Nội dung bản đồ HTSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 42)

2.1.3.1. Yêu cầu về nội dung

- Nội dung bản đồ HTSDĐ đáp ứng mục đích, yêu cầu tỷ lệ bản đồ đặt ra. Bản đồ phải thể hiện đầy đủ các loại hình sử dụng đất phù hợp với biểu mẫu thống kê, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời sử dụng về tình hình sử dụng đất thể hiện đƣợc trên các bản đồ với các vấn đề: vị trí, hình dạng, kích thƣớc, số lƣợng, loại hình sử dụng đất của các khoang vi đất.

- Bản đồ HTSDĐ thể hiện đầy đủ quỹ đất đai trong địa giới hành chính, mức độ chi tiết của nội dung và tiêu chuẩn thể hiện trên bản đồ nhƣ hệ thống kí hiệu, phƣơng pháp thể hiện nội dung.

2.1.3.2. Những nội dung chính

Nội dung bản đồ HTSDĐ gồm 2 phần cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau đó là yếu tố cơ sở địa lý và yếu tố nội dung chuyên môn. Tùy thuộc vào tỷ lệ, mục đích, yêu cầu, khu vực cần thành lập bản đồ mà yếu tố nội dung sẽ đƣợc thể hiện với các mức độ khác nhau.

a. Các yếu tố cơ sở địa lý

+ Các yếu tố cơ sở toán học gồm: Khung bản đồ, lƣới kilômét, lƣới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các đối tƣợng liên quan;

Bản đồ nền phải đƣợc thành lập theo quy định tại Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.

* E-líp-xô-ít quy chiếu WGS-84 với kích thƣớc: - Bán trục lớn: 6.378.137 m;

- Độ dẹt: 1/296,257223563 *. Lƣới chiếu bản đồ:

- Sử dụng lƣới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11o và 21o để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;

- Sử dụng lƣới chiếu trục ngang đồng góc với múi chieus 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 =0,9996 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lậ từ 1/500.000 đến 1/25.000;

- Sử dụng lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0.9999 để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.

* Tỷ lệ của bản đồ nền đƣợc lựa chọn dựa vào: kích thƣớc, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thƣớc của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sửu dụng đất. Tỷ lệ của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên(ha)

Cấp xã 1:1.000 1:2.000 1:5.000 1:10.000 Dƣới 120 Từ 120 đến 500 Trên 500 đến 3.000 Trên 3.000 Cấp huyện 1:5.000 1:10.000 1:25.000 Dƣới 3.000 Từ 3.000 đến 12.000 Trên 12.000 Cấp tỉnh 1:25.000 1:50.000 1:100.000 Dƣới 100.000 Từ 100.000 đến 350.000 Trên 350.000 Cấp vùng 1:250.000

Biểu thị lƣới kilômét hoặc lƣới kinh, vĩ tuyến:

- Bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000 chỉ biểu thị lƣới kilômét, với kích thƣớc ô lƣới kilômét là 10cm x 10cm;

- Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 biểu thi lƣời kilômét, với kích thƣớc ô lƣới kilômét là 8cm x 8cm;

- Bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000 chỉ biểu thị lƣới kinh, vĩ tuyến. Kích thƣớc lƣới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền.

+ Các yếu tố hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội:

- Đối với cấp xã và tƣơng đƣơng gồm: trụ sở UBND cấp xã, các địa vật độc lập có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: tháp chuông nhà thờ, đình chùa, chợ, trƣờng học, bệnh viện, công viên, khách sạn,…tên xã, phƣờng, tên thôn ấp bản, tên các con sông lớn, các dãy núi…

- Đối với cấp huyện và tƣơng đƣơng: gồm các trung tâm huyện lị, UBND xã phƣờng thị trấn và các địa vật đặc trƣng: đình chùa, trƣờng học, bệnh viện, nhà văn hóa…

Ghi chú tên địa danh: ghi chú tên địa danh trên bản đồ bao gồm: tên sông, tên suối, kênh mƣơng chính, tên núi, tên thị xã thị trấn và một số điểm dân cƣ lớn quan trọng.

- Đối với cấp tỉnh và tƣơng đƣơng: gồm UBND tỉnh, UBND huyện, đình chùa, nhà thờ lớn.

Ghi chú địa danh: ghi chú địa danh trên bản đồ bao gồm: tên sông suối chính, đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, tên huyện, thị xã.

- Đối với cấp cả nƣớc:

Thể hiện vị trí trung tâm Thủ đô, Thành phố thuộc TW, trung tâm các huyện, tỉnh. Ghi chú địa danh trên bản đồ gồm: tên sông suối chính, tên đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, tên thành phố, tên huyện, thị xã, tên hồ lớn.

+ Hệ thống thủy văn

- Đối với cấp xã và tƣơng đƣơng

Hệ thống sông ngòi kênh mƣơng tƣới tiêu, ao hồ, trạm bơm (hƣớng chảy) - Đối với cấp huyện và tƣơng đƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thể hiện tất cả các sông kênh mƣơng chính có chiều dài trên bản đồ ≥ 1 cm, các ao hồ có diện tích trên bản đồ ≥ 4mm2. Những vùng có ít sông suối hiếm nƣớc có thể thể hiện những đối tƣợng chƣa đạt tới mức quy định trên.

- Đối với cấp tỉnh và cả nƣớc

Thể hiện sông suối, kênh mƣơng chính, ao hồ lớn, các công trình đầu mối quan trọng, ở những vùng ít sông, suối hiếm nƣớc có thể thể hiện mức độ chi tiết hơn.

+ Mạng lƣới giao thông

- Đối với cấp xã và tƣơng đƣơng

Đƣờng sắt các loại, các loại đƣờng giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và tên gọi), các đƣờng liên xã, đƣờng đi lớn trong khu dân cƣ và ngoài đồng ruộng, các

công trình liên quan với đƣờng sá nhƣ cầu cống, bến phà…

- Đối với cấp huyện và tƣơng đƣơng: trên bản đồ thể hiện tất cả các loại đƣờng đất, đƣờng ô tô. Cấp loại đƣờng ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện từ quốc lộ đến đƣờng liên xã.

- Đối với cấp tỉnh và tƣơng đƣơng: trên bản đồ thể hiện đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng giao thông. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh đến đƣờng liên huyện.

- Đối với cấp cả nƣớc

Thể hiện mạng lƣới giao thông quan trọng (đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy) đƣờng giao thông trên bản đồ HTSDĐ cả nƣớc thể hiện tới tỉnh lộ.

+ Dáng đất

- Đối với cấp xã và tƣơng đƣơng: thể hiện dáng đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đƣờng đồng mức đối với vùng đồi núi. Thể hiện hình dáng chung của địa hình trong toàn khu vực, dáng đất đƣợc thể hiện với các yếu tố khác (thủy hệ, đƣờng sá, thực vật…)

- Đối với cấp huyện và tƣơng đƣơng: thể hiện bằng đƣờng bình độ, các điểm độ cao điển hình. Ở vùng đồng bằng phải thể hiện địa hình ở mức độ chi tiết nhất đối với tỷ lệ bản đồ mà nguồn tài liệu hiện có có thể cung cấp đƣợc. Ở vùng trung du miền núi số lƣợng đƣờng bình độ trên bản đồ cấp huyện giảm đáng kể so với bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Khi lƣợc bỏ đƣờng bình độ cần chú ý sao cho vẫn thể hiện đƣợc các đỉnh, chân đồi núi nơi chuyển sang đồng bằng hay lòng thung lũng.

- Đối với cấp tỉnh và tƣơng đƣơng: thể hiện bằng đƣờng bình độ cái của bản đồ cùng tỷ lệ và các điểm độ cao điển hình.

- Đối với cấp cả nƣớc: thể hiện bằng đƣờng bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Lƣu ý khi thể hiện dáng đất phải phù hợp với các yếu tố khác (đƣờng sá, thủy lợi, thực vật).

b. Các yếu tố nội dung chuyên môn của bản đồ HTSDĐ

* Ranh giới đất

+ Đối với cấp xã và tƣơng đƣơng

Bản đồ HTSDĐ cấp xã thể hiện toàn bộ quĩ đất đang đƣợc sử dụng trong địa giới hành chính. Vì thế cần thể hiện các nội dung sau:

- Khoanh đất là yếu tố nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đƣợc thể hiện dƣới dạng đƣờng viền khép kín. Khoanh đất có thể là một hoặc nhiều thửa đất nằm liền kề nhau và có cùng mục đích sử dụng đất. Khoanh đất phải đƣợc thể hiện đúng vị trí, hình dạng, kích thƣớc theo tỷ lệ.

- Tất cả các khoanh đất có diện tích ≥ 10 mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ.

- Nếu khoanh đất có diện tích ≤ 10 mm2 nhƣng có giá trị kinh tế cao và các đặc tính riêng khác thì có thể nới rộng, phóng đại lên nhƣng không vƣợt quá 1,5 lần,

đảm bảo tƣơng ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng kí hiệu để thể hiện.

- Một khoanh đất cần đƣợc thể hiện các yếu tố. Diện tích (làm tròn số đến 0,01 ha), loại đất (thể hiện bằng màu sắc, kí hiệu). Mức độ chi tiết các loại hình sử dụng đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đƣợc quy định ở quy phạm thành lập bản đồ.

Ranh giới lãnh thổ sử dụng đất: ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn (nông trƣờng, lâm trƣờng, nhà máy, xí nghiệp, sân bay, bến cảng, doanh nghiệp quân đội...).

+ Đối với cấp huyện và tƣơng đƣơng

Thể hiện khoanh đất phải đúng vị trí, hình dạng, kích thƣớc theo đúng tỷ lệ. Tất cả các khoanh đất có diện tích ≥ 4 mm2

trên bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ, nếu khoanh đất < 4mm2

nhƣng có ý nghĩa, giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng khác thì có thể phóng đại lên nhƣng không quá 1,5 lần và đảm bảo tƣơng ứng về vị trí, hình dạng. Mức độ chi tiết các loại hình sử dụng đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đƣợc quy định ở quy phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với cấp tỉnh và tƣơng đƣơng

Mức độ chi tiết các loại hình sử dụng đất đƣợc thể hiện trên bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh đƣợc quy định theo quy phạm.

Diện tích khoanh đất cần thể hiện giống nhƣ phần nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.

+ Đối với cấp cả nƣớc

Bản đồ HTSDĐ cấp cả nƣớc phải thể hiện ranh giới các loại đất thuộc 3 nhóm (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng) mà Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 đã nêu. Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp cả nƣớc đã đƣợc quy định ở quy phạm: diện tích khoanh đất ≥ 4 mm2 trên bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ. Nếu khoanh đất có diện tích < 4mm2 nhƣng có giá trị kinh tế cao và đặc tính khác có thể phóng đại lên nhƣng không quá 1,5 lần và đảm bảo tính tƣơng ứng về vị trí, hình dạng, kích thƣớc.

Phân loại các loại đất sử dụng trên bản đồ HTSDĐ phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, tỷ lệ của bản đồ cần thành lập. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện các loại đất cơ bản thuộc 3 nhóm:

+ Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: bao gồm toàn bộ diện tích đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc nghiên cứu về nông nghiệp nhƣ: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vƣờn tạp, đất có cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản.

- Đất lâm nghiệp: diện tích đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp gồm: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng

trồng, đất ƣơm cây giống lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:

- Đất chuyên dùng: diện tích đất đang sử dụng vào mục đích khác không phải nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Đất khu dân cƣ nông thôn: diện tích đất đang sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc hộ gia đình, các nhân và các công trình nhƣ nhà bếp, nhà tắm nhà vệ sinh giếng nƣớc, sân chuồng, chăn nuôi gia súc, nhà xƣởng sản xuất tiểu thủ công hoặc dịch vụ gắn liền với nhà ở của gia đình, cá nhân trong các khu dân cƣ nông thôn và nhà ở đơn lẻ.

- Đất đô thị: đất mà trong ranh giới nội thành, nội thị xã, thị trấn đang sử dụng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhà ở và khuôn viên của hộ gia đình, cá nhân, các khu tập thể của hộ gia đình cán bộ công nhân viên chức các cơ quan xí nghiệp, đơn vị lực lƣợng vũ trang...nằm trong phạm vi các phƣờng, thị trấn đã đƣợc nhà nƣớc quyết định thành lập.

+ Nhóm đất chƣa sử dụng: đất chƣa có đủ điều kiện hoặc chƣa đƣợc sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyên dùng đất ở, nhà nƣớc chƣa giao cho tổ chức, hộ cá nhân nào sử dụng lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 42)