Khả năng khai thác thông tin từ ảnh viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 46 - 49)

trạng sử dụng đất

Ngày nay, tƣ liệu viễn thám hoàn toàn có khả năng là tƣ liệu độc lập để hiện chỉnh bản đồ vì những thông tin mà chúng ta khai thác đƣợc từ tƣ liệu viễn thám là những thông tin có giá trị đối với nội dung bản đồ. Trong đó, hiện chỉnh bản đồ lớp phủ mặt đất là một trong những ứng dụng tiêu biểu và quan trọng của tƣ liệu viễn thám. Nhu cầu về thông tin lớp phủ mặt đất đang ngày càng tăng trong các bài toán nghiên cứu, quản lý biến đổi không gian, trong các bài toán mô hình dự báo thay

đổi không gian,...trong hiện chỉnh các bản đồ hiện trạng và biến động lớp phủ mặt đất (hiện trạng lớp phủ mặt đất - hiện trạng các thông tin miêu tả trạng thái lớp phủ mặt đất của thửa đất; hiện trạng sử dụng đất - các thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất), trong quy hoạch, hoạch định chính sách, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên và môi trƣờng,…

Với đòi hỏi ngày càng cao của các nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhất là đòi hỏi phải có thông tin chi tiết và tƣơng đối thƣờng xuyên về các vùng khó tiếp cận của các nhà quản lý, nghiên cứu tài nguyên mặt đất, viễn thám đã dần phát triển và trở thành một công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều thông tin chi tiết cần có sự nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa. Do vậy, việc kết hợp giữa thông tin từ ảnh viễn thám với thông tin từ thực địa sẽ đem lại hiệu quả và độ tin cậy cao hơn.

Nghiên cứu khả năng khai thác thông tin chuyên đề từ tƣ liệu viễn thám thực chất là nghiên cứu khả năng giải đoán các thông tin là nội dung chuyên đề của bản đồ từ tƣ liệu viễn thám.

Từ tƣ liệu viễn thám có thể giải đoán đƣợc các yếu tố nội dung sau: hệ thống thuỷ văn, địa hình, lớp phủ thực vật, thổ nhƣỡng, dân cƣ và hệ thống giao thông. Với khả năng khai thác đƣợc những thông tin trên, tƣ liệu viễn thám cho phép hiện chỉnh đƣợc bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất từ các tƣ liệu này.

Nhƣ vậy, tƣ liệu ảnh vệ tinh là tài liệu tốt để hiện chỉnh các loại bản đồ lớp phủ, trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc lựa chọn phƣơng pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh là khả thi.

* Khả năng cung cấp thông tin của ảnh vệ tinh SPOT-5

Dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT của Pháp khởi đầu từ năm 1986, trải qua các thế hệ SPOT-1, SPOT-2, SPOT-3, SPOT-4 và SPOT-5. Vệ tinh Spot có nhiều ƣu điểm hơn so với vệ tinh Landsat (vệ tinh Spot-5 đƣợc phóng ngày 4/5/2002). Với hai thiết bị thu chụp có độ phân giải nhìn thấy cao, hoạt động đồng thời với góc quan sát thẳng đứng và nghiêng cho phép thu chụp đƣợc trên một dải rộng 117km trên mặt đất.

Vệ tinh đã đƣa ra sản phẩm ảnh số thuộc hai kiểu phổ, đơn kênh (panchoromatic) với độ phân giải không gian từ 10 x 10m đến 2,5 x 2,5m, và đa kênh SPOT- XS (hai kênh thuộc dải phổ nhìn thấy, một kênh thuộc dải phổ hồng ngoại) với độ phân giải không gian 20 x 20m.

Đặc tính của ảnh vệ tinh SPOT là cho ra các cặp ảnh phủ chồng cho phép nhìn đối tƣợng nổi (stereo) trong không gian ba chiều. Điều này giúp cho việc nghiên cứu bề mặt trái đất đạt kết quả cao, nhất là trong việc phân tích các yếu tố địa hình và lập trực tiếp mô hình nổi từ các dữ liệu số mà không cần tới các tƣ liệu bản đồ khác.

Bảng 2.2: Các thông số ảnh của vệ tinh SPOT-5

Bộ cảm Phổ điện từ Độ phân giải Bƣớc sóng

SPOT-5

Panchromatic (Toàn sắc) B1: Green (Xanh lục) B2: Red (Đỏ)

B3: Near infrared (Cận hồng ngoại) B4: Mid infrared (MIR)

2,5m hoặc 5m 10m 10m 10m 20m 0,48 - 0,71 μm 0,50 - 0,59 μm 0,61 - 0,68 μm 0,78 - 0,89 μm 1,58 - 1,75 μm Trong viễn thám, ngƣời ta thƣờng sử dụng các tính chất vật lý của đối tƣợng mà chúng ta quan sát để có đƣợc các thông tin về bản chất của đối tƣợng. Phƣơng pháp giải đoán ảnh viễn thám bằng mắt dựa trên các dấu hiệu (gồm các yếu tố ảnh và các yếu tố kỹ thuật) để đoán đọc trực tiếp hoặc gián tiếp đối tƣợng và đƣa ra chìa khóa giải đoán.

Để xác định mức độ nội dung cần đo vẽ hoặc hiện chỉnh, chúng ta cần xem xét khả năng cung cấp thông tin của ảnh vệ tinh về các đối tƣợng nội dung của bản đồ. Quá trình nghiên cứu, phân tích ảnh và sản xuất thực tế cho thấy ảnh vệ tinh SPOT-5 độ phân giải không gian 2,5 m có thể cung cấp thông tin cho công tác hiện chỉnh bản đồ ở mức độ nhƣ sau:

+ Vùng dân cƣ:

- Có thể phân biệt đƣợc các kiểu dân cƣ thành thị, nông thôn, xác định đƣợc đƣờng viền của các thành phố, thị xã, làng mạc. Những điểm dân cƣ tập trung có nhiều cây che phủ, ít che phủ hoặc không che phủ đều có thể xác định đƣợc trên ảnh. Khi có tƣ liệu bản đồ hỗ trợ có thể phát hiện đƣợc vị trí tƣơng ứng của một số công trình đột xuất (nhà thờ, sân kho…) trong điểm dân cƣ.

- Không thể phân biệt đƣợc các xóm nhỏ, bản nhỏ xen lẫn với thực phủ rừng; không phân biệt đƣợc tính chất chịu lửa hay không của khu nhà; không phân biệt đƣợc khu nhà có bị tàn phá hay không.

+ Đối tƣợng kinh tế, văn hoá, xã hội:

- Phần lớn các đối tƣợng nội dung bản đồ thuộc nhóm này có kích thƣớc và diện tích nhỏ, với lực phân giải ảnh 2,5m khó hoặc không thể phát hiện đƣợc. Đối với các đối tƣợng có diện tích lớn nhƣ sân bay, bến cảng, kho xăng dầu có bãi chứa lớn, mỏ lộ thiên đang khai thác, các nhà máy, bệnh viện, trƣờng học, trạm biến thế lớn, trại chăn nuôi, sân kho lớn có thể phát hiện đƣợc trên ảnh và nếu có tài liệu tham khảo nhƣ tƣ liệu bản đồ tỷ lệ lớn, điều tra thực địa thì có thể định loại đƣợc.

- Không thể phát hiện đƣợc trên ảnh các loại đƣờng dây điện, đƣờng dây thông tin, ống dẫn nƣớc nổi, ngầm.

+ Đƣờng giao thông và các đối tƣợng liên quan:

- Dựa vào dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp có thể phát hiện đƣợc trên ảnh đƣờng sắt, đƣờng ô tô, đƣờng đất lớn và trong nhiều trƣờng hợp cả đƣờng đất nhỏ nhờ hình dạng tuyến và độ tƣơng phản với xung quanh.

- Chất rải mặt đƣờng chỉ có thể phân biệt đƣợc nếu dùng kết hợp tài liệu chuyên ngành bản đồ tỷ lệ lớn hoặc khảo sát ngoại nghiệp. Khả năng xác định chất rải mặt đƣờng phụ thuộc vào độ rộng lòng đƣờng, chất lƣợng ảnh tính chất vật lý của lớp phủ mặt đƣờng và lớp mặt dọc theo lòng đƣờng.

+ Thuỷ hệ và các đối tƣợng liên quan:

- Trên ảnh xác định dễ dàng đƣờng bờ biển, bãi triều, bãi sông, mạng lƣới sông suối, kênh đào, hồ đầm tự nhiên và nhân tạo, đê lớn ven sông biển và một số công trình ven sông biển nhƣ đập giữ nƣớc, đập chắn sóng…

- Các đối tƣợng liên quan nhƣ bờ dốc tự nhiên, bờ cạp, đá dƣới nƣớc, trạm thuỷ văn, giếng nƣớc, và những con suối, mƣơng nhỏ… không phát hiện đƣợc. Đối với những vùng rộng trũng ngập nƣớc khi có nƣớc cũng không phân biệt đƣợc với các hồ ao tự nhiên khi không có tƣ liệu hỗ trợ là bản đồ địa hình.

+ Dáng đất và chất đất: Các bãi cát khô, đầm lầy, bãi biển, khu đào bới có thể phát hiện đƣợc trên ảnh; các yếu tố còn lại nhƣ khe rãnh xói mòn, các dạng sƣờn đất, vách đá, đá độc lập, cửa hang động, gò đống khó hoặc không phát hiện đƣợc trên ảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực vật:

- Rừng là yếu tố mảng nên dễ dàng xác định đƣợc trên ảnh, tuy nhiên để phân biệt đƣợc tính chất của rừng nhƣ: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng lá thƣa cần có tƣ liệu bản đồ, đặc biệt bản đồ chuyên ngành hỗ trợ. Trên ảnh có thể nhận biết đƣợc các loại rừng non, rừng thƣa, rừng ổn định, các trảm cỏ tự nhiên.

- Có thể phân biệt đƣợc đồng lúa, khu vực trồng cỏ, đất chuyên trồng rau màu, cây trồng thân gỗ. Cây công nghiệp lâu năm nhƣ cao su, chè, cà phê có thể phân biệt đƣợc các dấu hiệu giải đoán trực tiếp hay gián tiếp.

Những yếu tố khác nhƣ chủng loại cây trồng, cây bụi ƣa mặn chua phèn, cây độc lập…cần có tài liệu tham khảo để hỗ trợ giải đoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 46 - 49)