Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 81 - 89)

3.3.2.1. Hạn chế trong công tác Cấp, thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG

Việc cấp, thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG còn tồn tại một số hạn chế nhƣ: Một số trƣờng hợp cấp chứng nhận BHTG chậm(nguyên nhân chủ yếu từ phía tổ chức tham gia BHTG); Việc cập nhật các thông tin của tổ chức tham gia BHTG chƣa kịp thời; Nhiều hồ sơ từ Chi nhánh chuyển lên Trụ sở chính để làm thủ tục cấp, thu hồi Chứng nhận có thông tin chƣa chính xác.

3.3.2.2. Hạn chế trong công tác giám sát từ xa

- Kết quả giám sát các tổ chức tham gia BHTG mới chỉ nêu đƣợc những nét khái quát của toàn bộ hệ thống nên chƣa đánh giá đƣợc chuẩn xác về tình hình tài chính và mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Số liệu giám sát là số liệu lũy kế của toàn hệ thống, việc đánh giá tăng giảm các số tuyệt đối và tƣơng đối đối với từng chỉ tiêu là phù hợp hay chƣa phù hợp nhiều khi không chính xác do số lƣợng các tổ chức tham gia BHTG đƣợc giám sát tăng lên.

- Phƣơng pháp giám sát các tổ chức tham gia BHTG trong thời gian qua tại BHTGVN chủ yếu là thực hiện giám sát tuân thủ đối với các chỉ tiêu an toàn của NHNN và mới chỉ dừng lại ở so sánh mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu giữa các kỳ báo cáo. Việc giám sát dựa trên dấu hiệu rủi ro đang đƣợc thực hiện nhƣng vẫn đang ở giai đoạn chừng mực nên kết quả giám sát theo rủi ro chƣa đạt đƣợc kết quả cao.

Việc giám sát từ xa mới chỉ đƣợc thực hiện với cơ quan đầu não của các tổ chức tham gia BHTG, chƣa có đủ điểu kiện để giám sát hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch. Trong khi đó, rủi ro tiềm ẩn thƣờng tại các chi nhánh, phòng giao dịch các tổ chức tham gia BHTG. Do vậy, chỉ thông qua số liệu vĩ mô BHTGVN sẽ

không có khả năng nắm bắt đƣợc những yếu tố rủi ro vi mô, đặc biệt trong điều kiện tính minh bạch trong nền kinh tế chƣa cao.

- Thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát còn hạn chế, thiếu.

Các báo cáo BHTGVN nhận đƣợc chƣa hoàn chỉnh, số liệu chƣa chính xác. Theo quy chế giám sát của BHTGVN, nội dung giám sát QTDND gồm nhiều chỉ tiêu mà thông tin đầu vào là cơ sở cho việc lập báo cáo giám sát chƣa đầy đủ. Mô ̣t số chỉ tiêu giám sát tƣ̀ xa BHTGVN chƣa tính đƣợc nhƣ chỉ tiêu về quản tri ̣ , điều hành; các chỉ tiêu về an toàn hoạt động nhƣ t ỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; trích lập dự phòng bù đắp rủi ro; tỷ lệ về khả năng chi trả, góp vốn mua cổ phần ... do vâ ̣y viê ̣c đánh giá thƣ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chƣ́c nhâ ̣n tiền gƣ̉i không cao , điều đó có nghĩa hiệu quả của công tác giám sát chƣa cao.

- Nội dung giám sát các TCTGBHTG đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, chƣa vận dụng mô hình giám sát tiên tiến theo thông lệ quốc tế, chƣa đề câ ̣p đến giám sát theo rủi ro , chƣa đi sâu đánh giá tình hình hoạt động của từng quỹ . Do vậy, kết quả giám sát đối với các TCTGBHTG là tính tuân thủ chứ chƣa mang tính cảnh báo sớm rủi ro.

- Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động giám sát còn hạn chế. Cán bộ làm công tác giám sát phần lớn còn trẻ, kinh nghiệm công tác chƣa nhiều, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý số liệu còn nhiều hạn chế, chƣa có kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG. Với trình độ cán bộ nhƣ hiện nay, BHTG chỉ đảm đƣơng đƣợc công việc trƣớc mắt, thực hiện những công việc có tính chất về lƣợng, nhƣng sẽ gặp không ít khó khăn khi yêu cầu về chất và cao hơn là hội nhập.

3.3.2.3. Hạn chế của công tác kiểm tra tại chỗ

- Về việc trao đổi thông tin liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra giữa CQTTGSNH, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố và BHTGVN: mặc dù đã đƣợc quy định tại Thông tƣ 34/2016/TT-NHNN nhƣng trên thực tế những thông tin liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra mà BHTGVN nhận đƣợc từ NHNN còn hạn chế.

- Về nội dung kiểm tra: hiện tại BHTGVN chỉ đƣợc thực hiện kiểm tra tuân thủ việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG, không thực hiện kiểm tra trên cơ sở rủi ro hoặc kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, do đó chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của BHTGVN trong việc góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.

- Về việc đôn đốc các tổ chức tham gia BHTG thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra: Số lƣợng QTDND tham gia BHTG ngày càng tăng, địa bàn hoạt động rộng, xa trung tâm nên việc tổ chức kiểm tra, theo dõi và chấn chỉnh sai phạm sau kiểm tra có phần hạn chế.

- Về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra: Phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm tra vẫn chƣa hoàn thiện, hiện tại chủ yếu công tác kiểm tra đƣợc thực hiện thủ công trong khi khối lƣợng dữ liệu lớn nên thời gian kiểm tra bị kéo dài. Bên cạnh đó mặc dù đã triển khai cơ chế khai thác thông tin qua hệ thống mạng nội bộ nhƣng nhiều khi thông tin không đầy đủ theo yêu cầu hoặc việc truy cập, chiết xuất, lấy thông tin bị chậm hoặc xảy ra lỗi. Vì vậy, thông tin vẫn đƣợc cung cấp từng lần bằng bản cứng và thông qua liên hệ trực tiếp với các phòng, ban liên quan nên hiệu quả không cao.

3.3.2.4. Hạn chế trong công tác Tham gia Kiểm soát đặc biệt

Trong quá trình cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB gặp khó khăn, vƣớng mắc nhƣ: cán bộ BHTGVN chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của TCTD đƣợc KSĐB, BHTGVN gặp một số trƣờng hợp gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để đƣợc chi trả tiền bảo hiểm..

Về cán bộ tham gia Ban KSĐB: Thực tế, tham gia quá trình KSĐB là công vìệc mới và phức tạp, phải tiếp xúc với các TCTD yếu kém không chỉ về mặt tài chính, rất khó khăn trong việc xác minh những sai phạm trong hoạt động. Cán bộ tham gia KSĐB là những cán bộ chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ KSĐB, thiếu thực tiễn về nghìệp vụ kiểm tra, giám sát nên khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.3.2.5. Hạn chế trong công tác Thu phí và chi trả bảo hiểm tiền gửi a. Công tác Thu phí

Tại các kỳ thu phí, BHTGVN thu phí chƣa thật sự chính xác. Vẫn còn các tổ chức tham gia BHTG nộp chƣa đủ. BHTGVN chƣa có phƣơng pháp tính và thu phí của các tổ chức tham gia BHTG đảm bảo 100% đúng, đủ tại thời điểm nộp phí. BHTGVN chỉ phát hiện đƣợc các tổ chức nộp thiếu thông qua công tác giám sát và kiểm tra tại chỗ.

b. Công tác Chi trả bảo hiểm tiền gửi

- Hạn chế lớn nhất chính là các quy định pháp luật của Việt Nam về chi trả đƣa ra khung thời gian tƣơng đối dài (trong vòng 60 ngày) chƣa đáp ứng theo khuyến nghị chi trả kịp thời (trong vòng 7 ngày) của quốc tế. Thêm nữa, BHTGVN dƣờng nhƣ không có kế hoạch cụ thể nào để tiến tới việc chi trả trong vòng 7 ngày.

- BHTGVN không đƣợc phép tạm ứng trƣớc để chi trả hay chi trả một phần khi việc chi trả bị chậm trễ.

- BHTGVN không thể lấy đƣợc dữ liệu tiền gửi để chuẩn bị chi trả (file scv) tại các giai đoạn sớm trƣớc khi ngân hàng đổ vỡ. BHTGVN cũng không có quyền kiểm tra tại chỗ để chuẩn bị cho chi trả đối với các TCTD gặp rủi ro cao.

- BHTGVN thiếu việc đào tạo cán bộ thƣờng xuyên và định kỳ cho việc chi trả. BHTGVN có kinh nghiệm trong việc chi trả cho QTD, nhƣng việc đó xảy ra đã lâu. BHTGVN cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc chi trả cho các ngân hàng nhỏ.

- BHTGVN thiếu các biên bản, ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các tổ chức có liên quan trong quá trình chi trả. Để việc chi trả đƣợc thực hiện tốt, thì NHNN hoặc BHTGVN phải đƣa ra “Hƣớng dẫn chi trả” trong đó có đƣa ra các thỏa thuận chung giữa các bên liên quan nhƣ trung tâm thanh toán hay các tổ chức thanh lý.

3.3.2.6. Hạn chế trong công tác Thông tin tuyên truyền

Trong thời gian qua, công tác truyền thông của BHTGVN do phòng Thông tin tuyên truyền phụ trách đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định:

- Chƣa có phƣơng pháp truyền thông tốt để thu hút công chúng theo dõi, tìm hiểu về BHTG nói chung và BHTGVN nói riêng nhất là đối với nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi khả năng tiếp cận thông tin bị hạn chế.

- Nhiều tin, bài chƣa thể hiện sự chuyên nghiệp do thiếu cán bộ có kinh nghiệm về báo chí của Phòng đầu mối;

- Tổ chức sự kiện nhiều khi chƣa đƣợc nhanh chóng, thuận tiện; - Chƣa mở rộng hoạt động tuyên truyền rộng khắp tới ngƣời gửi tiền.

3.3.2.7. Hạn chế trong công tác Đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

- Về thị trƣờng:

Hoạt động đầu tƣ của BHTGVN phải đảm bảo Kế hoạch doanh thu và Kế hoạch tài chính đã đƣợc NHNN phê duyệt hàng năm. Nếu đầu tƣ với lãi suất thấp có thể dẫn đến tác động tiêu cực, khiến hiệu quả đầu tƣ không đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động. Trong thực tế, rủi ro về lãi suất là một trong những rủi ro thƣờng thấy nhất và mang tính trực tiếp dễ dàng nhìn thấy trong hoạt động đầu tƣ.

- Về sản phẩm đầu tƣ:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, NVTTNR của BHTGVN khi chƣa đầu tƣ mua TPCP sẽ đƣợc gửi tiền tại NHNN và hƣởng lãi suất cố định. Lãi suất gửi tiền tại NHNN đƣợc quy định theo quyết định của Thống đốc NHNN từng thời kỳ (hiện nay ở mức 1,2%/năm) thƣờng là rất thấp so với lãi suất TPCP nên hiệu quả đầu tƣ không cao. Việc đầu tƣ vào tín phiếu NHNN thì không khả quan (nhƣ lý do đã trình bày ở phần Thực trạng đầu tƣ NVTTNR).

Ngoài ra, BHTGVN đƣợc mua trái phiếu do các TCTD hỗ trợ phát hành để tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém khác theo chỉ định của NHNN mặc dù giúp BHTGVN bổ sung và đa dạng hóa hình thức đầu tƣ nhƣng việc này chƣa thực hiện đƣợc do chƣa có hƣớng dẫn cụ thể và hiệu quả chƣa đƣợc kiểm chứng.

Đây đƣợc xem là hạn chế đối với BHTGVN khi sản phẩm đầu tƣ đem lại hiệu quả cao nhất chỉ có duy nhất hình thức đầu tƣ mua TPCP.

- Về các điều kiện tham gia dự thầu, lƣu ký

Theo quy định, BHTGVN không thuộc đối tƣợng đủ điều kiện để trở thành thành viên đấu thầu TPCP và thành viên thị trƣờng TPCP chuyên biệt tại HNX. Vì vậy, khi thực hiện mua TPCP, BHTGVN phải thực hiện thông qua thành viên HNX và gặp phải một số khó khăn sau:

+ BHTGVN không thể cập nhật trực tiếp và kịp thời thông tin về chƣơng trình, kế hoạch phát hành TPCP của KBNN cũng nhƣ các thông tin về giao dịch TPCP của HNX;

+ Khi mua TPCP qua các thành viên HNX, BHTGVN phải chấp nhận các điều kiện của các thành viên này; đồng thời phải chịu các chi phí dịch vụ đấu thầu, dịch vụ đặt lệnh và các khoản phí khác (nếu có), gây tốn kém và tiềm ẩn rủi ro khi lƣợng tiền mua TPCP của BHTGVN là khá lớn.

+ Việc đấu thấu TPCP trên thị trƣờng sơ cấp và mua TPCP trên thị trƣờng thứ cấp thông qua các thành viên có thể làm giảm tính bảo mật thông tin của BHTGVN, tạo ra rủi ro an toàn đối với hoạt động đầu tƣ và các rủi ro về đạo đức khác.

3.3.2.8. Hạn chế trong công tác Tham gia đánh giá, thực hiện các phương án phục hồi TCTD yếu kém

- Việc triển khai thực hiện còn đang lung túng, chƣa định hình cụ thể các bƣớc triển khai.

- BHTGVN không có thông tin về tổ chức, tình hình hoạt động của CTTC để có cơ sở tham gia đánh giá tính khả thi của phƣơng án phục hồi đối với CTTC.

3.3.2.9. Hạn chế trong công tác Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

a. Về nguồn vốn cho vay và xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được Hiện nay, chƣa có quy định về:

- Nguồn vốn cho vay đặc biệt khi thực hiện cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD.

- Xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi đƣợc trong trƣờng hợp cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD đƣợc KSĐB và cho vay đặc biệt theo quyết định của NHNN để hỗ trợ thanh khoản đối với QTDND, TCTCVM, CTTC.

b. Về cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản

Hiện nay, chƣa có quy định về thứ tự các chủ thể cho vay (NHNN, BHTGVN, ngân hàng Hợp tác xã, TCTD khác). Do vậy, khi có nhu cầu vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản, TCTD đƣợc KSĐB chủ động gửi đơn đề nghị vay đặc biệt đến các chủ thể cho vay. Tuy nhiên, việc này khi triển khai có thể dẫn đến một số khó khăn, vƣớng mắc nhƣ sau:

- TCTD đƣợc KSĐB gửi đề nghị vay đặc biệt đồng thời đến các chủ thể cho vay. Do đó, có thể xảy ra trƣờng hợp các chủ thể cho vay cùng đồng thời chấp thuận đề nghị vay và đều giải ngân vốn vay dẫn đến việc cho vay hỗ trợ vƣợt quá nhu cầu hỗ trợ bù đắp tổn thất thực tế và TCTD đƣợc KSĐB có thể lợi dụng nguồn tiền vay để sử dụng cho mục đích khác.

- Theo quy định thì chủ thể cho vay đối với TCTD đƣợc KSĐB gồm: ngân hàng Hợp tác xã, TCTD khác, BHTGVN, NHNN. Mỗi một chủ thể cho vay đều có tính chất hoạt động riêng. Do đó, trƣờng hợp chƣa có quy định về thứ tự các chủ thể cho vay dẫn đến việc có thể các chủ thể chấp thuận cho vay vƣợt ngoài phạm vi, chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và có thể gặp rủi ro trong việc không có đủ cơ cở pháp lý cũng nhƣ tiềm lực để xử lý tốn thất.

c. Về cho vay đặc biệt theo quyết định của NHNN

Trƣờng hợp cho vay đặc biệt theo quyết định của NHNN, tại giai đoạn trƣớc khi NHNN quyết định BHTGVN cho vay đặc biệt, việc phối hợp giữa NHNN và BHTGVN để quyết định cho vay đặc biệt chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Trƣớc khi có quyết định, NHNN cần phối hợp với BHTGVN để xác định BHTGVN có đủ nguồn lực tài chính và các điều kiện khác để cho vay đặc biệt hay không. Quyết định của NHNN về việc BHTGVN cho vay đặc biệt đối với TCTD đƣợc KSĐB cần phù hợp với tình hình thực tế của BHTGVN.

3.3.2.10. Hạn chế trong công tác Tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi nợ tại tổ chức tín dụng.

Hiệu quả thu hồi nợ của BHTGVN nói chung chƣa đƣợc cao do công tác thanh lý tài sản các tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hoạt động của HĐTL, ví dụ nhƣ:

- Cán bộ trong HĐTL đa số là kiêm nhiệm nên còn chƣa tích cực trong việc thanh lý. Chủ tịch hội đồng thƣờng là Bí thƣ hoặc Chủ tịch xã, ít kinh nghiệm điều hành hoạt động thanh lý nên không theo sát công tác thanh lý.

- HĐTL không có quy chế làm việc, vì vậy không ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân.

Sau khi Luật phá sản 2014 có hiệu lực, mô hình quản lý, thanh lý thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)