Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 60)

3.1.3.1. Dân số và lao động

Năm 2010, dân số trung bình của Quảng Yên là 133.414 ngƣời (trong đó, dân số khu vực thành thị chiếm 11,54% và nông thôn chiếm 88,46%), mật độ 434 ngƣời/km2

và đến năm 2011, dân số đã tăng lên 139.596 ngƣời.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 là 75.100 ngƣời. Lao động trong ngành nông lâm ngƣ nghiệp chiếm chủ yếu, tới 76,9%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 18 - 19% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Do đó, năng suất và hiệu quả lao động chƣa cao.

3.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế

Hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản

Cơ cấu khu vực nông nghiệp năm 2007 chiếm 44,8%, trong đó nông nghiệp chiếm 22,3%, thuỷ sản là 20,2% trong khi đó lâm nghiệp chỉ chiếm 0,8%.

Bảng 3.1: Diện tích một số loại hình sử dụng đất chính qua các năm

Đơn vị: ha Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích tự nhiên 31.420 31.420 31.420 31.420 Đất nông nghiệp 19.789,1 19.322 19.291 19.222 62,982 % 61,496 % 61,397 % 61,177 % 1. Đất sản xuất nông nghiệp 6.730,9 6.533,7 6.502,0 6.450,0 2. Đất lâm nghiệp 4.804,4 4.775,2 4.776,0 4.607,7 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 8.247,9 7.998,3 7.998,0 8.148,4 4. Đất nông nghiệp khác - 15,2 15,2 15,2

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp liên tục đƣợc mùa, giá trị sản xuất ngành trồng trọt không ngừng tăng theo các năm, trong cơ cấu ngành trồng trọt, nhóm cây lúa chiếm vị trí chủ đạo. Diện tích gieo trồng biến đổi theo xu hƣớng tăng diện tích cây trồng lâu năm, giảm dần diện tích cây trồng hàng năm. Diện tích lúa năm 2005 có giảm so với năm 2010 do chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây hoa màu có giá trị hơn. Nhiều loại cây trồng giá trị kinh tế cao nhƣ ngô, dƣa chuột, ngô rau, bí xanh, hoa... đƣợc đƣa vào sản xuất ngày càng nhiều. Các cây ăn quả phổ biến là cam, quýt, dứa, nhãn, xoài, dừa…

Chăn nuôi phát triển khá nhanh, chủ yếu dƣới hình thức hộ gia đình, chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại còn ít.

Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp đã có sự kết hợp hài hoà giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngƣời dân, nhiều dự án, đề án của Nhà nƣớc đã đƣợc triển khai có hiệu quả. Giá trị sản xuất thu từ khai thác gỗ và lâm nghiệp luôn nhiều hơn giá trị sản xuất từ rừng trồng và rừng nuôi. Bên cạnh đó, mỗi năm thị xã mất một phần diện tích rừng chủ yếu do bị cháy. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 85%.

Thủy sản

Tổng diện tích đƣa vào nuôi trồng thủy sản của thị xã là 7.500 ha, chiếm một nửa diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh Quảng Ninh. Thuỷ sản nƣớc ngọt chủ yếu là cá, sản lƣợng tăng dần qua các năm; thuỷ sản nƣớc lợ nuôi trồng bao gồm cá, tôm và rau câu. Cả 2 hình thức nuôi trồng và khai thác đều tăng trƣởng, trong đó nuôi trồng tăng mạnh hơn khai thác nhƣng sản lƣợng thấp hơn.

Diện tích bãi triều đƣợc khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản nhƣ đầm Nhà Mạc, khu Hà An, khu Hoàng Tân, Kênh Tráp Quả Xoài. Ngoài ra, Quảng Yên còn có 758,1 ha mặt nƣớc ao hồ, sông ngòi nuôi cá nƣớc ngọt với các chủng loại: mè, trắm, trôi, chép, rô phi, trê lai,…Diện tích nuôi quảng canh chiếm chủ yếu trong đó hình thức nuôi cải tiến là 3.500 ha, nuôi truyền thống là 3.378,5 ha. Những năm gần đây, có sự chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh truyền thống sang hình thức nuôi quảng canh cải tiến hoặc sang hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Hình thức nuôi thâm canh có diện tích ít hơn, hình thức nuôi bán thâm canh có diện tích tăng mạnh.

Khả năng khai thác hải sản các loại tại vùng ven bờ biển Quảng Yên khoảng 10.000 tấn/năm. Trong đó riêng vùng triều hàng năm có thể khai thác khoảng 3.000 tấn. Ngoài khai thác hải sản ven bờ biển, Quảng Yên có thể vƣơn ra các ngƣ trƣờng lớn nhƣ Cô Tô, Bạch Long Vĩ,…

Hoạt động công nghiệp - xây dựng

Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu tại xã Hiệp Hoà, các phƣờng Nam Hoà, Hà An và Quảng Yên. Có một số cơ sở công nghiệp chính nhƣ: cụm công nghiệp phƣờng Quảng Yên, cụm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu quy mô trung bình ở Hà An, khu công nghiệp tổng hợp, khu công nghiệp Đông Bái.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn trƣớc hết là các sản phẩm chế biến thuỷ hải sản nhƣ tôm đông lạnh, mực khô, cá đông lạnh; bên cạnh đó, còn có các sản phẩm vật liệu xây dựng nhƣ gạch nung, đá các loại, vôi củ; các sản phẩm sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.

Về xây dựng, năm 2010, Quảng Yên có 115 công trình đƣợc ghi vốn đầu tƣ (công trình hoàn thành, công trình chuyển tiếp và công trình mới khởi công); trong

đó có nhiều công trình trọng điểm nhƣ: Đƣờng cứu hộ đê Liên Hòa, Đê Đông Yên Hƣng, đƣờng Cầu Chanh Liên Vị (giai đoạn I), kè chống sạt cống tiêu Bến Giang,...  Hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch

Thương mại - dịch vụ

Hàng hóa trên thị trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các chợ ở thị xã có qui mô từ 1000 - 3000m2, riêng chợ Rừng là trung tâm thƣơng mại lớn nhất của địa phƣơng.

Các ngành dịch vụ có bƣớc phát triển về quy mô, chất lƣợng ở nhiều lĩnh vực với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thu hút ngày càng đông lao động nhƣng giá trị sản xuất mang lại cho địa phƣơng vẫn còn ở mức khiêm tốn, dẫn đến hạn chế trong phân phối hàng hoá, sản phẩm.

Du lịch

Quảng Yên là nơi vừa có tài nguyên du lịch nhân văn, vừa có tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các giá trị vẫn còn ở dạng tiềm năng, chƣa hình thành nên các khu, trung tâm du lịch có sức hấp dẫn du khách. Lƣợng khách tham quan du lịch đến Quảng Yên chủ yếu là khách đi tham quan lễ hội diễn ra vào các dịp đầu năm. Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện nay chủ yếu là tổ chức tham quan và nghỉ ngơi tại khu vực Thác Mơ.

Để đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, cần phải khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch nhân văn; kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hoá, lễ hội;...

3.1.3.3. Các hoạt động phát triển chính liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất ngập nước ở địa phương

- Quai đê lấn biển: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khu vực ven biển Quảng Yên đã đƣợc cải tạo và mở rộng để trồng trọt và định cƣ. Quá trình quai đê, lấn biển, khai thác bãi bồi và các hoạt động phát triển đã tác động mạnh mẽ đến cảnh quan tự nhiên làm hình thành các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác nhạy cảm và các kiểu sử dụng đất trong mối phụ thuộc vào động lực sông - biển - triều. Hoạt động quai đê lấn biển đã tạo ra các dạng bãi triều cao đƣợc khai hoang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nuôi trồng thủy sản: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các đầm nuôi trồng thủy sản có sự phát triển gia tăng. Điển hình là khu vực Bình Hƣơng và Đầm Nhà Mạc. Mặc dù những phƣơng thức khai thác ven biển hiện nay đã hình thành các hệ sinh thái nƣớc lợ có năng suất sinh học và giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần các hệ sinh thái nƣớc ngọt, nhƣng thƣờng khai thác không bền vững. Xây dựng các đầm thuỷ sản làm tăng xâm nhập mặn; nƣớc thải từ các đầm nuôi tôm làm ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc, hệ quả làm giảm năng suất nuôi trồng; việc xây dựng các đầm nuôi còn làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, vỡ đê do chặt phá rừng ngập mặn.

- Chặt phá rừng ngập mặn: Diện tích rừng ngập mặn đang chịu sức ép rất lớn từ phát triển nuôi trồng thủy sản và khai thác lâm sản. Do chƣa nhận thức đầy

sản ồ ạt. Diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn thức ăn thực vật và dinh dƣỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm.

- Các hoạt động khác (Tàu phà, bến cảng, đô thị hóa...): Việc xây dựng đƣờng sá, cầu cảng, khu đô thị và công nghiệp không những tàn phá nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, còn gây rất nhiều ảnh hƣởng đến môi trƣờng (chất thải sinh hoạt, công nghiệp, dầu thải) làm nhiều sinh vật chết hoặc bỏ đi nơi khác. Ngoài ra còn gây xói lở bờ sông do hoạt động của tàu thuyền có công suất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 60)