4.3.1. Đối với Chính phủ, Quốc hội
- Trong bối cảnh thị trƣờng tài chính có nhiều biến động nhƣ hiện nay, cùng với đặc thù hoạt động tài chính - ngân hàng mang tính chất nhạy cảm và tính lan truyền cao, đòi hỏi hệ thống các cơ quan: Ủy ban Giám sát, Hội đồng Tƣ vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, Bộ Tài chính, NHNN, BHTGVN phải có một cơ chế quy định rõ ràng các quy trình: phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời nhằm xử lý nhanh nhất các tình huống có thể xảy ra, giảm thiểu chi phí và đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của ngƣời gửi tiền. Mặt khác, cần có sự phân công rõ ràng về khu vực giám sát của từng cấu phần để tạo tính chủ động, trách nhiệm trong quá trình giám sát tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống, ảnh hƣởng đến hiệu quả giám sát nhƣ hiện nay. Pháp luật cần có quy định rõ ràng về sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, NHNN và BHTGVN trong khuôn khổ giám sát hệ thống tài chính quốc gia để đảm bảo nguyên tắc phối hợp và thống nhất.
- Sửa đổi Luật BHTG cho phù hợp với tình hình thực tế
Luật BHTG đƣợc thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của BHTGVN. Qua 05 năm triển khai Luật BHTG, BHTGVN đã thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định tại Luật BHTG, đã phát huy vai trò của một tổ chức thực hiện chính sách công với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế - xã hội, sự phát triển của hệ thống các TCTD trong thời gian qua và những năm tiếp theo, một số quy định của Luật BHTG đã bộc lộ bất cập nhất định so với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả thực thi.
Mặt khác, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho BHTGVN khi tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém. Để thực hiện có hiệu quả trên thực tế, đồng thời để đảm bảo tính thống nhất trong quy định pháp luật về hoạt động BHTG, những chức năng, nhiệm vụ mới này cần đƣợc quy định tại Luật BHTG.
Hơn nữa, mục tiêu lớn nhất của tổ chức BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, không chỉ bảo vệ trực tiếp qua việc chi trả tiền bảo hiểm mà còn bảo vệ gián tiếp qua việc hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG. Thực tế hiện nay, một số trƣờng hợp quyền lợi của ngƣời gửi tiền chƣa hoàn toàn đƣợc bảo vệ một cách hiệu quả. Một số tổ chức tham gia BHTG hoạt động yếu kém ảnh hƣởng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, đồng thời, còn ảnh hƣởng đến an toàn hệ thống TCTD, nguy cơ dẫn tới đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống ngân hàng. Điều này đòi hỏi, BHTGVN cần đƣợc trao thêm quyền hạn để thực thi tốt hơn nữa vai trò của tổ chức BHTG và tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD. Nội dung này cần đƣợc quy định tại Luật BHTG để BHTGVN có cơ sở pháp lý triển khai.
Trong bối cảnh nêu trên, thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG, để nâng cao hiệu lực thực thi của Luật BHTG sát với thực tiễn và để phát huy hơn nữa vai trò của BHTGVN trong hệ thống tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cần xây dựng theo định hƣớng bao gồm các nội dung sau:
+ Luật BHTG sửa đổi cần bám sát, cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về BHTG và về vấn đề cơ cấu lại TCTD yếu kém. Đặc biệt là định hƣớng sử dụng công cụ BHTG một cách hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại TCTD để xử lý nợ xấu. Theo quy định pháp luật hiện tại, BHTGVN đƣợc tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém, trƣớc mắt tập trung đối với QTDND, TCTCVM, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của cá nhân gửi tiền với giải pháp hỗ trợ là tăng cƣờng năng lực tài chính cho BHTGVN.
+ Luật BHTG sửa đổi cần tạo ra sự đồng bộ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến BHTG nhƣ Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp; liên quan gián tiếp nhƣ Bộ Luật Dân sự, luật Tổ chúc chính phủ, Luật Ngân sách Nhà nƣớc; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. . .
+ Luật BHTG sửa đổi cần theo hƣớng để BHTGVN có vai trò độc lập hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và kiểm soát rủi ro TCTD; tăng cƣờng năng lực tài chính cho BHTGVN; giúp Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn lực từ BHTG vào thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu; nâng cao hạn mức BHTG phù hợp với yêu cầu thực tế, nâng cao niềm tin của ngƣời gửi tiền vào hệ thống TCTD.
+ Về đồng tiền đƣợc bảo hiểm tiền gửi: Luật BHTG sửa đổi theo hƣớng cần quy định thêm ngoại tệ cũng là tiền đƣợc bảo hiểm bởi vì trong các TCTD nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một lƣợng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ. Do đó, cần quy định về các loại ngoại tệ đƣợc bảo hiểm, một mặt để phù hợp với quy định về pháp luật ngoại hối, bảo vệ đƣợc đồng
nội tệ, tránh tình trạng ngoại tệ hóa tiền tệ trong nƣớc, mặt khác phù hợp với chính sách bảo vệ ngƣời gửi tiền.
+ Các quy định của Luật BHTG cần sửa đổi theo hƣớng bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới của BHTGVN, trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật BHTG của các nƣớc, tham khảo hƣớng dẫn phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm Luật BHTG của Việt Nam đáp ứng đƣợc một số chuẩn mực chung của quốc tế.
4.3.2. Đối với bộ, ngành liên quan
4.3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
- Luật số 17/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các TCTD đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2017 có nhiều quy định mới trong việc xử lý TCTD bị KSĐB lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên các quy định này vẫn chƣa cụ thể, nhiều quy định mới và thay đổi khác so với các văn bản quy định hiện hành của NHNN. Do đó, NHNNVN cần sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn thay thế các văn bản hiện hành không còn phù hợp với quy định của Luật các TCTD sửa đổi.
- Mặc dù việc cung cấp và trao đổi thông tin giữa NHNN và BHTGVN đã có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và BHTGVN trong việc chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả thanh, kiểm tra đối với các tổ chức tham gia BHTG theo quy định tại Thông tƣ số 34/2016/TT-NHNN, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Do vậy, kiến nghị NHNN có văn bản chỉ đạo đối với các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để thực hiện thống nhất nhằm tạo điều kiện cho BHTGVN nắm bắt kịp thời thông tin về tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là các thông tin đột xuất về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, thông tin về kết quả thanh tra, xử lý sau thanh tra của NHNN để tạo điều kiện cho BHTGVN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng phần mềm quản lý áp dụng chung đối với toàn hệ thống QTDND (hiện tại các QTDND đang sử dụng một số phần mềm khác nhau nhƣ ITD, NGV, …) để thuận tiện trong công tác kiểm tra, giám sát và tiếp nhận các thông tin từ hệ thống QTDND.
4.3.2.2. Đối với Bộ Tài chính
Theo quy định của pháp luật BHTG, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, phối hợp với NHNNVN xây dựng, ban hành chế độ tài chính của BHTGVN; hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính của BHTGVN. Do vậy, kiến nghị Bộ Tài chính:
- Cần sớm ban hành cơ chế tài chính của BHTGVN theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của BHTGVN.
- Hiện nay, nguồn tiền BHTGVN chi trả BHTG cho ngƣời gửi tiền tại QTDND đƣợc KSĐB lấy từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ và tạm thời có thể đáp ứng đƣợc trong điều kiện, số lƣợng các quỹ đƣợc KSĐB. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp nếu phải chi trả cho TCTGBHTG là các NHTM lớn hoặc nhiều NHTM trong thời điểm gần nhau, BHTGVN không đủ nguồn vốn để chi trả. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xem xét cơ chế tài chính đặc thù để phù hợp với mục tiêu hoạt động của BHTGVN.
4.3.3. Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Chuẩn bị các nguồn lực và điều kiện cần thiết cho việc thành lập và vận hành phòng chức năng mới. Củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ bảo hiểm tỉền gửi chuyên nghiệp bằng các chính sách tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo kể cả trong và ngoài nƣớc về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện các phân hệ nghiệp vụ thuộc FSMIMS nhƣ sự kết nối ERP với các phân hệ khác nhƣ HR, RL,... Hoàn thiện chƣơng trình CDIS để cập nhật hồ sơ kiểm tra của các đơn vị thuộc diện KSĐB và đơn vị kiểm tra lần đầu; Xử lý việc tích hợp phần mềm Kiểm tra – phần mềm Quản lý phí –phần mềm Kế toán; Nâng cấp đƣờng truyền để hạn chế nghẽn mạng vào mỗi kỳ báo cáo.
- Hiện nay, toàn bộ dữ liệu báo cáo của các TCTD hầu hết đều lấy từ nguồn NHNN thông qua phần mềm CIMS. Tuy nhiên, các phần mềm thuộc hệ thống DIVAS đã quá cũ, phần mềm của QTDND và DIVAS không thống nhất nhau làm
ảnh hƣởng tới tính logic trong các tài khoản kế toán, việc sai số liệu làm cán bộ mất thời gian để tìm chi tiết lỗi sai, ảnh hƣởng đến tiến độ của báo cáo giám sát quý. Do vậy, BHTGVN cần nâng cấp phần mềm, cải thiện tình hình Công nghệ tin học để các đơn vị trong hệ thống có thể khai thác dữ liệu một cách có hiệu quả.
- Chủ động trao đổi phối hợp nắm bắt tình hình kiểm tra, BHTGVN chủ động đề nghị đƣợc phối hợp kiểm tra cùng các đoàn thanh tra của NHNN đặc biệt là kiểm tra đột xuất đối với các QTDND có rủi ro tiềm ẩn, có dấu hiệu bất thƣờng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế và tạo điều kiện để các Chi nhánh khu vực có thể định kỳ tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về các cách làm hay trong quá trình tiến hành kiểm tra tại chỗ với các QTDND và kinh nghiệm trong công tác tham gia phối hợp, trao đổi thông tin, công tác phối hợp kiểm tra với NHNN.
KẾT LUẬN
Tổ chức BHTG ngày càng khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần ổn định mạng lƣới an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, mỗi nƣớc có những điều kiện kinh tế, chính trị khác nhau nên việc vận dụng các chính sách BHTG có những điểm khác biệt. Tại nhiều nƣớc trên thế giới, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, tổ chức BHTG còn tham gia vào việc tái cấu trúc ngành ngân hàng và xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả, trong khi đó mô hình BHTG ở một số quốc gia đi sau thì vẫn còn sơ khai với những chức năng đơn giản. Do đó, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các mô hình BHTG tiên tiến là vô cùng cần thiết. BHTGVN đã đi vào hoạt động đƣợc gần 20 năm, bên cạnh những thành quả đạt đƣợc thì không thể tránh khỏi có những vƣớng mắc, hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện thị trƣờng tài chính Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, số lƣợng NHTM ngày càng nhiều và quy mô ngân hàng ngày càng lớn, hoạt động ngân hàng sẽ càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là BHTGVN phải nỗ lực hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của mình. Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” có ý nghĩa góp thêm suy luận cho lĩnh vực này cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã thực hiện đƣợc những kết quả sau đây:
Thứ nhất, khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động BHTG, vai trò của tổ chức BHTG và kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức BHTG tiên tiến trên thế gỉớỉ. Từ đó, rút ra các bài học và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN, nêu lên những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó.
Thứ ba, trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc phát triển của BHTGVN, luận văn đã đƣa ra các giải pháp cần thiết giúp BHTGVN khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một đề tài rộng và có những nghiệp vụ còn khá mới mẻ, do đó trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2016. Quyết định số 807/QĐ-BHTG ngày
19/10/2016 về Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2016. Quyết định số 408/QĐ-BHTG-HĐQT ngày
28/6/2016 về Quy chế cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG;
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2016. Hướng dẫn số 915/HD-BHTG ngày 29/9/2016 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2015. Quyết định 801/QĐ-BHTG-HĐQT ngày 30/12/2015 về việc ban hành Quy chế kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2016. Hướng dẫn số 1284/HD-BHTG ngày 26/12/2016 về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2016. Hướng dẫn số 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc Hướng dẫn tạm thời Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân;
7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, (2014, 2015, 2016, 2017, 2018). Báo cáo thường niên;
8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
9. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi;
10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999. Nghị định của Chính phủ số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền