cơ quan giám sát là nguồn thông tin quan trọng nhất về hệ thống ngân hàng, do đó cần phải có quy định rõ ràng về việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan này với các thành viên khác trong mạng
an toàn tài chính. Đối với tổ chức BHTG, thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của các ngân hàng để có phƣơng án đối phó kịp thời với các vấn đề phát triển. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao, tổ chức BHTG cần phải đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật và chính xác.
- Nguồn nhân lực: Để cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, các tổ chức BHTG của một số nƣớc trên thế giới đã mời các chuyên gia từ các tổ chức trong nƣớc và những đơn vị đƣợc xếp hạng tín dụng cao phù hợp để đào tạo nhằm tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực, ví dụ nhƣ KDIC. Thậm chí, họ còn tuyển các chuyên gia đã làm cho các tổ chức tài chính để chọn đƣợc ngƣời có chuyên môn cần thiết. Ngoài tuyển dụng thì việc thực hiện trao đổi nhân sự giữa các cơ quan thông tin tín dụng tƣ nhân để chia sẻ khả năng phân tích rủi ro và chuyên môn cũng mang lại hiệu quả cao. Điều này đã giúp sẽ giúp cho tổ chức BHTG có một nguồn lực dồi dào, chất lƣợng cao để phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU