Kinh nghiệm quản lý ĐNN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 27 - 29)

- Xây dựng các chiến lƣợc quản lý ĐNN tại Úc [18].

+ Quản lý ĐNN dựa vào toàn dân, thu hút sự tham gia ngƣời dân;

+ Thi hành các chính sách nhân dân, và xây dựng thể chế pháp luật và phổ biến chƣơng trình toàn dân;

+ Xây dựng các nhóm cộng tác với các bang và chính quyền địa phƣơng. + Đảm bảo cơ sở khoa học chắc chắn cho chính sách và quản lý;

+ Chƣơng trình hành động quốc tế, tham gia công ƣớc quốc tế về bảo tồn ĐNN.

- Chiến lƣợc quản lý ĐNN của World Bank: không chỉ tập trung đến các lĩnh vực sử dụng ĐNN mà quản lý ĐNN, và phối hợp giữa sử dụng ĐNN với quản lý các dịch vụ, có nghĩa là phải quản lý tổng hợp ĐNN [18].

+ Thiết lập cơ cấu tổ chức: Xác định các quy pháp pháp luật, các quyền và nghĩa vụ, cấp phép sử dụng nƣớc; trách nhiệm của các chủ quản khác nhau và tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc, cung cấp dịch vụ (đặc biệt đối với ngƣời nghèo), đối với môi trƣờng, cho quản lý và sử dụng nƣớc, đối với xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng và số lƣợng của nguồn nƣớc; quản lý lƣu vực cấp địa phƣơng tới quốc tế.

+ Các công cụ quản lý: gồm tổ chức điều tiết; công cụ tài chính; tiêu chuẩn và kế hoạch, cơ chế tham gia; kiến thức và hệ thống thông tin làm thúc đẩy nhanh sự minh bạch mà làm ảnh hƣởng tới sự phân phối nƣớc; sử dụng và bảo tồn, duy trì, đảm bảo và bền vững hệ thống nguồn nƣớc. Nhất là vấn đề cải tổ và quản lý ngành kinh tế nƣớc.

+ Phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng để điều chỉnh lƣu lƣợng hàng năm cho hạn hán, lũ lụt, hồ chứa đa mục đích cho chất lƣợng và bảo vệ nguồn nƣớc.

- Chi Lê

Theo cách tiếp cận của Chi Lê thì mục tiêu là xem xét nƣớc nhƣ một hàng hóa kinh tế, không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà mang tính đa ngành [17]:

+ Thừa nhận nƣớc không chỉ là một nhân tố, sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp, mà còn cho các ngành khác, hay ĐNN phải đƣợc sử dụng tổng hợp, phải đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng giống nhƣ các yếu tố đầu vào kinh tế khác.

+ Phải liên kết chặt chẽ giữa tài nguyên có tính lƣu động, dễ biến đổi nhƣ nƣớc với tài nguyên bất động nhƣ tài nguyên đất đai.

+ Hậu quả quan trọng của sự chia cắt đất đai (địa giới hành chính) đến quyền sử dụng nƣớc. Nhà nƣớc quy định quyền sử hữu nƣớc nhƣ bất cứ quyền sở hữu khác, cho phép hợp đồng cho thuê và bán giữa những ngƣời mua bán tự nguyện.

- Tunisia: Tiếp cận quản lý lƣu vực

+ nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong đầu tƣ bảo tồn và phát triển nguồn nƣớc, xây dựng các hồ chứa, ... phải phối hợp giữa các phƣơng thức canh tác truyền thống của ngƣời nông dân với kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại có liên quan đến nƣớc, nhƣ các kỹ thuật canh tác bảo tồn đất và nƣớc, các loại cây trồng chịu hạn, các kỹ thuật tƣới [15].

Mấu chốt cho sự thành công của nƣớc này là cần có sự trợ giúp và sự phối hợp giữa Nhà nƣớc, nhà khoa học với cán bộ khuyến nông dựa trên cách tiếp cận quản lý lƣu vực. Đề xuất những cơ sở khoa học cho Nhà nƣớc đầu tƣ, nâng cao năng lực của cộng đồng và khuyến khích sự tham gia của họ và công tác quản lý và phát triển ĐNN trong mối liên quan hệ thống của lƣu vực.

- Bài học về sự tùy ý san lấp Hồ Tỳ Bà ở Trung Quốc:

Hồ Tỳ bà thuộc huyện Thông Hải, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Trên 90 % nhân dân huyện Thông Hải sống quanh hồ, trên 50% đồng ruộng cũng ở ven hồ, 80% nguồn thu nhập kinh tế của huyện dựa vào hồ này. Năm 1956, để tăng thêm lƣơng thực, nhân dân bắt đầu khai hoang các đồi núi ven hồ để canh tác, vây hồ làm ruộng, mở rộng diện tích trồng trọt. Năm 1958, hồ bị vây lấn 1133 ha, sau đó lại lấn tiếp 333ha. Đồng thời họ còn chặt phá rừng khiến cho tỷ lệ che phủ của rừng giảm thấp rõ rệt. Thời kỳ đầu lƣơng thực quả thực có tăng lên, nhƣng diện tích hồ ngày càng thu nhỏ. Đến những năm 80 diện tích hồ từ 4667 ha thu hẹp còn 1333 ha, lƣợng nƣớc từ 1,7 tỷ m3

xuống còn 170 000 m3. Vì rừng bị chặt phá nên một lƣợng đất lớn bị trôi chảy, hàng năm đất đổ vào lòng hồ khoảng 54 000 tấn. Môi trƣờng sinh thái của vùng này sau khi bị phá hoại nghiêm trọng theo đó khí hậu cũng bị biến đổi theo, hạn hán liên tiếp xẩy ra. Năm 1983 hạn rất nặng, hồ cạn kiệt 7794 ha đồng ruộng bị hạn, 4667 ha khô nứt nẻ, lúa và hoa màu chết gần hết, sản lƣợng lƣơng thực giảm 2650 tấn [5].

Tùy ý khai hoang và lấn hồ làm ruộng đã đƣa lại cho huyện Thông Hải một bài học sâu sắc. Bắt đầu từ năm 1983 họ đã dùng biện pháp giảm bớt canh tác trả lại diện tích cho lòng hồ và trồng cây gây rừng, nên đất dần dần cải thiện đƣợc môi trƣờng sinh thái. Ngày nay hồ này đã đƣợc phục hồi nhƣ trƣớc. Nhân dân vùng đó còn nhờ vậy mà mở nhiều loại kinh doanh nên thu nhập tăng lên [5].

Sự biến đổi tang thƣơng của Hồ Tỳ Bà cho thấy, nếu khai hoạch lấn hồ để canh tác mà không nghiên cứu cẩn thận môi trƣờng sinh thái của vùng đó sẽ phá hoại cân bằng sinh thái dẫn đến hàng loạt phản ứng dây chuyền khiến cho môi trƣờng sinh thái xấu đi, thiên tai sẽ xẩy ra gây ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Bài học nhắc nhở với chúng ta rằng: tùy ý khai hoang hoặc lấn hồ làm ruộng là “đƣợc không bằng mất” [5].

Bài học nhãn tiền về lũ lụt toàn lƣu vực sông Trƣờng Giang năm 1998 của Trung Quốc đã phải rút ra bài học cho nhiều quốc gia đó là phƣơng châm xây dựng gồm 32 chữ “khoanh rừng trồng cây, trả đất cho rừng, trả ruộng cho hồ, giảm thấp đỉnh lũ, xây dựng hợp lý, giãn dân đồng đều, gia cố đê điều, nạo vét lòng sông” [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 27 - 29)