Phương pháp thu thấp số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thấp số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để nghiên cứu luận văn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm: - Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua các năm (2014-2016).

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội quốc gia, của tỉnh Thái Nguyên, dữ liệu của Ngân hàng nhà nước Thái Nguyên.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học có liên quan tới đề tài.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng,… Nó còn được gọi là dữ liệu

gốc, chưa được xử lý. Vì vậy các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác cao, đảm bảo tính cập nhật. Do vậy tác giả lựa chọn thu thập số liệu sơ cấp từ đối tượng khách hàng, cụ thể:

- Điều tra từ khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được phát đến từng khách hàng ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng uy tín và năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và sự ảnh hưởng của các quy định của ngân hàng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (Quy định về cho vay, quy định về lãi suất, về tài sản bảo đảm...). Qua phiếu điều tra còn giúp chi nhánh biết được các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng cũng như biết được mức độ hài lòng, sự tin cậy và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng đối với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

*Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cỡ mẫu được chọn theo công thức của Slovin.

N n =

(1 + N*e2)

Trong đó: n là số khách hàng cá nhân, doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra.

N là tổng số khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đang quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Số liệu cụ thể sau khi tính toán theo công thức trên ta có biểu sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu theo loại hình khách hàng

Loại hình khách hàng

Tổng số khách hàng đang quan hệ giao dịch với NHNo & PTNT chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên (N) Cỡ mẫu điều tra (n) Cá nhân 4.512 226 Doanh nghiệp 2.154 152 Tổng 6.666 378

*Nội dung phiếu điều tra

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của đối tượng như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,,…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)