Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

3.3.1.Các yếu tố khách quan *Môi trường kinh tế

Đây là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các NHTM thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái. Kể từ đầu năm 2008, nền kinh tế luôn phải đối mặt với những khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, lạm phát tăng cao tới 22% vào cuối năm 2008, rồi giảm sâu xuống 4,09% năm 2014. Để kiềm chế lạm phát và những bất ổn vĩ mô,

các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt, đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu của nền kinh tế. Đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), ngân hàng. Đối với không ít DN, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vay ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao (18%- 25% vào năm 2010, 2011, sau đó giảm dần xuống mức 15% -17% vào năm 2012, 2013) và 8% - 12% vào năm 2014. Với lãi suất vay cao, thị trường đầu ra cho sản xuất bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, hàng tồn kho tăng cao, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn DN giải thể, dừng hoạt động. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế có nhiều biểu hiện được phục hồi, nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ DN đã được triển khai, thị trường tài chính có một số chuyển biến tích cực nhưng số DN giải thể, dừng hoạt động vẫn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, vì vậy nợ xấu giữa của các ngân hàng ngày càng cao.

Tuy nhiên năm 2015, cùng với sự nỗ lực của nhà nước, nền kinh tế của nước ta đã dần được phục hồi.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2014. Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%)... Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời

hạn và 55742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển.

*Hệ thống pháp luật

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý các hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao của một thị trường tài chính trong tiến trình hội nhập, nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong thời gian qua.

Các quy định của NHNN và NHTW có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng. Các quy định này được thể hiện đầy đủ nhất tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 gồm 10 chương và 163 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra còn rất nhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn khác về mọi mặt hoạt động của ngân hàng như hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, phát hành bảo lãnh, thanh toán...

Năm 2014, chính phủ đã ban hành nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 09/12/2014 (Gồm 4 chương và 55 điều) “Quy định xử phạt hành chính trong

lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng”, nghị định này có hiệu lực từ ngày 12/12/2014với mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng đã góp phần răn đe, làm cho các tổ chức tín dụng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, của NHNN và NHTW đã ban hành, từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

*Môi trường công nghệ

Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của NHNN không ngừng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong thực hiện CSTT quốc gia, năng lực thanh tra giám sát, đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Hệ thống dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng đã được tin học hóa, kết nối với cả hệ thống, cung cấp thông tin hàng ngày cho NHNN, làm cơ sở hoạch định và thực thi các chính sách quản lý.

Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng...; các dữ liệu trong hoạt động được nối mạng trực tuyến giữa các Phòng, Ban tại trụ sở chính, Chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động. Ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp các TCTD hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.

Có thể nói, thời gian vừa qua công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn là phù hợp đã bảo đảm cho sự phát triển công nghệ

tin học ngân hàng đúng hướng, là yếu tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội. Xu hướng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của NHNN. Song, tốc độ phát triển công nghệ thông tin còn chậm, chưa đồng đều giữa các tổ chức tín dụng và cũng không theo chuẩn mực nên rất khó khăn cho việc liên kết các hệ thống với nhau nhằm hợp tác khai thác triệt để các dịch vụ trên nền tảng hệ thống hạ tầng công nghệ.

*Khách hàng

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, thậm chí là các NH khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm DV ngân hàng, vừa là người bán SPDV cho NH. Những người bán SP thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay... đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn; trong khi đó, những người mua SP (vay vốn, chuyển tiền...) lại muốn mình chỉ phải trả một khoản chi phí nhỏ hơn thực tế.

Ngày nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn, ngân hàng nào cũng muốn lôi kéo những khách hàng tốt về với mình nên đã có rất nhiều hình thức cạnh tranh như giảm thiểu thủ tục, giảm lãi suất tiền vay, giảm phí chuyển tiền, khuyến mãi đối với người gửi tiền, nhận tiền gửi tại nhà... Vì vậy mà sự đòi hỏi của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao.

3.3.2.Các yếu tố chủ quan

*Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng như các chi nhánh hay phòng giao dịch trực thuộc có tầm nhìn, có khả năng

chi phối và giám sát ban điều hành. Tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên và kinh nghiệm quản lý tài chính ngân hàng. Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh được thực hiện theo mô hình mẫu của Agribank. 08 phòng nghiệp vụ theo mô hình kéo dài (vừa thực hiện quản lý điều hành các chi nhánh trực thuộc, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp tại Hội sở tỉnh). Mặc dù cơ cấu bộ máy quản lý đã được chia theo các phòng ban riêng biệt thực hiện các chức năng cụ thể nhưng trên thực tế cơ cấu tổ chức của Chi nhánh vẫn chưa thực sự theo hướng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại.

*Uy tín, thương hiệu

Thứ nhất, về uy tín, thương hiệu Thương hiệu của Agribank đã đến được đông đảo khán giả và được người tiêu dùng khẳng định trong nhiều năm qua. Agribank hiện nay là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt nam hiện nay. Mặt khác, Agribank cũng là ngân hàng có hệ thống mạng lưới lớn nhất hiện nay. Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng đã được Chủ Tịch nước trao tặng Huân chương lao động, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn khẳng định là một tổ chức tín dụng uy tín, giữ vai trò tiên phong trong đầu tư phát triển; giữ vững thị trường tín dụng truyền thống là nông nghiệp, nông thôn và nông dân, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp. Ngân hàng luôn hợp tác chặt chẽ, chia sẻ khó khăn và cơ hội với chính quyền địa phương; tạo điều kiện để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiếp cận kịp thời với nguồn vốn tín dụng. Riêng trong năm 2014, thu nhập của người lao động được đảm bảo, nhiều tập thể, cá nhân được nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong các năm

qua đã chú trọng mạnh tới công tác xã hội, từ thiện. Trong những năm qua, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện tài trợ cho các chương trình do UBMTTQ Tỉnh và Agribank Việt Nam phát động như ủng hộ đồng bào bị thiên tai, Quỹ xoá đói giảm nghèo, tặng nhà cho người nghèo, tặng sổ tiết kiệm cho Thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ hoặc tài trợ cho Giáo dục, Y tế… Riêng năm 2014, chi nhánh cũng làm tốt công tác xã hội, từ thiện với tổng số tiền chi cho hoạt động này lên tới trên 2 tỷ đồng để đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục, người nghèo, người có công... kết quả này đã được Tỉnh ủy, UBND, MTTQ tỉnh ghi nhận và đánh giá cao, các địa phương, tập thể và cá nhân được nhận sự hỗ trợ bầy tỏ sự tri ân sâu sắc, qua đó hình ảnh, thương hiệu Agribank ngày càng được lan tỏa tích cực đến cộng đồng. UBND tỉnh Thái Nguyên đểu đánh giá cao vai trò quan trọng và những thành tích mà NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp cho ngành ngân hàng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với những kết quả rất tốt đẹp đã đạt được, năm 2014 nhiều tập thể, cá nhân tại chi nhánh. Thứ hai, với hình ảnh, uy tín và thương hiệu trên, trong 30 năm thành lập, Chi nhánh đã tạo được lòng tin và lòng trung thành khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank nói chung và của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Số lượng khách hàng không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy hình ảnh và uy tín về thương hiệu của Agribank ngày càng được cải thiện. Và để đáp ứng lại lòng trung thành đó, Chi nhánh luôn có những chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình hàng năm, làm cho khách hàng cảm thấy được chào đón, phục vụ tận tình khi đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ của Agribank.

*Chất lượng sản phẩm

Thứ ba, về chất lượng sản phẩm trong quá trình triển khai các sản phẩm dịch vụ, Chi nhánh đều phải cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác kể cả các ngân hàng nước ngoài như: Standard Chartered,

HSBC, ANZ… Chính vì vậy, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh không ngừng được cải thiện và đa dạng hóa. Ngoài ra để thu hút được khách hàng sử dụng ngày càng nhiều các giao dịch của mình, Chi nhánh cũng phải nghiên cứu để các mức phí trên tài khoản thanh toán hay khi khách hàng sử dụng thể cũng phải cạnh tranh được. Bên cạnh việc hoàn thiện quy trình, ban hành những hướng dẫn triển khai sản phẩm cho từng nhóm khách hàng, lĩnh vực…để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ, Chi nhánh còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong từng lĩnh vực như: Internetbanking, Mobile banking, thẻ thanh toán quốc tế MasterCard, thẻ tín dụng quốc tế Platinum… Ngoài việc liên tục cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, Chi nhánh cũng đã triển khai rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến mại tặng quà có ý nghĩa tới khách hàng nhân dịp các ngày lễ tết, sinh nhật khách hàng.

3.4. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)