Một số giải pháp sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 81 - 88)

3.6.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô. * Tuyên truyền giáo dục

Để bảo vệ môi trƣờng nói chung và ĐNN nói riêng các Bộ, các cấp, các ngành, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cộng đồng... phải truyên truyền giáo dục nhân dân để nâng cao nhận thức hiểu biết về vai trò vị trí của ĐNN đối với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất và môi trƣờng sinh thái của cộng đồng. Phƣơng châm là phát triển ĐNN của cộng đồng cũng nhƣ đất ngập nƣớc; dân bàn” về kế hoạch bảo tồn và phát triển ĐNN của cộng đồng cũng nhƣ ĐNN của chính hộ gia đình họ; “dân làm” là tự họ xây dựng quy ƣớc của cộng đồng về tổ chức quản lí, sử dụng ĐNN của địa phƣơng; “dân kiểm tra” xem việc chấp hành thực hiện quy ƣớc trên nhƣ thế nào, xử lý đối tƣợng không chấp hành đúng quy định.

Từng bƣớc hình thành “đạo đức môi trƣờng” (biết tiết kiệm, không san lấp, lấn chiếm hay làm ô nhiễm ĐNN và phƣơng hại đến ngƣời khác) cho mỗi ngƣời, tổ chức, cơ quan, trƣờng học và cộng đồng, tạo nên một khung quan hệ tạo lập cơ sở thúc đẩy quan hệ giữa các đối tƣợng hƣởng lợi từ đất ngập nƣớc, thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử với ĐNN phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tăng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp, quy định của cộng đồng và bảo vệ, phát triển ĐNN nói riêng là một tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa, các tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của các em học sinh, sinh viên ở các trƣờng học.

hoạt động khuyến nông, khuyến ngƣ dƣới hình thức các tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật liên quan đến sử dụng ĐNN; tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo về quản lý, sử dụng, bảo tồn ĐNN...

* Giải pháp về kinh tế

Để quản lý và sử dụng ĐNN hợp lý, bền vững, tránh mâu thuẫn lợi ích và bảo đảm bình đẳng giữa các bên liên quan, cần sử dụng công cụ kinh tế đó là thuế và phí áp dụng đối với những hành vi san lấp, lấn chiếm ĐNN trái phép để xây dựng hoặc một số mục đích khác tác động xấu đến môi trƣờng.

Ngoài ra, UBND tỉnh/ thị xã cũng cần đầu tƣ cho công tác quản lý. Chẳng hạn nhƣ đầu tƣ cho qui hoạch, xây dựng bản đồ, cắm mốc ranh giới ở vùng ĐNN cần bảo tồn và xây kè đập, cống rãnh ở những nơi xung yếu. Đầu tƣ đào tạo đội ngũ chuyên môn dài và ngắn hạn, đầu tƣ trang thiết bị, các công cụ, phƣơng tiện hệ thống quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lƣu trữ các thông tin về chất lƣợng môi trƣờng, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trƣờng ĐNN mang tính thống nhất. Công cụ này quyết định sự đúng đắn và chính xác về nhận định hiện trạng cũng nhƣ dự báo diễn biến tình trạng ĐNN.

* Hoàn thiện khung pháp lý ở địa phương

Hiện nay, do nhận thức của ngƣời dân và lãnh đạo địa phƣơng, Luật đất đai không qui định cụ thể về ĐNN, nên công tác quản lý còn lỏng lẻo. Mặt khác, thủ tục giao đất và cho thuê ĐNN thƣờng dễ dàng hơn so với chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp nên các địa phƣơng thƣờng san lấp ĐNN để xây dựng các khu công nghiệp.

Đặc biệt, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số tạo áp lực lớn đối với đất đai nói chung và đất mặt nƣớc nói riêng. Để quản lý hiệu quả, chính quyền địa phƣơng cần nắm lại toàn bộ diện tích ĐNN trên phạm vi địa phƣơng mình và có những qui định rõ ràng về diện tích mặt nƣớc ao đầm cần duy trì với tỷ lệ nhất định. Từ đó, các cấp chính quyền cần tiến hành qui hoạch tổng thể, đồng bộ trên bản đồ với mục tiêu xác định rõ những ao hồ nào thuộc dự án của địa phƣơng, khu vực ĐNN đƣợc phép chuyển đổi mục đích sử dụng khi cần thiết.

Công tác quy hoạch, thu hồi đất và đền bù đất đai cần đƣợc thông báo cụ thể, rõ ràng, minh bạch và kịp thời đến ngƣời dân, tránh tiêu cực, xung đột, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân và tiến độ triển khai dự án. Đối với ĐNN ao hồ đầm, sông, kênh mƣơng nội đồng nên giao cho cộng đồng thông qua tổ chức phát triển quỹ đất hoặc giao cho cá nhân sử dụng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân trong quản lí và bảo vệ ĐNN.

* Tổ chức điều tra quy hoạch và giao, cho thuê ĐNN

Muốn sử dụng hiệu quả ĐNN, trƣớc hết phải nắm đƣợc quỹ ĐNN về số lƣợng, chất lƣợng và xu thế biến động của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của việc điều

tra qui hoạch là nắm toàn bộ hiện trạng hệ thống các vùng ĐNN, phân loại, đánh giá hiện trạng và phân cấp quản lí. Trên cơ sở dữ liệu đã có và căn cứ vào khung pháp lí, có thể chia diện tích ĐNN thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là ĐNN cần duy trì vì mục đích môi trƣờng (phần diện tích cứng), nhóm thứ 2 là ĐNN có thể sử dụng linh hoạt (phần diện tích mềm).

Để những vùng ĐNN có chủ thực sự, phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, xác định mốc giới rõ ràng, mục đích sử dụng, chức năng, quyền hạn và Nhà nƣớc phải cấp phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNN. Có nhƣ vậy, các đối tƣợng quản lí, sử dụng mới có tƣ cách pháp nhân, trách nhiệm cao hơn và cũng có “quyền hạn” thực sự để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, tạo thuận lợi trong quá trình giao dịch pháp lí, xử lí các vấn đề hành chính, dân sự, tranh chấp, liên doanh, liên kết.

* Giải pháp khoa học công nghệ

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nói chung và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ĐNN là công việc có ý nghĩa thiết thực.

Thông qua các cuộc trao đổi với một số cán bộ khoa học, cán bộ quản lý ở địa phƣơng và ngƣời dân ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số giải pháp sau đây có thể áp dụng để tăng cƣờng chất lƣợng môi trƣờng của hệ sinh thái đất ngập nƣớc.

Dùng bèo tây để lọc và xử lý nƣớc hồ: Sử dụng bèo tây, thả theo ô. Đây là kinh nghiệm truyền thống của viện nghiên cứu sinh học của bộ quốc phòng đã áp dụng thành công trong xử lý ô nhiễm dần. Kết hợp sử dụng bèo tây có thể sử dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản đang áp dụng để xử lý nƣớc sông Tô Lịch của Hà Nội.

Xây dụng các nhà máy xử lý chất thải và quy hoạch hệ thống thoát nƣớc: - Xây dụng các nhà máy xử lý chất thải rắn và nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải sinh hoạt, tất cả nƣớc thải của thị xã, đặc biệt là hệ thống thoát nƣớc.

- Quy hoạch, xây dụng các hệ thống thoát nƣớc thải riêng (nƣớc thải riêng, nƣớc mua riêng) hoặc hệ thống hỗn hợp tùy theo từng khu vực và điều kiện địa hình, tài chính toàn thị xã.

Chuyển giao công nghệ canh tác, IPM, bón phân cân đối và hợp lí cho ngƣời dân, qua đó giảm lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái đa dạng sinh học đất ngập nƣớc.

Áp dụng mô hình canh tác đa canh cho vùng đất ngập nƣớc, nhƣ lúa +cá, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.6.2.2. Đề xuất giải pháp sử dụng và quản lý đối với một số khu vực đất ngập nước ở địa phương

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, luận văn đƣa ra một số định hƣớng phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN bằng cách phân chia diện tích ĐNN nằm trong lãnh thổ nghiên cứu theo từng khu vực dựa vào đặc điểm tự nhiên.

Bảng 3.7: Định hướng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN

Khu vực ĐNN Định hƣớng sử dụng và quản lý

Đồng bằng trũng Sông

Khoai

- Duy trì khu vực phát triển nông nghiệp sạch - Quản lý bảo vệ môi trƣờng

Phía Đông Quảng Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

Hà Nam

- Tiếp tục chuyên canh vùng sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa và rau màu

- Tăng cƣờng hoạt động cải thiện môi trƣờng đất, chống nhiễm mặn

Phía Nam Quảng Yên

- Nuôi trồng thủy sản sạch

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

- Khu vực đồng bằng trũng Sông Khoai (ranh giới phía bắc là chân núi Na và ranh giới phía đông là sát khu vực đồi núi xã Tiền An và phƣờng Cộng Hòa): cần duy trì diện tích trồng lúa và hoa màu ở đây để phục vụ cho nhu cầu lƣơng thực tại chỗ, đồng thời khu vực này cũng rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.

- Khu vực ĐNN phía Đông Quảng Yên (ranh giới phía đông là ranh giới hành chính của thị xã, phía bắc giáp khu vực đồng bằng dạng gò thoải và phía tây là khu vực phƣờng Quảng Yên): Hiện nay, đang có rất nhiều ƣu thế để phát triển kinh tế và xã hội. Khu vực bãi triều phƣờng Minh Thành và Tân An là nơi lý tƣởng để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh quy mô lớn, bên cạnh đó cần duy trì môi trƣờng nuôi trồng đảm bảo để tăng năng suất và bảo vệ môi trƣờng khu vực rừng ngập mặn xung quanh. Tại khu vực đảo Hoàng Tân với dự án phát triển các khu du lịch sinh thái (liên kết với thành phố Hạ Long), diện tích rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa bởi hoạt động du lịch. Chức năng sinh thái và chức năng kinh tế cần đƣợc duy trì là chức năng chính của ĐNN ở

đây. Nhƣ vậy thì việc nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch có thể phát triển hài hòa mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

- Khu vực ĐNN ở Hà Nam (nằm trọn vẹn trong bán đảo Hà Nam, đƣợc phân chia với các khu vực khác bởi sông Chanh và sông Rút):là nơi đƣợc hình thành do quá trình quai đê lấn biển từ lâu đời. Hiện nay, đây là khu vực chuyên canh lúa và hoa màu, cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho thị xã và các vùng lân cận. Với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, khu vực sẽ giữ chức năng sản xuất, cung cấp các dạng tài nguyên tái tạo từ phát triển nông nghiệp chuyên canh.

- Khu vực ĐNN phía Nam Quảng Yên (bao gồm toàn bộ khu vực Đầm Nhà Mạc, đầm Liên Hòa và đảo Cống): Đây là khu vực có diện tích rừng ngập mặn với quy mô lớn nhất trong vùng. Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm đáng kể. Định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển kinh tế biển và các khu công nghiệp sẽ phá hủy toàn bộ diện tích rừng ngập mặn tại đây. Không chỉ rừng ngập mặn bị tiêu diệt mà hệ sinh thái giàu có trong khu vực sẽ bị phá hủy. Trong khi đó, nền địa chất và vị trí địa lý ở đây không thích hợp cho sự phát triển của các khu công nghiệp bởi đây là khu vực bãi triều thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thủy triều và các tai biến thiên nhiên nhƣ bão lũ. Xây dựng hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ trong khu vực này kết hợp với nuôi trồng thủy sản là một hƣớng đi hợp lý hơn cả. Trong khi biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng cao đang là mối đe dọa cho các khu vực ven biển thì chức năng sinh thái nhằm duy trì các dòng vật chất năng lƣợng nên đƣợc chú trọng là chức năng chính.

Phƣơng hƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản là chuyển mạnh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, hình thành các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung có hệ thống kênh mƣơng cấp thoát nƣớc kiên cố và đồng bộ. Mở rộng qui mô sản xuất dƣới các hình thức phát triển nuôi biển và nuôi nƣớc ngọt nội đồng. Việc hoạch định các vùng chuyên canh cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp nâng cao kết cấu hạ tầng cho sản xuất sẽ tạo sự đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao, tạo thành vùng sản xuất tập trung và vành đai thực phẩm, cung cấp cho chế biến, xuất khẩu.

KẾT LUẬN

1. Thị xã Quảng Yên, nằm ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, là khu vực có đặc điểm thổ nhƣỡng, tài nguyên đất của đồng bằng cửa sông ven biển với diện tích ĐNN khá lớn, tạo tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Do mới đƣợc nâng cấp lên từ huyện Yên Hƣng trƣớc đây, nên quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở đây diễn ra khá nhanh và đã tác động làm biến đổi các loại hình sử dụng đất ở một số nơi, dẫn đến thông tin trên bản đồ HTSDĐ đƣợc thành lập trƣớc đó có sự thay đổi. Vì vậy, công tác hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng quản lý đất đai nói chung và ĐNN nói riêng, từ đó, đƣa ra các giải pháp sử dụng và khai thác hợp lý ĐNN.

2. Quy trình hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ bằng ảnh vệ tinh là một sự lựa chọn hợp lý, chính xác, hiện đại và hiệu quả. Việc sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 với độ phân giải 2,5m cung cấp một lƣợng thông tin cần thiết đủ tin cậy cho việc hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1: 25.000. Với chu kỳ lặp của vệ tinh SPOT-5 thì cứ sau là 26 ngày ta lại có một ảnh của khu vực đó. Vì vậy, tính thời sự của ảnh là rất cao cùng với khả năng chụp lập thể, là tƣ liệu quan trọng trong hiện chỉnh, cập nhật những thay đổi của bề mặt trái đất lên bản đồ. Từ việc hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ năm 2010 bằng ảnh viễn thám và thu đƣợc bản đồ HTSDĐ năm 2013 thị xã Quảng Yên.

3. Từ bản đồ hiện trạng sử dụng ĐNN năm 2005 và bản đồ hiện chỉnh năm 2013, luận văn đã thành lập bản đồ biến động ĐNN khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005-2013 bằng phần mềm ARCGIS. Qua bản đồ biến động nhận thấy, nhiều diện tích đất trồng lúa và hoa màu chuyển sang đất thổ cƣ, diễn ra tình trạng đổ đất, san lấp một phần diện tích ĐNN để hình thành các khu vực quần cƣ, sản xuất công nghiệp. Còn khu vực ĐNN nuôi trồng thủy sản chủ yếu phân bố trên các bãi triều khu vực đầm nhà Mạc, đầm Liên Hòa và bãi triều của một số xã/phƣờng. Sự mở rộng các đầm nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu. Có thể nói rằng, hiện trạng sử dụng và quản lý ĐNN ở thị xã Quảng Yên vẫn chƣa thực sự hợp lý.

4. Luận văn đã đề xuất một số định hƣớng sử dụng và quản lý hợp lý ĐNN nhƣ: tuyên truyền giáo dục, giải pháp về kinh tế, tổ chức điều tra quy hoạch và giao, cho thuê ĐNN; phân chia diện tích ĐNN theo từng khu vực để quản lý hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1: 25.000 và 1: 50.000 bằng ảnh vệ tinh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi Trƣờng (2007), Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 81 - 88)