Đa dạng hóa và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Đa dạng hóa và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là vấn đề bức xúc của các NHTM Việt Nam hiện nay. Đa dạng hóa nghiệp vụ không có nghĩa là dàn trải đều nguồn lực của ngân hàng vào tất cả các nghiệp vụ mà phải xác định được loại nghiệp vụ chiến lược của ngân hàng, nghiệp vụ nào ngân hàng có ưu thế nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt nhất, loại nghiệp vụ nào có thể phát triển trước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, Chi nhánh cần nhanh chóng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhanh chóng triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Sản phẩm tiền gửi: Một ngân hàng có các sản phẩm huy động vốn

phong phú, linh hoạt và thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những ngân hàng khác. Các ngân hàng hiện nay không chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm mà còn khuyến khích người dân gửi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như: mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu, phong phú cả về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Hiện nay, đối với nghiệp vụ huy động vốn, Agribank Việt Nam có hơn 100 loại sản phẩm tiền gửi (Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu,...) giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.…Khi các sản phẩm huy động vốn trở nên đa dạng, hấp dẫn thì sẽ làm cho khách hàng muốn gửi tiền hơn. Khai thác tối đa các sản phẩm huy động vốn hiện có. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư bằng cách hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm tiền gửi hiện có, nghiên cứu và sớm đưa vào triển khai các sản phẩm huy động vốn mới kèm theo các hình thức khuyến mãi phong phú và hấp dẫn như: Tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm an sinh nhà ở, tiết kiệm an sinh giáo dục,… Đồng thời triển khai huy động vốn và chi trả tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là rất hữu ích đối với đối tượng khách hàng hưu trí có nguồn tiền nhàn rỗi.

Thưởng lãi suất đối với khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với kỳ hạn thực dài hơn kỳ hạn danh nghĩa: Đối với khách hàng rút tiền trước

kỳ hạn thì ngân hàng áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất kỳ hạn ban đầu. Vậy trong trường hợp ngược lại, Ngân hàng có thể khuyến khích người gửi tiền trên tài khoản với kỳ hạn thực tế dài hơn kỳ hạn danh nghĩa bằng cách thưởng thêm một tỷ lệ % nào đó tương đương với chênh lệch giữa kỳ hạn thực và kỳ hạn danh nghĩa. Như vậy sẽ kích thích được người gửi, đặc biệt là những khách hàng có tiền nhưng chưa xác định được thời gian cần dùng đến. Mặt khác, ngân hàng cũng có một khoản vốn ổn định với chi phí thấp hơn.

Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng: nền kinh tế ngày càng phát

triển nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nhất là nhóm dân cư ở thành thị. Do vậy, những sản phẩm của cho vay tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển các sản phẩm NH. Hầu hết các sản phẩm cho vay cá nhân hiện nay của Ngân hàng đều tập trung vào các sản phẩm tiết kiệm do vậy, cần phát triển thêm các sản phẩm tín dụng khác như: thấu chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân trong hạn mức cho phép dành cho một số đối tượng khách hàng nhất định, cho vay du học, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cho vay tín chấp, vay mua ô tô, vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết, cho vay kinh doanh cá nhân hộ gia đình, chiết khấu giấy tờ có giá... Hiện nay nhu cầu tín dụng tiêu dùng đang dần tăng, cạnh tranh giữa các ngân hàng vì thế cũng diễn ra gay gắt hơn, do đó, Ngân hàng cần có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh như tăng hạn mức, giảm bớt các thủ tục cho vay rườm rà không cần thiết. Liên kết chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức cung ứng hàng hóa để tăng cường dư nợ cho vay tiêu dùng. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm nhẹ rủi ro và có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác cũng là một yêu cầu cần thiết. Bên cạnh đó cũng tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp trong thanh toán các dịch vụ và thu nhập thường xuyên, ổn định như trả lương, trả tiền cung cấp dịch vụ bưu điện, điện, nước...

Phát triển các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng theo phân đoạn cụ thể: Trên cơ sở phân nhóm khách hàng, thực hiện thiết kế bộ sản phẩm cho

từng nhóm khách hàng khác nhau như nhóm khách hàng ưu tiên (FCB), nhóm khách hàng VIP, nhóm khách hàng đại chúng, nhóm khách hàng phổ thông. Theo đó từng nhóm khách hàng sẽ thiết kế sản phẩm có những nét đặc trưng riêng cho từng nhóm khách hàng như các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn mang tính chất thanh toán, các sản phẩm mang tính tích luỹ và các sản phẩm

tiền gửi có kỳ hạn mang tính chất đầu tư, tăng cường tính linh hoạt để thu hút được các nguồn tiền gửi lớn, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình thẻ: Thẻ là một mũi nhọn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ thẻ của Ngân hàng còn ít, chưa phong phú và chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do vậy, ngoài việc củng cố những sản phẩm thẻ truyền thống, Ngân hàng cần nghiên cứu phát triển nhiều loại sản phẩm thẻ khác nhau nhằm tăng tính cạnh tranh của thẻ, cũng như phục vụ nhu cầu phong phú của xã hội. Hiện nay Agribank Việt Nam có gần 30 loại thẻ và hạng thẻ bao gồm cả nội địa lẫn thẻ quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thanh toán trong và ngoài nước qua 3 hệ thống là Visa Card, Master Card và JCB (Japan Credit Bureau).

Đa dạng hóa các loại hình tài khoản cá nhân, khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân sử dụng thẻ. Đồng thời cho phép khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ để rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hóa từ nhiều tài khoản ngoại tệ khác nhau với việc áp dụng tỷ giá hấp dẫn. Ngân hàng cần liên kết với một số đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế để phát hành thẻ liên kết cho khách hàng. Các lĩnh vực có khả năng liên kết với hiệu quả cao phải là những đơn vị có số lượng khách hàng lớn, thường xuyên, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhiều như: siêu thị, hàng không, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, xăng dầu… Triển khai mạnh mẽ các chương trình tích điểm cho các khách hàng trung thành, để căn cứ vào mức điểm của khách hàng sẽ tặng quà phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 98)