Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 38 - 39)

Vào giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hàng loạt Hợp tác xã tín dụng (HTXTD) hoạt động yếu kém, mất khả năng thanh toán, bị đỗ vỡ. Ngƣời gửi tiền tại những HTXTD này không đƣợc chi trả tiền gửi đúng hạn, đầy đủ, kịp thời, thậm chí mất trắng cả gốc và lãi mà không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ, tạo ra tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong công chúng vào hệ thống HTXTD và ngân hàng, dẫn đến tình trạng ngƣời gửi tiền đổ xô rút tiền gửi tại các HTXTD và các ngân hàng vƣợt quá tầm kiểm soát của Nhà nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội. Một số ngân hàng quy mô nhỏ cũng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản, nhƣng chƣa có cơ chế xử lý, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không thể giải quyết đƣợc triệt để, ... nên đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên ở Việt Nam.

Trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc cũng nhƣ ngành ngân hàng đã có ý tƣởng về việc thiết lập một mô hình BHTG, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền và bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và các TCTD. Việc nghiên cứu tìm ra một mô hình BHTG ở Việt nam chỉ thực sự đƣợc nghiên cứu một cách ráo riết từ giữa những năm 90, khi NHNNVN đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng đề án về BHTG, đặc biệt là từ khi Quốc hội thông qua hai đạo luật quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng vào tháng 12 năm 1997, đó là Luật NHNNVN và Luật Các TCTD. Tại Điều 17 Luật các TCTD đã quy định trách nhiệm của các TCTD là phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, thông qua việc TCTD phải tham gia tổ chức bảo toàn hoặc BHTG.

Sau một thời gian nghiên cứu, mô hình BHTG đã đƣợc hình thành theo Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 (sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005); đến ngày 9/11/1999 Thủ tƣớng CP đã ký

Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 về việc thành lập TCBHTG với tên gọi “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”. Ngày 07/7/2000 BHTGVN chính thức đi vào hoạt động. BHTGVN là tổ chức tài chính Nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng; hoạt động theo Điều lệ do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thời gian đầu, BHTGVN đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nhiều QTDND đƣợc thí điểm thành lập trên các địa bàn khác nhau hoạt động yếu kém, một số quỹ còn có nguy cơ đổ vỡ. Trong khi đó, bộ máy tổ chức của BHTGVN chƣa ổn định, cơ chế hoạt động chƣa đƣợc cụ thể hóa. Tuy nhiên, đƣợc sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, của Ban lãnh đạo NHNNVN, sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan chức năng, Bộ, Ban, Ngành và các đơn vị thuộc NHNN, BHTGVN đã từng bƣớc đi vào hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống BHTGVN đã luôn đoàn kết, nỗ lực vì mục tiêu chung. Đến nay, hệ thống BHTGVN gồm có Trụ sở chính và 8 Chi nhánh khu vực. Bộ máy Trụ sở chính bao gồm HĐQT, Ban điều hành cùng các Phòng chuyên môn nghiệp vụ. Các Chi nhánh cũng hình thành các phòng chức năng về BHTG.

Sự ra đời của BHTGVN là một bƣớc tiến có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực của Chính Phủ, của ngành ngân hàng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam có một môi trƣờng minh bạch, an toàn, hiệu quả, theo gần những nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)