3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi chƣa đầy đủ, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và thông lệ quốc tế
+ Trong gần 20 năm qua, chính sách BHTG đã phát huy tích cực và góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bảo vệ ngƣời gửi tiền thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp và có nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn, đã hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ vốn có của BHTGVN, làm cho quyền hạn và nghĩa vụ theo luật định của BHTGVN bị hạn chế so với thông lệ quốc tế. Cụ thể: Hạn mức chi trả tiền gửi đuợc bảo hiềm còn thấp, chƣa khuyến khích thu hút tiền gửi; cơ chế giám sát
chƣa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, sự phối họp giữa các cơ quan trong hệ thống giám sát còn nhiều bất cập…
+ Luật BHTG, đã phát huy vai trò của một tổ chức thực hiện chính sách công với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Luật BHTG đã quy định tƣơng đối đầy đủ các nội dung về hoạt động BHTG ở Việt Nam, có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, một số quy định của Luật BHTG đã bộc lộ bất cập nhất định so với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả thực thi.
+ Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho BHTGVN khi tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém nhƣng chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thực hiện hoặc các văn bản mới đƣợc ban hành nên thực hiện chƣa thống nhất, còn vƣớng mắc khi thực hiện.
+ Mô hình hệ thống BHTG tại Việt Nam hiện nay còn quá đơn sơ nên BHTGVN chƣa thể làm hết đƣợc chức năng của mình nhƣ các tổ chức BHTG tiên tiến khác trên thế giới. Ví dụ, Nhà nƣớc chƣa có quy định rõ ràng về vị trí của BHTGVN trong hệ thống giám sát, chƣa quy định rõ ràng về chức năng giám sát rủi ro, tiếp nhận, xử lý tổ chức tín dụng bị đỗ vỡ...
+ Pháp luật chƣa có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ BHTGVN khi tham gia Ban KSĐB đối với TCTD đƣợc KSĐB; chƣa có quy định cụ thể về quyền hạn của BHTGVN trong việc giám sát, kiểm tra tiền gửi đƣợc bảo hiểm và các vấn đề có liên quan trong quá trình tham gia KSĐB TCTD.
- Năng lực tài chính của BHTGVN chƣa tƣơng xứng với vai trò và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao
Nguồn lực tài chính của BHTGVN chƣa đáp ứng đƣợc vai trò bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống tổ chức tham gia BHTG đang có sự phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức hoạt động. Với nguồn lực tài chính hiện tại, BHTGVN chỉ đủ khả năng
chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền tại QTDND, không có khả năng xử lý đối với các tổ chức tham gia BHTG là NHTM.
- Nhận thức của công chúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG còn hạn chế. Lĩnh vực BHTG là không mới trên thế giới tuy nhiên đối với Việt Nam mặc dù BHTGVN đã tồn tại và phát triển gần 20 năm nhƣng vẫn còn khá mới mẻ đối với công chúng. Từ trƣớc tới nay, ngƣời dân chỉ quen với các khái niệm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản... nên nói tới BHTG họ dễ nhầm lẫn với các loại hình bảo hiểm thông thƣờng khác. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt khi có thông tin thất thiệt gây hoảng loạn đối với tổ chức tham gia BHTG và làm mất an toàn hệ thống. Đa số ngƣời gửi tiền chƣa có nhiều hiểu biết về hoạt động BHTG, trách nhiệm và vai trò của BHTGVN, quyền và lợi ích của ngƣời gửi tiền do đó chƣa tạo ra sức ép buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo hiểm tiền gửi.
- Các tổ chức tham gia BHTG chƣa ý thức đúng tầm quan trọng của hoạt động BHTG trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của mình. Nhiều tổ chức tham gia BHTG ở vùng sâu, vùng xa, nhận thực và trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin lạc hậu. Mặt khác, ngay cả một số cán bộ của các tổ chức tham gia BHTG làm nghiệp vụ liên quan đến BHTG cũng chƣa nắm rõ đƣợc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN, do đó ít nhiều gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra của BHTGVN.
- Thiếu thông tin về tổ chức tham gia BHTG và các tổ chức không phải là tổ chức tham gia BHTG mà BHTGVN đƣợc tham gia đánh giá tính khả thi của phƣơng án phục hồi (Công ty tài chính).
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn nhân lực
+ Số lƣợng cán bộ hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN (Trụ sở chính và 8 chi nhánh) chiếm khoảng 43% tổng số cán bộ toàn hệ thống. Đối với cán bộ thực hiện nghiệp vụ, yêu cầu cần phải có trình độ và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính tốt; phải am hiểu sâu các hoạt động và dịch vụ tài chính; phải có khả năng bao quát, đánh giá tình hình chung về một ngân hàng về cả cơ cấu, quản trị, điều hành, tổ
chức. Tuy nhiên, cán bộ nghiệp vụ hiện nay đƣợc đào tạo từ nhiều chuyên môn khác nhau nên khả năng nhận thức và năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu công việc. Nhiều cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới tuyển dụng chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ BHTG.
Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ, tin học của các cán bộ nghiệp vụ nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn tới.
+ Về đào tạo tại BHTGVN, các khóa học đƣợc phân chia làm 2 loại hình: i) Khóa học đào tạo ở nƣớc ngoài: Các khóa học này phần lớn là các khóa học về các hƣớng dẫn do IADI và chia sẻ kinh nghiệm do một số tổ chức BHTG nƣớc ngoài tổ chức, một số cán bộ nghiệp vụ đƣợc cử tham dự khóa đào tạo ở nƣớc ngoài tại một số nƣớc ngoài (nhƣ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ,. . .).
ii) Các khóa học trong nƣớc: Bao gồm các khóa học nội bộ và các khóa học, hội thảo khảo do Ngân hàng Nhà Nƣớc và các cơ quan bên ngoài tổ chức. Nếu nhƣ các khóa học nội bộ đƣợc BHTGVN tổ chức thực hiện để đào tạo về quy trình nghiệp vụ thì các khóa học bên ngoài do Ngân hàng Nhà Nƣớc và các cơ quan, tổ chức khác cung cấp nhằm hỗ trợ nâng cao các kiến thức, kỹ năng liên quan đến ngân hàng cho cán bộ nghiệp vụ.
Tuy nhiên, các khóa đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ chƣa nhiều, số cán bộ nghiệp vụ đƣợc đào tạo còn thấp, thời lƣợng của các khóa học còn ngắn (chỉ kéo dài từ 1-3 ngày). Do vậy, lƣợng phân bổ kiển thức sẽ không đồng đều, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế khi hệ thống ngân hàng đang phát triển nhanh và sâu rộng.
- Công nghệ thông tin
Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) đƣợc tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới mà BHTGVN là một trong ba đơn vị hƣởng thụ đã đi vào hoạt động song chƣa ổn định, vẫn phát sinh lỗi khi vận hành. Bên cạnh đó, khi có thay đổi dữ liệu đầu vào của NHNN thì phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh hệ thống cho phù hợp.
- Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng
+ Hiện nay, BHTGVN có Trụ sở chính và 8 Chi nhánh nhƣng mới chỉ có 3 Chi nhánh có trụ sở làm việc, các đơn vị còn lại phải đi thuê trụ sở với không gian
chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn, định mức về diện tích làm việc cho mỗi cán bộ làm cho năng suất lao động và hiệu quả công việc bị hạn chế.
+ Trang thiết bị tin học phục vụ cho các cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ theo yêu cầu công việc cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, đặc biệt là với nghiệp vụ kiểm tra. Nghiệp vụ kiểm tra có đặc thù phải đi kiểm tra tại các tổ chức tham gia BHTG, khi có hơn 01 Đoàn kiểm tra đi kiểm tra tại các tổ chức tham gia BHTG cùng một lúc, số lƣợng máy tính xách tay phục vụ kiểm tra là không đủ, đôi khi phải mƣợn thêm của đơn vị đƣợc kiểm tra để tiến hành làm việc cho kịp tiến độ, chất lƣợng máy tính xách tay không đƣợc đảm bảo thƣờng xuyên bị lỗi, đồng thời thiếu các thiết bị lƣu trữ dữ liệu dung lƣợng lớn.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM