Bài học cho nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học cho nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng nông

Hoạt động kinh doanh của các lớn trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã song hành với cuộc sống của người dân từ lâu với chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, tỉnh Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi là dân số đông và mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ đầy tiềm tăng cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn phát triển.

Trong bối cảnh có sự tham gia của NHTM nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên, khối NHTM Thái Nguyên không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều NHTM xác định nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM là rất cần thiết.

Thông qua việc xem xét cách thức mà các NHTM lớn trên địa bàn đã làm được trong, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong nâng cao khả năng cạnh tranh như sau:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của các khách hàng.

- Cần cập nhật thông tin thị trường tài chính NH, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.

- Tập trung đầu tiên trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để tư vấn hồ sơ cho khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.

- NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nên tự cân đối nguồn vốn của mình sẵn sàng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên?

- Cần những giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thấp số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để nghiên cứu luận văn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm: - Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua các năm (2014-2016).

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội quốc gia, của tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu của Ngân hàng nhà nước Thái Nguyên.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học có liên quan tới đề tài.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng,… Nó còn được gọi là dữ liệu

gốc, chưa được xử lý. Vì vậy các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác cao, đảm bảo tính cập nhật. Do vậy tác giả lựa chọn thu thập số liệu sơ cấp từ đối tượng khách hàng, cụ thể:

- Điều tra từ khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được phát đến từng khách hàng ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng uy tín và năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và sự ảnh hưởng của các quy định của ngân hàng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (Quy định về cho vay, quy định về lãi suất, về tài sản bảo đảm...). Qua phiếu điều tra còn giúp chi nhánh biết được các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng cũng như biết được mức độ hài lòng, sự tin cậy và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng đối với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

*Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cỡ mẫu được chọn theo công thức của Slovin.

N n =

(1 + N*e2)

Trong đó: n là số khách hàng cá nhân, doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra.

N là tổng số khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đang quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Số liệu cụ thể sau khi tính toán theo công thức trên ta có biểu sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu theo loại hình khách hàng

Loại hình khách hàng

Tổng số khách hàng đang quan hệ giao dịch với NHNo & PTNT chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên (N) Cỡ mẫu điều tra (n) Cá nhân 4.512 226 Doanh nghiệp 2.154 152 Tổng 6.666 378

*Nội dung phiếu điều tra

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của đối tượng như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,,…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tác giả có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như các phần mềm xử lý như excel để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm

chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo nghiệp vụ kinh doanh, đối tượng khách hàng, loại tiền, thời hạn,… Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với khả năng cạnh tranh của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.2.3. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp chi tiết: Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá, phân tích tình hình huy động vốn, dư nợ, thu dịch vụ,… được chi tiết theo thời gian, địa điểm, đối tượng và loại tiền, nghiệp vụ.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm đánh giá xu hướng biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế, đánh giá tỷ trọng và kết cấu của các thành phần trong chỉ tiêu kinh tế được sử dụng. - Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu như tổng vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng, tổng thu dịch vụ, thị phần của Chi nhánh qua các năm 2014-2016.

- Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Mô tả những đặc tính cơ bản về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh trong các năm 2014-2016. Và để phân tích được các số liệu một cách đúng đắn, tác giả đã sử dụng các kỹ thuật mô tả như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu - Phương pháp bảng và đồ thị: Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài phản ánh thực trạng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn.

- Phương pháp ma trận SWOT:

Mô hình SWOT là viết tắt của 4 chữ: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats).

- Nghiên cứu và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Dùng ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Dùng chiến lược SWOT để tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở:

+ Tận dụng điểm mạnh và cơ hội. + Vượt qua điểm yếu, tận dụng cơ hội.

+ Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức. + Vượt qua điểm yếu để tránh những thách thức.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM

Chỉ tiêu thứ nhất: Khả năng tăng trưởng huy động vốn

Để đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM người ta thường so sánh tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn huy động của ngân hàng với mức tăng trưởng chung của toàn ngành và thị phần huy động vốn của ngân hàng đó trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD.

Số dư cuối năm - Số dư đầu năm

Tỷ lệ tăng trưởng HĐV = *100

Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các NHTM vì đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và cũng là cơ sở để mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Huy động vốn là hoạt động thu hút tiền gửi và tiền vay trên thị trường dưới các hình thức tiền gửi giao dịch, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… Khả năng huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào uy tín của ngân hàng.

Chỉ tiêu thứ hai: Khả năng cho vay và đầu tư

Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM về các hoạt động bên tài sản có chỉ chủ yếu liên quan đến tài sản có sinh lời, tức là các hoạt động cho vay và đầu tư. Đối với đa số các ngân hàng thương mại Việt nam, hoạt động dịch vụ chưa phát triển, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng (cho vay) nên việc đánh giá này chỉ tiêu này rất quan trọng.

Chỉ tiêu thứ ba: Thị phần

Thị phần phán ánh quy mô hoạt động của NHTM trên thị trường và cũng là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của một NHTM. Thị phần của mỗi NHTM trên thị trường được phán ánh qua số lượng khách hàng, số lượng dư nợ, số lượng ngành nghề mà NHTM đó phục vụ.

Thị phần là chỉ tiêu mà các ngân hàng thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Phương pháp, cách thức đo lường thị phần của NHTM:

+ Thị phần của 1 Ngân hàng so với thị trường: Đó chính là tỉ lệ phần trăm giữa doanh số của Ngân hàng đó so với doanh số của toàn ngành Ngân hàng.

+ Thị phần của 1 Ngân hàng so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của Ngân hàng đó so với doanh số của toàn phân khúc.

Thị phần tương đối = (Thị phần tuyệt đối của Ngân hàng / Thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh lớn nhất) * 100%

Thị phần tuyệt đối = (Doanh thu của Ngân hàng / Tổng doanh thu trên thị trường) * 100%

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, các Ngân hàng biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.

Chỉ tiêu thứ tư: Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỉ lệ này càng cao phản ánh chất lượng của tín dụng ngân hàng càng yếu và ngược lại. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)