Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 41)

BHTGVN là tổ chức tài chính Nhà nƣớc, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn Điều lệ, đƣợc quản trị và điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban điều hành.

Hiện nay, Hội đồng quản trị có 5 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm là đại diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về hoạt động của BHTGVN. Các thành viên còn lại do Thống đốc NHNNVN bổ nhiệm bao gồm: một thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và 3 thành viên chuyên trách.

Ngoài ra, BHTGVN có 3 Kiểm soát viên để giúp NHNNVN thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của BHTGVN trong điều hành hoạt động, chấp hành pháp luật và Điều lệ của BHTGVN.

Văn phòng, các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ và các Chi nhánh của BHTGVN có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

Trụ sở chính của BHTGVN đƣợc đặt tại Thủ đô Hà Nội cùng với 8 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nƣớc:

- Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội có trụ sở tại Hà Nội, - Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ, - Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ có trụ sở tại thành phố Hải Phòng, - Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ có trụ sở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An,

- Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Đà Nẵng có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, - Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có trụ sở tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa,

- Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh,

- Chi nhánh BHTGVN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có trụ sở tại thành phố Cần Thơ.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Nguồn: BHTGVN

Bắt đầu từ năm 2006, BHTGVN đã thực hiện việc phân công, ủy quyền quản lý khách hàng theo địa bàn trong hệ thống BHTGVN, giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh BHTGVN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, bám sát tình hình thực tế tại địa phƣơng và đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung theo định hƣớng phát triển của mình.

3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.1.4.1. Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN. Những cơ sở pháp lý mà BHTGVN phải căn cứ vào đó để thực hiện nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho hoạt động nói chung và hoạt động nghiệp vụ nói riêng của BHTGVN phù hợp với những quy định của pháp luật. Khi cơ sở pháp lý thay đổi sẽ tác động làm cho hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN phải thay đổi cho phù hợp.

3.1.4.2. Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một trong những nhiệm vụ quan trọng, nòng cốt của BHTGVN là việc chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Do vậy, năng lực tài chính của BHTGVN có ảnh hƣởng quan trọng đến việc xử lý các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ để không ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời gửi tiền cũng nhƣ tình hình trật tự xã hội tại địa phƣơng có tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ.

3.1.4.3. Công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG là một nhân tố thiết yếu trong hoạt động của BHTGVN. Chiến lƣợc tuyên truyền, các quy trình thông tin đến công chúng, hay đơn giản nhƣ thông cáo báo chí, các thông báo chính thức kịp thời đến ngƣời gửi tiền có thể đảm bảo họ có hiểu biết đúng đắn và yên tâm gửi tiền tại các TCTD góp phần giữ an toàn hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại, việc thông tin không rõ ràng, minh bạch trong trƣờng hợp xảy ra đổ vỡ hoặc có nguy cơ khủng hoảng hệ thống có thể khiến công chúng nhầm lẫn, mơ hồ và do đó, có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

3.1.4.4. Nguồn nhân lực

Dù ở lĩnh vực nào thì nguồn nhân lực cũng là một phần không thể thiếu trong phát triển doanh nghiệp và ở BHTGVN cũng không ngoại lệ. Từ thực tế triển khai các hoạt động nghiệp vụ, nhằm duy trì sự ổn định của các TCTD, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển an toàn bền vững hệ thống ngân hàng, thì cán bộ nghiệp vụ yêu cầu cần phải có trình độ và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính tốt, phải am hiểu sâu các hoạt động và dịch vụ tài chính, phải có khả năng bao quát, đánh giá tình hình chung về một ngân hàng về cả cơ cấu, quản trị. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết và cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa.

3.1.4.5. Cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất sôi động thì việc có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình triển khai các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN. Việc thu thập, xử lý thông tin của BHTGVN hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thông tin. Do vậy, phát triển hệ thống công nghệ thông tin sẽ ảnh hƣởng hƣởng không nhỏ đến hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN.

3.1.4.6. Các hoạt động hợp tác quốc tế

Việc mở rộng hợp tác với các tổ chức BHTG tiên tiến trên thế giới giúp BHTGVN học hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức, phát triển nghiệp vụ BHTG, cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặt khác cũng nhƣ kinh nghiệm xử lý các tổ chức tham gia BHTG yếu kém.

3.1.4.7. Cơ chế chia sẻ thông tin giữa các nghiệp vụ

Việc chia sẻ thông tin giữa các nghiệp vụ là rất quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN. Kết quả đầu ra của nghiệp vụ này là thông tin đầu vào của nghiệp vụ khác. Do vậy, cần phải có cơ chế chia sẻ thông tin giữa các nghiệp vụ để giúp xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng/ban nghiệp vụ, giúp giảm nguồn lực và chi phí.

3.2. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.2.1. Nghiệp vụ Cấp, Thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định của Luật BHTG, chậm nhất 15 ngày trƣớc ngày khai trƣơng hoạt động, tổ chức tín dụng phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Đồng thời, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG, BHTGVN có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia BHTG. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG bao gồm:

- Đơn đăng ký tham gia BHTG theo mẫu;

- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;

- Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức tham gia BHTG.

Trƣờng hợp NHNNVN có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi theo quy định, tổ chức tham gia BHTG sẽ bị tạm thu hồi chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hoạt động cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đƣợc BHTGVN thực hiện đúng quy định, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần minh bạch hóa chính sách bảo hiểm tiền gửi.

3.2.2. Nghiệp vụ Giám sát từ xa

Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN đƣợc triển khai sớm, ngay từ khi BHTGVN đƣợc thành lập. Theo quy định của Luật BHTG, hoạt động giám sát là tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNNVN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

Giám sát từ xa đƣợc coi là hê ̣ thống cảnh báo sớm để xác định những rủi ro tiềm ẩn của tổ chƣ́c tham gia BHTG , tƣ̀ đó đề xuất biê ̣n pháp giúp các t ổ chức tham gia BHTG khắc phu ̣c , phòng ngừa r ủi ro, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.

Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG tâ ̣p trung chính vào 2 nô ̣i dung: i) Giám sát chấp hành quy định pháp luật về BHTG ; ii) Giám sát về an toàn kinh doanh trong hoạt động ngân hàng và đang trong tiến trình của giám sát theo rủi ro.

3.2.2.1. Giám sát chấp hành các quy định pháp luật về BHTG

- Thông tin giám sát

Thông tin đầu vào là cơ sở quan tro ̣ng phu ̣c vu ̣ hoa ̣t đô ̣ng giám sát . Thông tin đầu vào bao gồm các thông tin tài chính , kế toán, thống kê đƣợc thể hiện trong các báo cáo tài chính, kế toán, báo thống kê và thông tin phi tài chính trong các báo cáo hoạt động ngân hàng.

Theo quy định tại Luật BHTG năm 2012, việc cung cấp thông tin đầu vào phục vụ cho hoạt động giám sát của BHTGVN đƣợc tiếp cận từ NHNN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát. Nhƣ vậy, việc phân quyền của NHNN cho BHTG tiếp cận thông tin trên cơ sở dữ liệu của NHNN sẽ đóng vai trò quyết định đến nội dung và kết quả của hoạt động giám sát.

Ngày 28/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 34/2016/TT-NHNN Quy định việc cung cấp thông tin giữa NHNNVN và BHTGVN có hiệu lực từ 14/2/2017. Theo đó, toàn bộ thông tin về tình hình hoạt động và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG sẽ tiếp nhận từ NHNN. Khi đó, giai đoạn 2013 – 2018, BHTGVN tiếp nhận thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động giám sát gồm 2 giai đoạn:

i) Trƣớc năm 2017: Thông tin đầu vào tƣ̀ các t ổ chức tham gia BHTG theo Quyết đi ̣nh số 191/QĐ-BHTG13 và Quyết định số 192/QĐ-BHTG13 ngày 28/8/2006 của Tổng giám đốc BHTGVN v ề việc ban hành quy định thông tin báo cáo áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG.

Việc giám sát đánh giá tình hình vi phạm thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG trong giai đoạn này theo các tiêu chí đối với từng chỉ tiêu của các

báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTGVN về các mặt: Tính đầy đủ, kịp thời, chính xác.

ii) Từ năm 2017: BHTGVN tiếp nhận thông tin báo cáo tƣ̀ các t ổ chức tham gia BHTG theo quy định tại Thông tƣ 34 bao gồm:

+ Các báo cáo đầu tƣ đối với nền kinh tế + Các báo cáo huy động vốn

+ Báo cáo thanh toán và ngân quỹ + Báo cáo hoạt động ngoại hối + Thị trƣờng tiền tệ

+ Giám sát, bảo đảm an toàn hoạt động TCTD + Các báo cáo tài chính

Theo quy định tại Thông tƣ 34, BHTGVN thực hiện tiếp nhận thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG từ NHNN bắt đầu từ tháng 1/2017. Tuy nhiên, chất lƣợng thông tin tiếp nhận từ NHNN chƣa cao, nhiều đơn vị chƣa gửi thông tin hoặc thông tin chƣa chính xác, chậm bổ sung, sửa chữa, ảnh hƣởng tới thời gian và chất lƣợng báo cáo.

- Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG

Theo quy định tại Điều 18 Luật BHTG, số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm gồm 3 phần: i) Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; ii) Tiền mua giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam; iii) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

BHTGVN thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ giám sát phí đ ối với các tổ chức tham gia BHTG. Đây là mô ̣t nô ̣i dung của hoạt động giám sát của BHTGVN trong th ời gian qua. Việc giám sát phí đối với các tổ chức tham gia BHTG trên các tiêu chí: Thiếu, chậm, thừa và số dƣ tiền gửi.

Hiê ̣n nay, BHTGVN đang áp du ̣ng mƣ́c phí đồng ha ̣ng (0,15%/năm) áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG.

Viê ̣c giám sát các quy đi ̣nh về phí BHTG chủ yếu căn cƣ́ vào bảng tính phí do tổ chƣ́c tham gia BHTG nô ̣p và các báo cáo khác nhƣ b ảng cân đối tài khoản kế toán, các báo cáo về số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm để đối chiếu với số phí thƣ̣c nô ̣p.

- Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG.

Cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG là một hoạt động nghiệp vụ chính của BHTG. Việc giám sát hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG gồm các nội dung:

+ Quy định về cấp mới, cấp lại, cấp bản sao Chứng nhận tham gia BHTG. + Quy định về niêm yết bản sao Chứng nhận TGBHTG.

3.2.2.2. Giám sát về an toàn kinh doanh trong hoạt động ngân hàng

BHTGVN giám sát tình h ình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG thông qua giám sát viê ̣c chấp hành các quy đi ̣nh về an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng và các y ếu tố khác ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của các tổ chƣ́c tham gia BHTG.

Công tác giám sát về tình hình hoạt động của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo các chỉ tiêu chính nhƣ sau:

Vốn – Quy mô nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG trong giai đoạn 2013 - 2018 tăng phù hợp với sự gia tăng về số lƣợng các tổ chức tham gia BHTG . BHTGVN giám sát chỉ tiêu về vốn đối với các tổ chức tham gia BHTG dựa trên các chỉ tiêu quy định về vốn của NHNN và pháp luật cũng nhƣ theo thông lệ gồm: i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ii) về mƣ́ c đảm bảo vốn pháp đi ̣nh và vốn điều lệ của các tổ chƣ́c tham gia BHTG, iii) Cơ cấu các nguồn vốn, (iv) Tăng trƣởng các nguồn vốn…

Tài sản – chất lượng tài sản

Chất lƣợng tài sản nghĩa là chất lƣợng tài sản có sinh lời, mà trƣớc hết đƣợc phản ánh ở chất lƣợng của hoạt động tín dụng. Chất lƣợng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn đƣợc vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì đƣợc đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả.

Nơ ̣ xấu là mô ̣t loa ̣i rủi ro tín du ̣ng gây ra sƣ̣ tổn thất về tài chính cho t ổ chức tham gia BHTG do ngƣời đi vay không thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vu ̣ trả nợ đúng ha ̣n theo

cam kết hoă ̣c mất khả năng thanh toán . Khi nợ xấu quá cao và đ ặc biệt tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ từ 3% trở lên thì có nguy cơ r ủi ro và nếu tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ từ 5% trở lên thì sẽ trở thành vấn đề nghiêm tro ̣ng gây ra nhƣ̃ng hâ ̣u quả khôn lƣờng không nhƣ̃ng đ ối với tổ chức tham gia BHTG mà còn ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng đến sự an toàn của cả hê ̣ thống tài chính - ngân hàng và gây hậu quả xấu đến cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)