0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH​ (Trang 54 -57 )

3.1.2.1. Đặc điểm địa hình - địa mạo

Quảng Yên là thị xã nằm trong vùng đồng bằng bồi tích cửa sông Bạch Đằng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển có xen lẫn đồi núi thấp của dãy núi cánh cung Đông Triều chạy ra biển. Đặc điểm địa hình của một vùng đồng bằng cửa sông đổ ra biển tạo cho Quảng Yên tiềm năng và thế mạnh phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi các sông nhánh của sông Bạch Đằng gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông.

Địa hình đa dạng, phức tạp và đƣợc chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng Hà Bắc: nằm bên tả ngạn sông Chanh, địa hình bị chia cắt mạnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, ruộng bậc thang, xen kẽ là những khu đất dốc, thấp dần về phía ven biển, có một số đồi cao, núi thấp. Xã Sông Khoai và các phƣờng Tân An, Hà An là vùng đất mới do khai hoang lấn biển nên địa hình bằng phẳng hơn, xã đảo Hoàng Tân địa hình chủ yếu là đồi núi, phần còn lại là địa hình thấp chịu ảnh hƣởng của biển và các cửa sông bao quanh nhƣ sông Hốt, sông Bình Hƣơng và sông Bến Giang.

- Vùng Hà Nam: nằm ở hữu ngạn sông Chanh đƣợc hình thành nhƣ một hòn đảo đƣợc bao bọc đê biển. Đây là vùng bãi bồi tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Địa hình thấp trũng hình lòng chảo, thấp hơn so với mực nƣớc triều khoảng 2m, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang đƣợc khoanh bao để nuôi trồng hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.

Bờ biển của khu vực có đặc điểm địa mạo tích tụ sông - biển, có nhiều cửa sông, đáy biển kiểu delta nông, độ nghiêng nhỏ, trong đó có một số lạch sâu là các lòng sông cũ.

3.1.2.2. Đặc điểm khí hậu

Thị xã Quảng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trƣng vùng ven biển miền Bắc là nóng ẩm và mƣa nhiều vào mùa hè, lạnh và khô vào mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24oC, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6 - 7oC, biên độ nhiệt ngày - đêm khá lớn, trung bình 9 - 11o

C. Số giờ nắng khá dồi dào, trung bình 1700 - 1800 giờ/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 [10].

Thời tiết phân hoá theo hai mùa rõ rệt:

- Mùa hè: từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, trung bình 28-29o

C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, có thể lên đến 38oC; gió Nam và Đông Nam thổi mạnh tốc độ trung bình 2 - 4m/s gây mƣa nhiều, độ ẩm lớn.

- Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh, tốc độ gió lên đến cấp 5-6, ngoài khơi lên tới cấp 7-8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 5o

C.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1500 - 1600 mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, tháng 4 lên tới 86%, và thấp nhất vào tháng 10, tháng 11 là 70%. Gió trong vùng không lớn, trung bình chỉ 2,6 m/s, gió mạnh vào các tháng 7, 8, 9, 10, đồng thời xuất hiện giông bão kèm mƣa lớn.

Nhìn chung, chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam nhƣng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và phát triển du lịch.

Hạn chế lớn nhất về điều kiện thời tiết ở đây là chịu ảnh hƣởng mạnh của bão. Hàng năm trung bình có khoảng 3 - 5 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, ảnh hƣởng trực tiếp đến Quảng Yên. Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào tháng 7 và tháng 8 gây nhiều tác hại đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngƣ dân.

3.1.2.3. Đặc điểm hải văn, thủy văn và tài nguyên nước * Đặc điểm hải văn

Bờ biển Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m, sâu nhất 25 m. Trong vịnh có nhiều đảo tạo thành bức bình phong chắn sóng, chắn gió, thuận lợi cho sự lắng đọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển. Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nƣớc lên và một lần nƣớc xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 - 4m.

Về mùa hè, nƣớc thƣờng lên vào buổi chiều và mùa đông nƣớc thƣờng lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nƣớc lớn) thƣờng cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nƣớc lên và một lần nƣớc xuống chiếm 85 - 95% (trên 25 ngày) trong tháng.

* Đặc điểm thủy văn

Mạng lƣới dòng chảy ở Quảng Yên có mật độ khá dày đặc, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Diện tích lƣu vực không quá 300 km2. Trong mạng lƣới thủy văn, quan trọng nhất là dòng chính của sông Bạch Đằng chảy ở phía Tây ngăn cách Quảng Yên với Hải Phòng. Sông Bạch Đằng có chiều dài 19km, với điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh), điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Các chi lƣu chảy vào thị xã là nhánh sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải, còn nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu [10].

Phía Đông và phía Bắc thị xã có một số sông nhỏ khác nhƣ sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hƣơng. Ngoài sông Bạch Đằng, hầu hết các sông ở Quảng Yên đều ngắn, diện tích lƣu vực nhỏ, lƣu lƣợng thấp và chủ yếu trong phạm vi thị xã. Nhƣ vậy, đặc điểm thủy văn ở đây thuận lợi cho phát triển vận tải đƣờng

thuỷ và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhƣng không có khả năng cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt do nƣớc bị nhiễm mặn.

* Tài nguyên nước

Thuận lợi lớn nhất về nguồn nƣớc của Quảng Yên là có hồ Yên Lập, có khả năng đáp ứng, thoả mãn nhu cầu cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thị xã. Quy mô của hồ lớn, nguồn cấp nƣớc dồi dào với dung tích thƣờng xuyên là 127,5 triệu m3

.

Nguồn nƣớc ngầm ở đây có trữ lƣợng nhỏ 10 - 15 m3/giờ, mạch nƣớc ngầm thƣờng nằm ở độ sâu 5 - 6m, phân bố nƣớc ngọt ở một số xã phƣờng vùng Hà Bắc có thể khai thác nƣớc ngọt đóng chai hoặc phục vụ Nhà máy sản xuất công nghiệp và dân sinh ở vùng lân cận; khu vực Hà Nam nƣớc bị nhiễm mặn ít sử dụng đƣợc.

3.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm thổ nhƣỡng của một đồng bằng cửa sông ven biển. Đất vùng phía Nam phần lớn đƣợc hình thành do sự bồi lắng của sông Bạch Đằng và biển pha hỗn hợp với trầm tích và chịu ảnh hƣởng của biển với mức độ khác nhau. Vùng phía Bắc nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng núi Đông Bắc nên mang tính chất của nhóm đất đồi núi.

Theo đặc tính phân loại, gồm các nhóm đất chính sau:

- Đất đồi núi: phân bố ở khu vực phía Bắc thị xã. Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả.

- Đất đồng bằng: gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê không đƣợc bồi hàng năm, phân bố ở hầu hết các xã phƣờng trong thị xã nhƣng tập trung ở khu vực Hà Nam. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nƣớc mùa mƣa nên glây mạnh, đất chua hàm lƣợng mùn thấp. Đất đồng bằng hiện đƣợc sử dụng chủ yếu để trồng cây lƣơng thực thực phẩm, trồng lúa hai vụ cho năng suất khá cao.

- Đất bãi bồi cửa sông, ven biển: gồm các loại đất mặn và đất cát, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông,... Hầu hết đất bãi bồi cửa sông, ven biển đang đƣợc sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hoá.

Nhƣ vậy, phần lớn đất đã đƣợc sử dụng ổn định và hiệu quả. Diện tích đất chƣa sử dụng còn không nhiều, tập trung chủ yếu ở các xã phƣờng ven biển nhƣ Minh Thành, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân. Đây chủ yếu là diện tích đất mặt nƣớc ven biển có thể bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp (nuôi trồng thuỷ sản). Diện tích đất bằng chƣa sử dụng ở một số xã phƣờng sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng trồng lúa và trồng cây hàng năm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH​ (Trang 54 -57 )

×