Nghiệp vụ kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của BHTGVN và đƣợc triển khai từ khi BHTGVN mới thành lập. Qua kiểm tra đã giúp BHTGVN phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trƣờng hợp vi
phạm quy định pháp luật về BHTG, giúp các tổ chức tham gia BHTG nâng cao nhận thức về chính sách BHTG, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, qua đó bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.
Quá trình kiểm tra tại chỗ của BHTGVN đang đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra của toàn hệ thống BHTGVN
Để xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của toàn hệ thống, BHTGVN xây dựng nội dung và định hƣớng riêng theo từng năm. Theo đó:
+ Thực hiện kiểm tra định kỳ 1 năm 1 lần đối với: i) QTDND có tổng nguồn vốn hoạt động từ 500 tỷ đồng trở lên và đƣợc phân loại từ mức 1 đến mức 3 theo kết quả giám sát của BHTGVN; ii) QTDND đƣợc phân loại ở mức 4 và mức 5 theo kết quả giám sát của BHTGVN.
+ Thực hiện kiểm tra định kỳ 2 hoặc 3 năm 1 lần đối với tổ chức tham gia BHTG theo từng loại hình phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn và mức độ phân loại theo kết quả giám sát của BHTGVN.
- Nội dung kiểm tra
Theo quy định của Luật BHTG, BHTGVN thực hiện theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; kiến nghị NHNNVN xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHTG. Do đó, nội dung kiểm tra của BHTGVN bao gồm: i) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG; ii) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị trong văn bản kết luận của đợt kiểm tra trƣớc (trong trƣờng hợp cần thiết); iii) Kiểm tra các nội dung khác theo yêu cầu hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Hình thức kiểm tra
Có 02 hình thức kiểm tra: i) Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm đƣợc HĐQT BHTGVN phê duyệt; ii) Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các vi phạm pháp luật về BHTG đến mức cần phải kiểm tra; khi có yêu cầu của NHNN hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
Thời kỳ kiểm tra đƣợc xác định từ thời điểm kết thúc cuộc kiểm tra trƣớc liền kề đến thời điểm kiểm tra tiếp theo hoặc một thời kỳ cụ thể đƣợc xác định. Đối với đối tƣợng kiểm tra mới thành lập, thời kỳ kiểm tra đƣợc xác định từ ngày khai trƣơng hoạt động đến thời điểm kiểm tra.
- Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra tại một đối tƣợng kiểm tra đƣợc xác định căn cứ vào nội dung kiểm tra và quy mô hoạt động của tổ chức đó. Thời hạn kiểm tra tính theo ngày làm việc thực tế tại đối tƣợng kiểm tra, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra tại nơi đƣợc kiểm tra. Theo đó:
+ Thời hạn kiểm tra tối đa không quá 15 ngày làm việc tại Trụ sở chính NHTM và NHHTX;
+ Thời hạn kiểm tra tối đa không quá 10 ngày làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài và một Chi nhánh trực thuộc của NHTM, NHHTX;
+ Thời hạn kiểm tra tối đa không quá 07 ngày làm việc đối với một QTDND kiểm tra toàn bộ các nội dung; tối đa không quá 04 ngày làm việc đối với một QTDND không kiểm tra toàn bộ các nội dung;
+ Thời hạn kiểm tra tối đa không quá 07 ngày làm việc đối với Tổ chức TCVM.
- Quy trình kiểm tra
Quy trình kiểm tra của BHTGVN bao gồm 03 bƣớc:
Bước một, Chuẩn bị kiểm tra: BHTGVN xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc
kiểm tra hoặc đợt kiểm tra, đề cƣơng kiểm tra, ra quyết định kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra. Sau khi ra quyết định kiểm tra, chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, BHTGVN có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm để cƣơng kiểm tra cho đối tƣợng kiểm tra, nêu rõ các yêu cầu để đối tƣợng kiểm tra có sự chuẩn bị (trƣờng hợp kiểm tra diện rộng, BHTGVN thông báo kế hoạch, thời gian kiểm tra cụ thể với đối tƣợng kiểm tra). Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra đột xuất, BHTGVN sẽ thông báo đến đối tƣợng kiểm tra về thời gian và nội dung kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trƣớc ngày kiểm tra.
Bước hai, Tiến hành kiểm tra: Trƣởng đoàn kiểm tra của BHTGVN có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra tới đối tƣợng kiểm tra chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra, BHTGVN yêu cầu đối tƣợng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra (việc cung cấp, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật và đƣợc bàn giao lại cho đối tƣợng kiểm tra khi kết thúc việc kiểm tra). Trên cơ sở các tài liệu đƣợc cung cấp, Đoàn kiểm tra của BHTGVN có trách nhiệm nghiên cứu để làm rõ nội dung kiểm tra và yêu cầu đối tƣợng kiểm tra giải trình những vấn đề chƣa rõ liên quan đến nội dung kiểm tra.
Bước ba, Kết thúc kiểm tra: Trƣởng đoàn kiểm tra của BHTGVN có trách nhiệm xây dựng biên bản kiểm tra và tổ chức thông qua biên bản với đối tƣợng kiểm tra khi thời hạn kiểm tra đã kết thúc hoặc hoàn thành trƣớc thời hạn toàn bộ nội dung theo kế hoạch đƣợc phê duyệt. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày biên bản kiểm tra đƣợc thông qua, trƣởng đoàn kiểm tra của BHTGVN xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra trình ngƣời ra quyết đinh kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả kiểm tra. Trong thời hạn 05 làm việc kể từ ngày ký ban hành kết luận kiểm tra, ngƣời ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết luận kiểm tra cho đối tƣợng kiểm tra theo một trong các hình thức: gửi kết luận kiểm tra cho đối tƣợng kiểm tra hoặc tổ chức công bố kết luận kiểm tra hoặc ủy quyền cho trƣởng đoàn kiểm tra công bố. Đồng thời kết luận kiểm tra cũng đƣợc gửi cho Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.