- Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin của BHTGVN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ. Do vậy, BHTGVN cần thực hiện:
+ Xây dựng giải pháp kỹ thuật công nghệ phục vụ cho kiểm tra, giám sát an toàn theo nhóm khách hàng với tính độc lập tƣơng đối, đồng thời có khả năng tích hợp với hệ thống thông tin khách hàng, giám sát từ xa và nghiệp vụ khác.
+ Xây dựng hệ thống kết nối trực tuyến với tổ chức tham gia BHTG để khai thác báo cáo điện tử trực tuyến từ các tổ chức tín dụng: BHTGVN đã ban hành các quy định về hệ thống thông tin báo các đối với các tổ chức tham gỉa BHTG trên cơ sở các tiêu chí thống kê và phân tích nghiệp vụ. Các tổ chức này cũng đã thực hiện việc chuyển báo các điện tử vào cơ sở dữ liệu khách hàng của BHTGVN. Tuy nhiên cần có biện pháp triển khai riêng biệt cho từng đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, nhằm kết xuất đƣợc dữ liệu trực tiếp và chính xác từ cơ sở dữ liệu khách hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật dữ liệu cho khách hàng.
+ Hoàn thiện phần mềm trong khuôn khổ dự án FSMIMS nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: Khai thác thông tin liên quan đến tổ chức tham gia BHTG qua hệ thống mạng nội bộ để xây dựng kế hoạch hoạt động nghiệp vụ năm; Hỗ trợ cán bộ trong thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG... Với việc hoàn thiện và đƣa vào sử dụng phần mềm sẽ giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực, thời gian cũng nhƣ hỗ trợ kết quả triển khai đƣợc chính xác, khách quan hơn.
thông tin đƣợc nhanh chóng, chính xác và kịp thời phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ cũng nhƣ cho công tác quản trị, điều hành.
+ Nâng cấp hệ thống đƣờng truyền để đảm bảo dữ liệu đƣợc truyền tải đầy đủ, ổn định, không bị gián đoạn. Đƣờng truyền dữ liệu rất quan trọng trong việc thu thập dữ liệu từ NHNN và các tổ chức tham gia BHTG để BHTGVN sử dụng dữ liệu trong việc phân tích, đánh giá an toàn hoạt động theo quy định nhằm cảnh báo sớm để xác định những rủi ro tiềm ẩn của tổ c hƣ́c tham gia BHTG , tƣ̀ đó đề xuất biê ̣n pháp giúp các t ổ chức tham gia BHTG khắc phu ̣c , phòng ngừa rủi ro, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.
- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
+ Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Trang thiết bị bao gồm: máy tính để bàn và máy tính xách tay cần phải đầy đủ về số lƣợng, mạnh về cấu hình để có thể xử lý đƣợc một khối lƣợng lớn dữ liệu cùng một lúc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ trong trƣờng hợp các đoàn kiểm tra đi kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG là các NHTM khi mà các NHTM có một lƣợng dữ liệu khổng lồ cần kiểm tra.
+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trụ sở của các Chi nhánh để đảm bảo trụ sở các đơn vị đƣợc đƣa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng đầy đủ cho hoạt động của BHTGVN nói chung và hoạt động nghiệp vụ nói riêng.
4.2.6. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế
BHTGVN là tổ chức duy nhất tại Việt Nam thực hiện chức năng BHTG, do đó việc tham khảo mô hình hoạt động, kinh nghiệm từ các tổ chức BHTG tiên tiến và hoạt động hiệu quả trên thế giới là hết sức cần thiết.
BHTGVN đã gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) ngay từ khi tổ chức này đƣợc thành lập (năm 2002). Quá trình tham gia các hoạt động của Hiệp hội, BHTGVN đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu về xử lý các ngân hàng trong và sau khủng hoảng, kinh nghiệm phối hợp với các cơ quan trong mạng an toàn tài chính... để áp dụng có chọn lọc phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Để hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của mình, BHTGVN cần mở rộng, phát triển hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế theo hƣớng:
- Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng về BHTG; tích cực trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật tiến tới tiêu chuẩn hoá các vấn đề về BHTG.
- Triển khai các hình thức hợp tác song phƣơng và đa phƣơng, mở rộng hợp tác với các tổ chức BHTG tiên tiến trên thế giới giúp BHTGVN học hỏi đƣợc nhiều kiến thức, cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế tốt nhất trong quá trình hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN.
4.2.7. Cơ chế chia sẻ thông tin giữa các nghiệp vụ
Việc chia sẻ thông tin giữa các nghiệp vụ của BHTGVN là rất cần thiết. Ví dụ việc chia sẻ thông tin giữa nghiệp vụ giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ.
Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel “giám sát viên cần có một quy trình chặt chẽ để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kiểm tra tại chỗ và giám sát từ xa. Có các chính sách và quy trình để đảm bảo rằng các hoạt động đó đƣợc tiến hành một cách toàn diện và nhất quán với trách nhiệm, mục tiêu và đầu ra rõ ràng, cũng nhƣ có sự phối hợp, chia sẻ thông tin hiệu quả giữa cảc chức năng kiểm tra tại chỗ và giám sát từ xa”.
Tại BHTGVN, kết quả giám sát từ xa là một trong những căn cứ để đƣa ra định hƣớng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm nhƣ xác định số lƣợng và đối tƣợng dự kiến kiểm tra. Ngƣợc lại, kết quả kiểm tra là một trong những thông tin đầu vào quan trọng, giúp cho việc đánh giá tuân thủ quy định của pháp luật về BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG đƣợc chính xác, toàn diện.
Do đó, việc tồn tại một cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các hoạt động nghiệp vụ là một yêu cầu quan trọng giúp xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng/ban nghiệp vụ, giúp giảm nguồn lực và chi phí. Đồng thời là mắt xích quan trọng để đảm bảo việc xác định và xử lý rủi ro tiềm ẩm của tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt trong quá trình xử lý các tổ chức gặp rủi ro/vấn đề.
Vì vậy, BHTGVN cần phải xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Để làm đƣợc điều này, BHTGVN cần thực hiện:
- Về mặt pháp lý:
+ Xây dựng các quy định (kế hoạch, thông tin, trách nhiệm,…) chia sẻ thông tin giữa các phòng/ban nghiệp vụ một cách rõ ràng, cụ thể.
+ Xây dựng, ban hành các chuẩn kỹ thuật áp dụng nhằm bảo đảm, kết nối liên thông các hệ thống thông tin.
- Về hạ tầng kỹ thuật:
+ Bảo đảm tuân thủ các chuẩn công nghệ thông tin do các cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Triển khai mô hình cơ sở dữ liệu phù hợp tạo điều kiện chia sẻ thông tin giữa các phòng/ban nghiệp vụ.
+ Hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm khả năng truyền dẫn, kết nối các hệ thống thông tin trong và ngoài phạm vi cơ quan.
4.3. Đề xuất, kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ, Quốc hội
- Trong bối cảnh thị trƣờng tài chính có nhiều biến động nhƣ hiện nay, cùng với đặc thù hoạt động tài chính - ngân hàng mang tính chất nhạy cảm và tính lan truyền cao, đòi hỏi hệ thống các cơ quan: Ủy ban Giám sát, Hội đồng Tƣ vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, Bộ Tài chính, NHNN, BHTGVN phải có một cơ chế quy định rõ ràng các quy trình: phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời nhằm xử lý nhanh nhất các tình huống có thể xảy ra, giảm thiểu chi phí và đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của ngƣời gửi tiền. Mặt khác, cần có sự phân công rõ ràng về khu vực giám sát của từng cấu phần để tạo tính chủ động, trách nhiệm trong quá trình giám sát tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống, ảnh hƣởng đến hiệu quả giám sát nhƣ hiện nay. Pháp luật cần có quy định rõ ràng về sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, NHNN và BHTGVN trong khuôn khổ giám sát hệ thống tài chính quốc gia để đảm bảo nguyên tắc phối hợp và thống nhất.
- Sửa đổi Luật BHTG cho phù hợp với tình hình thực tế
Luật BHTG đƣợc thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của BHTGVN. Qua 05 năm triển khai Luật BHTG, BHTGVN đã thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định tại Luật BHTG, đã phát huy vai trò của một tổ chức thực hiện chính sách công với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế - xã hội, sự phát triển của hệ thống các TCTD trong thời gian qua và những năm tiếp theo, một số quy định của Luật BHTG đã bộc lộ bất cập nhất định so với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả thực thi.
Mặt khác, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho BHTGVN khi tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém. Để thực hiện có hiệu quả trên thực tế, đồng thời để đảm bảo tính thống nhất trong quy định pháp luật về hoạt động BHTG, những chức năng, nhiệm vụ mới này cần đƣợc quy định tại Luật BHTG.
Hơn nữa, mục tiêu lớn nhất của tổ chức BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, không chỉ bảo vệ trực tiếp qua việc chi trả tiền bảo hiểm mà còn bảo vệ gián tiếp qua việc hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG. Thực tế hiện nay, một số trƣờng hợp quyền lợi của ngƣời gửi tiền chƣa hoàn toàn đƣợc bảo vệ một cách hiệu quả. Một số tổ chức tham gia BHTG hoạt động yếu kém ảnh hƣởng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, đồng thời, còn ảnh hƣởng đến an toàn hệ thống TCTD, nguy cơ dẫn tới đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống ngân hàng. Điều này đòi hỏi, BHTGVN cần đƣợc trao thêm quyền hạn để thực thi tốt hơn nữa vai trò của tổ chức BHTG và tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD. Nội dung này cần đƣợc quy định tại Luật BHTG để BHTGVN có cơ sở pháp lý triển khai.
Trong bối cảnh nêu trên, thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG, để nâng cao hiệu lực thực thi của Luật BHTG sát với thực tiễn và để phát huy hơn nữa vai trò của BHTGVN trong hệ thống tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cần xây dựng theo định hƣớng bao gồm các nội dung sau:
+ Luật BHTG sửa đổi cần bám sát, cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về BHTG và về vấn đề cơ cấu lại TCTD yếu kém. Đặc biệt là định hƣớng sử dụng công cụ BHTG một cách hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại TCTD để xử lý nợ xấu. Theo quy định pháp luật hiện tại, BHTGVN đƣợc tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém, trƣớc mắt tập trung đối với QTDND, TCTCVM, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của cá nhân gửi tiền với giải pháp hỗ trợ là tăng cƣờng năng lực tài chính cho BHTGVN.
+ Luật BHTG sửa đổi cần tạo ra sự đồng bộ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến BHTG nhƣ Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp; liên quan gián tiếp nhƣ Bộ Luật Dân sự, luật Tổ chúc chính phủ, Luật Ngân sách Nhà nƣớc; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. . .
+ Luật BHTG sửa đổi cần theo hƣớng để BHTGVN có vai trò độc lập hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và kiểm soát rủi ro TCTD; tăng cƣờng năng lực tài chính cho BHTGVN; giúp Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn lực từ BHTG vào thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu; nâng cao hạn mức BHTG phù hợp với yêu cầu thực tế, nâng cao niềm tin của ngƣời gửi tiền vào hệ thống TCTD.
+ Về đồng tiền đƣợc bảo hiểm tiền gửi: Luật BHTG sửa đổi theo hƣớng cần quy định thêm ngoại tệ cũng là tiền đƣợc bảo hiểm bởi vì trong các TCTD nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một lƣợng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ. Do đó, cần quy định về các loại ngoại tệ đƣợc bảo hiểm, một mặt để phù hợp với quy định về pháp luật ngoại hối, bảo vệ đƣợc đồng
nội tệ, tránh tình trạng ngoại tệ hóa tiền tệ trong nƣớc, mặt khác phù hợp với chính sách bảo vệ ngƣời gửi tiền.
+ Các quy định của Luật BHTG cần sửa đổi theo hƣớng bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới của BHTGVN, trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật BHTG của các nƣớc, tham khảo hƣớng dẫn phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm Luật BHTG của Việt Nam đáp ứng đƣợc một số chuẩn mực chung của quốc tế.
4.3.2. Đối với bộ, ngành liên quan
4.3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
- Luật số 17/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các TCTD đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2017 có nhiều quy định mới trong việc xử lý TCTD bị KSĐB lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên các quy định này vẫn chƣa cụ thể, nhiều quy định mới và thay đổi khác so với các văn bản quy định hiện hành của NHNN. Do đó, NHNNVN cần sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn thay thế các văn bản hiện hành không còn phù hợp với quy định của Luật các TCTD sửa đổi.
- Mặc dù việc cung cấp và trao đổi thông tin giữa NHNN và BHTGVN đã có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và BHTGVN trong việc chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả thanh, kiểm tra đối với các tổ chức tham gia BHTG theo quy định tại Thông tƣ số 34/2016/TT-NHNN, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Do vậy, kiến nghị NHNN có văn bản chỉ đạo đối với các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để thực hiện thống nhất nhằm tạo điều kiện cho BHTGVN nắm bắt kịp thời thông tin về tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là các thông tin đột xuất về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, thông tin về kết quả thanh tra, xử lý sau thanh tra của NHNN để tạo điều kiện cho BHTGVN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng phần mềm quản lý áp dụng chung đối với toàn hệ thống QTDND (hiện tại các QTDND đang sử dụng một số phần mềm khác nhau nhƣ ITD, NGV, …) để thuận tiện trong công tác kiểm tra, giám sát và tiếp nhận các thông tin từ hệ thống QTDND.
4.3.2.2. Đối với Bộ Tài chính
Theo quy định của pháp luật BHTG, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, phối hợp với NHNNVN xây dựng, ban hành chế độ tài chính của BHTGVN; hƣớng dẫn,