Những hạn chế, bất cập trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế, bất cập trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong những năm qua, Agribank chi nhánh Thái Nguyên còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

Về năng lực tài chính: Tuy tổng nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng về quy mô và có được mức tăng trưởng tương đối ổn định, nhưng với mức quy mô đó, Ngân hàng vẫn chưa đạt được khả năng cạnh tranh cao trong tiêu chí này. So với các Chi nhánh của các ngân hàng khác trong địa bàn, tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thái Nguyên còn khá nhỏ về quy mô. Điều này vừa không mang lại cho Ngân hàng lợi thế cạnh tranh về vốn, vừa không tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thanh toán nội bộ... Do vậy, quy mô vốn nhỏ còn hạn chế năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong các tiêu chí khác như: chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ ...

Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử

dụng dịch vụ khách hàng. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông thường và phổ biến, mà chưa có được những sản phẩm mới, nổi trội. Trong khi ở các ngân hàng thương mại cổ phần, do quy mô vốn lớn hơn nên họ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, vì vậy các sản phẩm của họ thường đa dạng hơn, hiện đại hơn và theo kịp sự phát triển của thế giới. Chính điều này đã không tạo được lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng trong tiêu chí này.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tuy Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và khá đông nhưng trình độ am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp trong nước, quốc tế, các nguyên tắc của WTO còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng chưa cao. Có thể nói đây là điểm yếu chung của các NHTMNN. Chính điều này đã làm cho khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng các dịch vụ của các NHTMCP, vì ở các Ngân hàng này họ được phục vụ nhanh chóng hơn và chuyên nghiệp hơn.

Về năng lực quản trị: Nhìn chung, trình độ quản trị của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Ngân hàng cũng chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu, kiểm tra, kiểm toán chưa hiệu quả; hệ thống thông tin quản lý tập trung và hệ thống kế toán, quản lý tài chính chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, các cán bộ quản trị ngân hàng của Ngân hàng chủ yếu được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh mà không được đào tạo nghề quản trị ngân hàng một cách bài bản, do vậy tính chuyên nghiệp trong quản trị và điều hành không cao.

Về trình độ công nghệ: Hiện nay, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong Ngân hàng còn khá chênh lệch so với các Chi nhánh của các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Điều này làm hạn chế hiệu quả các hoạt động khác của Ngân hàng , như: khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, khả năng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng... Có thể nói năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong tiêu chí này còn tương đối kém.

Về uy tín thương hiệu: Trong thời gian vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng đã khẳng định được một vị thế nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn để ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong khả năng cạnh tranh của ngân hàngNHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, chất lượng nhân sự của Agribank chưa đồng đều về “chất”, còn một số cán bộ được đào tạo từ thời bao cấp, nên thiếu năng động và không bắt kịp nhu cầu thay đổi ngày cao của lĩnh vực ngân hàng.

Thứ hai, cơ chế tuyển dụng của Agribank trong những năm qua chưa được công khai, hoặc tiêu chuẩn đưa ra để tuyển dụng với thực tế tuyển dụng còn chưa thống nhất.

Thứ ba, công tác đầu tư tín dụng còn chưa dựa trên sự phân tích, đánh giá, nhận định tình hình khách hàng, ngành nghề trên địa bàn; chưa có chiến lược rõ ràng; chưa gắn trách nhiệm của cán bộ làm công tác tín dụng đối với khoản vay, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Thứ năm, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn chưa xây dựng được chính sách Marketing cụ thể; phong cách làm việc của cán bộ còn chưa chuyên nghiệp, chưa chuyên sâu về nghiệp vụ do mô hình tổ chức của Agribank trong thời gian qua thực hiện luân chuyển cán bộ thường xuyên.

Thứ sáu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch) nên rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)