Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và

3.2.1. Năng lực tài chính

3.2.1.1. Nguồn vốn

Nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chủ yếu vẫn nguồn tiền gửi từ dân cư, ngoài ra còn một số nguồn vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng và các nguồn khác (Vay, mượn của Ngân hàng Nhà Nước,…).

ĐVT: Tỷ đồng 1.473 1.499 1.549 1.420 1.440 1.460 1.480 1.500 1.520 1.540 1.560

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

T

ỷ đ

ồn

g

Năm

Biểu đồ 3.2: Nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên năm 2014 -2016

(Nguồn: NHNo&PTNTChi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Nguồn vốn hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng dần từ năm 2014 đến năm 2016, cụ thể năm 2015 nguồn vốn của Ngân hàng là 1.473 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 101,7% so với năm 2014. Đến năm 2016 nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh là 1.549 tỷ đồng tăng 50 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 103,3% so với năm 2015. Việc nguồn vốn hoạt động tăng giúp Chi nhánh có thể chủ động hơn về vốn giúp hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn, đồng thời thể hiện uy tín, thương hiệu của chi nhánh ngày càng được đánh giá cao.

3.2.1.2.Khả năng huy động vốn

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với lợi thế là chi nhánh một NHTM 100% vốn Nhà nước, có mạng lưới gồm 36 điểm giao dịch trải rộng toàn tỉnh, Agribank tỉnh Thái nguyên đã hoạch định một chiến lược huy động vốn không những để cân đối nguồn vốn trước mắt, mà còn tạo thế ổn định và phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo, trong đó coi trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu cho yếu tố thuận lợi của thị trường, NHNN kiểm soát chặt chẽ, kỷ cương đối với thị trường vốn và lãi suất, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sức hấp dẫn của các kênh đầu tư khác giảm sút… làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên.

Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn theo loại khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015

Tổ chức 118 120 128 101,7 106,7

Cá nhân 1.186 1.208 1.267 101,9 104,9

Tiền gửi khác 8 12 15 150 125

Cộng 1.312 1.340 1.410 102,2 105,2

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Từ các số liệu trên cho thấy, trong 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng đáng kể. Từ 1.312 tỷ đồng năm 2014, đến năm 2016 đã đạt 1.410 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 19,9% mỗi năm. Trong đó, cụ thể: Trong năm 2016, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng rất khó khăn do khủng

hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước. Ngành NH liên tục có nhiều biến động, đặc biệt về lãi suất và tín dụng theo hướng không có lợi cho hoạt động của các NH. NHNN liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên. Lãi suất giảm nên huy động vốn của hệ thống NHTM cũng có xu hướng giảm nhiệt. Lãi suất huy động vốn bắt đầu có xu hướng giảm trong năm này, tuy nhiên, trong năm này cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn chưa thực sự gay gắt. Ngoài ra, NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên vốn có lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng lớn nên tổng mức huy động vốn trong năm này vẫn tăng trưởng khá. Tính đến cuối năm 2016, tổng mức huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn là 1.410 tỷ đồng, tăng thêm 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn tiền gửi cá nhân vẫn là nguồn được huy động chủ yếu của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Mặc dù cơ chế về lãi suất huy động vốn tổ chức và cá nhân của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không khác nhau nhưng qua bảng trên ta thấy nguồn huy động được từ các tổ chức rất thấp. Tuy nhiên điều này cũng phù hợp đối với các NHTM khác trên địa bàn khi nguồn huy động được từ các tổ chức, doanh nghiệp gần như là không có. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu là mới được thành lập, rất cần vốn để hoạt động SXKD.

Trong nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, nguồn vốn huy động vẫn là chủ yếu. Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016. Năm 2015 nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 1.340 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 102,2% so với năm 2014. Đến hết năm 2016 nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 1.410 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng, tương

ứng tỷ lệ tăng 105,2% so với năm 2015. Việc nguồn vốn hoạt động tăng giúp NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thể hiện uy tín và thương hiệu của Chi nhánh ngày càng được đánh giá cao, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhằm tạo được lợi nhuận cao hơn cho mình.

Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3.2: Doanh số huy động vốn qua các sản phẩm của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Nguồn 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tiền gửi Không kỳ hạn 157 12 186 14 184 13

Tiền gửi có kỳ hạn 1.143 87 1.127 84 1.198 85

Tiền gửi khác 12 1 27 2 28 2

Tổng 1.312 100 1.340 100 1.410 100

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong dân cư luôn được chi nhánh huy động và giữ ở mức 85~87% qua các năm cho thấy sự ổn định từ nguồn vốn này. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn này giúp chi nhánh xác định khối lượng và thời gian quay vòng vốn dùng cho hoạt động đầu tư, cho vay của mình, bên cạnh đó dự chi được lãi có kỳ hạn để từ đó cân đối nguồn vốn huy động, ổn định hoạt động kinh doanh và tính toán được lợi thế cạnh tranh của mình về mặt nguồn tiền gửi huy động.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2014 2015 2016 Tiền gửi khác

Tiền gưi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Biểu đồ 3.2: Huy động vốn theo các nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Trong những năm gần đây, Chi nhánh chưa thật sự chú trọng vào nguồn tiền gửi khác như: Phát hành các loại giấy tờ có giá, phát hành tín phiếu, trái phiếu,... cho nên nguồn vốn huy động từ nguồn này gần như chỉ duy trì ở mức thấp (từ 1~2% qua các năm). Do nguyên nhân là thời gian tích lũy các loại giấy tờ có giá này thường rất lớn (từ 5-10 năm) và lãi suất thì thấp, phụ thuộc vào cơ chế của Agribank Việt Nam. Ở điểm này thật sự chưa mang lại lợi thế về mặt cạnh tranh đối với NHTM khác.

Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn cao như trên là do thời gian qua NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có những giải pháp khuếch trương thương hiệu nhằm tăng sức cạnh tranh, tích cực đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ tạo niềm tin cho KH khi gửi tiền và sử dụng dịch vụ của Agribank; có chiến lược huy động vốn phù hợp, điều hành linh hoạt công cụ lãi suất, đưa ra nhiều hình thức huy động phong phú, hấp dẫn, triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn dự thưởng của Agribank nên đã thu hút khá tốt nguồn vốn ổn định trong dân cư, cải thiện cơ cấu nguồn vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn không ổn định từ các tổ

chức kinh tế. Bên cạnh đó, chi nhánh quan tâm tạo thuận lợi cho KBNN, BHXH trong thanh toán và chi trả, quan tâm khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn.

3.2.1.3. Khả năng cho vay và đầu tư

Trong các năm qua từ hoạt động cấp phát đến hoạt động cho vay, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã đổi mới mạnh mẽ, từ mô hình tổ chức cán bộ đến phạm vi, phương thức, quy mô hoạt động, để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động cho vay theo loại khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 KH tổ chức 701 798 924 114 116 KH cá nhân 326 403 463 124 115 Tổng 1.027 1.201 1.387 117 115,4

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Qua số liệu tổng hợp ở bảng trên cho ta thấy tỷ trọng cho vay đối với nhóm KH là tổ chức luôn cao hơn gấp đôi tỷ trọng cho vay đối với loại KH cá nhân và chiếm 2/3 tỷ trọng cho vay chung của toàn Chi nhánh. Chi nhánh cần tiếp tục quan tâm cho vay theo hướng chuyển dịch này để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, nhưng đồng thời cũng cần quan tâm làm tốt công tác quản lý chất lượng cho vay doanh nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng cho vay doanh nghiệp để kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó nhiều NHTMCP mở chi nhánh, tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ của

NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Bước sang năm 2014, Chi nhánh đã cải thiện quy trình hoạt động tín dụng, tăng cường phát triển khách hàng, đặc biệt tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm khách hàng hộ sản xuất theo đúng hướng mục tiêu hoạt động,…Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 hoạt động cho vay của Chi nhánh được đánh giá có hiệu quả, thông qua các kết quả mà chi nhánh đạt được. Năm 2015 hoạt động cho vay của Chi nhánh là 1.201 tỷ đồng, tăng 174 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 117% so với năm 2014. Đến năm 2016 hoạt động cho vay của Chi nhánh là 1.387 tỷ đồng, tăng 186 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 115,4% so với năm 2015. Trong khi đó, Chi nhánh tiếp tục phát huy những giải pháp kinh doanh năm trước. Nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh lại có xu hướng giảm là do trong năm này, nhiều ngân hàng thương mại đã mở thêm các chi nhánh mới trên địa bàn làm gia tăng mức độ cạnh tranh.

Đơn vị: Tỷ đồng 1.026 1.201 1.386 - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 3.4: Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Lợi thế mạnh nhất của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chính là từ hoạt động cho vay, trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên và Thị xã

Sông Công (Nay là Thành Phố Sông Công) với một lượng khách hàng chủ yếu là các tổ chức (Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã,…) mới được thành lập trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh thì đây chính là lượng khách hàng chủ yếu. Còn ở các huyện, lượng khách hàng trong các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn, tiêu dùng, hộ sản xuất kinh doanh cá nhân,….thì hoạt động cho vay của các Chi nhánh và phòng giao dịch cũng luôn được triển khai một cách mạnh mẽ và liên tục. Tất cả tạo nên một hệ thống cho vay tín dụng liên hoàn mạnh mẽ trên khắp toàn tỉnh.

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động cho vay qua các năm 2014 - 2016 của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 409 40 456 38 484 35 Trung, dài hạn 617 60 745 62 902 65 Tổng 1.026 100 1.201 100 1.386 100

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Chi tiết theo kết quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy có sự biến đổi tương đối ít qua các năm, Doanh số qua hoạt động cho vay trung, dài hạn vẫn là hoạt động chủ lực và chiếm tỷ trọng chủ yếu, tăng từ 60% trong năm 2014 lên 65% trong năm 2016. Do nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển dịch cơ cấu tập trung vào các dự án trung, dài hạn lớn, Chi nhánh đã tăng trưởng được thị phần sử dụng vốn trung, dài hạn, cho thấy sự hiệu quả trong cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, bên cạnh đó, lợi nhuận kinh doanh thu được sẽ cao hơn do áp dụng lãi suất huy động vốn trung, dài hạn cao hơn vốn ngắn hạn.

40% 38% 35% 60% 62% 65% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2014 2015 2016 Trung, dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng cho vay qua các năm của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 2014-2016

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Đánh giá về tỷ trọng cho vay qua các năm của Chi nhánh không có sự chuyển biến đáng kể, Chi nhánh đã cho thấy được sự ổn định và khẳng định điểm mạnh của mình trong hoạt động cho vay trung, dài hạn. Từ đó thể hiện sự ổn định về thị phần chiếm lĩnh trên địa bàn trong hoạt động cho vay đối với các NHTM khác trên địa bàn.

3.2.2. Mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Bên cạnh hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn thì các ngân hàng thương mại còn chú trọng triển khai rất nhiều dịch vụ ngân hàng khác: dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ mua bán, trao đổi ngoại tệ; dịch vụ chuyển tiền....

Bảng 3.5: Các dịch vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

TÀI KHOẢN TIỀN GỬI

Nhận tiền gửi và huy động các loại tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng thư (L/C); Chuyển tiền; Mua bán ngoại tệ; Chi trả kiều hối; Thu đổi ngoại tệ…

CHO VAY

Cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn; tiêu dùng đời sống; ủy thác đầu tư; cho vay phát hành thẻ tín dụng...

BẢO LÃNH

Thực hiệ các nghiệp vụ: Bả lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán…

DỊCH VỤ THẺ

Phát hành thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế

Thẻ Tín dụng quốc tế…

DỊCH VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC

Dịch vụ chuyển tiền trong nước; dịch vụ thu hộ-chi hộ; dịch vụ thu NSNN

NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ (E-Banking)

Dịch vụ Mobile banking; Atransfer; Vnmart; Internet banking;

CHỨNG KHOÁN

Cung cấp dịch vụ của Agriseco, thực hiện các nghiệp vụ mở tài khoản, lưu kỳ chứng khoán…

BẢO HIỂM

Bảo hiểm Bảo an tín dụng; bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm ô tô, xe máy con người…

CÁC DỊCH VỤ KHÁC

Cung cấp thông tin tài khoản; dịch vụ trả và nhận lương…

(Nguồn: NHNo&PTNTChi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Việc cải tiến và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng cũng được Chi nhánh thực hiện rất tốt. Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ của Agribank có tính ứng dụng công nghệ cao, bắt kịp được thị hiếu thị trường và được khách hàng đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thiết kế các chương trình bán hàng phù hợp với từng giai đoạn thị trường, từng khách hàng, từng lĩnh vực… nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, các kênh tiếp cận và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Với đối tượng khách hàng trọng tâm là cá nhân, hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)