Kinh nghiệm nâng cao chấtlượng TTKDTMcủa một số NHTM trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 42 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chấtlượng TTKDTMcủa một số NHTM trên thế

trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển TTKDTM của Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng tài chínhở Châu Á năm 1997-1998 đã có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường của thẻ tín dụng. Đứng trước tác động đó, Chính phủ Hàn Quốc đã phê duyệt một loạt các chính sách nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thẻ tín dụng để góp phần kích thích tăng trưởng thông qua tăng tổng cầu, bao gồm: Bãi bỏ quy định về trần hạn mức rút tiền mặt; Luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ; Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng; Khuyến khích

thanh toán bằng thẻ thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng (áp dụng cho cả chủ thẻ và ĐVCNT). (CaféF, 2010).

“Nhờ những chính sách khuyến khích này mà thị trường thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh, vượt qua được cuộc khủng hoảng. Năm 2008, số lượng thẻ tín dụng trên toàn thị trường đạt trên 100 triệu thẻ, trong đó có 96 triệu thẻ cá nhân và 4,3 triệu thẻ công ty, ngược lại thẻ ghi nợ hầu như không phát triển kể cả thẻ ghi nợ Quốc tế, riêng thẻ Prepaid Card không được phát triển tại Hàn Quốc. Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc sở hữu 4 thẻ tín dụng. Tương ứng với số lượng thẻ được phát hành, doanh số sử dụng thẻ tín dụng cũng rất lớn, đạt 381.000 tỷ KRW năm 2008 (tương đương khoảng 350 tỷ USD), trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 22,6% tổng doanh số sử dụng thẻ. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng chiếm tới 53% tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc. Do số lượng thẻ mới được phát hành trên thị trường đất nước Hàn Quốc quá lớn, nên các giao dịch của thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng nội địa xử lý, không thông qua TCTQT. Như vậy, toàn bộ các khoản phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho TCTQT. Do vậy, ngành thẻ tại Hàn Quốc mang lại lợi nhuận cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả mức phí Interchange khá thấp. (Tri thức trẻ, 2012).

Đặc điểm nổi bật là việc phê duyệt phát hành TTD tại Hàn Quốc rất thuận tiện vì cơ chế giám sát và quản lý thông tin KH rất rõ ràng và rất minh bạch. Phòng tín dụng của Hàn Quốc (Phòng tín dụng) được thành lập năm 2002 để cung cấp dữ liệu phát hành TTD cho các NH và tổ chức chịu trách nhiệm phát hành thẻ.

“Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển được hệ thống các thông tin cá nhân điện tử một cách đầy đủ, rất chính xác và liên tục được cập nhật.

Nhờ vậy các tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ có khả năng truy cập dữ liệu, thông tin để đánh giá và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Nhờ vậy, các tổ chức phát hành thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động phát hành thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ còn có thể truy cập hệ thống thông tin của hải quan để tra cứu hoạt động xuất nhập cảnh của chủ thẻ, qua đó phát hiện và xử lý các giiao dịch giả mạo phát sinh, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ. (Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ, 2015)

Đến nay ngành TTD của Hàn Quốc vẫn khẳng định được vị thế những lợi ích cho nền KT, hiện tại ngành TTD của Hàn Quốc vẫn đứng ví trí thứ 2 (sau thị trường Mỹ).

Rõ ràng, thị trường thẻ Hàn Quốc thực sự rất phát triển và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của nền KT nước này, trong đó một yếu tố rất quan trọng để thành công của thị trường thẻ Hàn Quốc là do các chính sách mạnh mẽ và linh hoạt của bảo hiểm cho hoạt động thẻ.

1.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM của Thụy Điển

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên ở châu Âu sử dụng tiền giấy, cho đến nay, Thụy Điển đang dần dần giảm thiểu và tiến đến loại bỏ loại tiền này. Ở khắp nơi trên đất nước Thụy Điển, đặc biệt là các thành phố lớn hiện nay, xe buýt đã không chấp nhận được TTBTM mà vé xe buýt sẽ được đặt trước qua tin nhắn trên điện thoại.

“Sử dụng tiền mặt cũng đang được giảm dần trong các nhà thờ. Hiện nay việc sử dụng tiền mặt và tiền xu ở đất nước này chỉ chiếm khoảng 3% trong số các hình thức thanh toán tiền, so với tỷ lệ ở Mỹ là 7% và trong khu vực đồng euro là 9%. (Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ, 2015)

Theo Hiệp hội Ngân hàng của Thụy Điển thì việc giảm dùng tiền mặt trong lưu thông cũng góp phần làm giảm các tệ nạn trong xã hội. Số lượng các tội phạm cướp ngân hàng ở Thụy Điển đã giảm từ 150 trong năm 2010 chỉ còn 16 vào năm 2016, một con số thấp nhất trong suốt 30 năm qua. Ít tiền

trong lưu thông có nghĩa là một xã hội an toàn hơn, cho cả người quản lý và công chúng", theo chuyên gia bảo mật Par Karlsson.

“Giao dịch qua điện tử cnhiều cũng giúp Thụy Điển hạn chế các vấn đề tham nhũng so với những quốc gia khác như Ý và Hy Lạp. Ngoài ra, đây cũng được coi là động lực để Thụy Điển có thể phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. Ở chiều ngược lại, có thể thấy nhược điểm của giao dịch điện tử là làm gia tăng số lượng tội phạm trên mạng. Trong thời gian tới, sử dụng tiền mặt ở Thụy Điển sẽ chưa biến mất sớm nhưng nó sẽ giảm trong lưu thông trong nền kinh tế. (Thesaigontimes.vn, 2018).

Nhờ có sự hỗ trợ và giúp đỡ của Chính phủ cũng như các bộ, ngành, TNH tại quốc gia này đã phát triển nhanh chóng, cả về số lượng và giá trị của các giao dịch, vươn ra trên TTQT. Số lượng TNH cũng tăng nhanh và đang trở thành một phương thức TT rất phổ biến, hiện được sử dụng rộng rãi ở Thụy Điển.

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại một số NHTM của Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại Vietinbank Chi nhánh Hải Dương

VietinBank là ngân hàng hàng đầu trong các hoạt động nghiên cứu về cơ chế và chính sách, trong đó nổi bật là chương trình TTKDTMcủa Chính phủ. Đây là tiền đề cho hội nhập và hiện đại hóa công tác TT của đất nước, xây dựng các công cụ TT theo hướng hiện đại theo định hướng của NHNN. “VietinBank sở hữu nhiều sản phẩm và dịch vụ thanh toán đa dạng song song với quản lý hiệu quả và giúp kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán. Điều này đã tạo ra uy tín cũng như thương hiệu cho Vietinbank trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán đồng bộ cho tất cả khách hàng”. Để bắt kịp xu hướng phát triển rất mạnh mẽ và không thể tránh khỏi chế độ thương mại điện tử ngay tại Việt Nam, kể từ khi có. (Trịnh Thanh Huyền, 2014)

Năm 2010, VietinBank đã rất tích cực trong việc nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát triển chiến tranh của các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại VietinBank trong giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 – 2020”. Theo đó, mục tiêu của chiến lược này là đưa VietinBank trở thành ngân hàng hàng đầu cung cấp giải pháp cho thanh điện tử tại Việt Nam, từ đó từng bước hội nhập với các nướctrên thế giới.

Thành lập vào năm 1988, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, VietinBank Hải Dương hiện nay đang nằm trong tốp những NHTM có uy tín hàng đầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Lấy sự hài lòng của KH là kim chỉ nnam trong mọi hoạt động KD, CN luôn chú trọng đến viên phát triển các sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích cao và thỏa mãn tối đa nhu cầu của các nhóm KH. Bên cạnh việc cung cấp các SPDV tiện ích cho KHCN và KHDN, VietinBank Hải Dương cũng được biết đến như địa chỉ uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ TTKDTM.

Theo trang web chính thức của Vietinbank, để đạt được những kết quả trên, VietinBank Hải Dương đã thực hiện một số biện phápsau: Một là, Ngân hàng thường xuyên thực hiện tuyên truyền, quảng cáo nhằm nâng cao hiểu biết cho khách hàng về chủ trương hoạt động TTKDTM của Chính phủ; Hai là, VietinBank Hải Dương đã không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán, xây dựng nhiều chương trình hướng dẫn, khuyến khích TTKDTM, dịch vụ mạng lưới máy ATM, POS đến địa bàn các huyện. Ngân hàng luôn khuyến khích mỗi tổ chức, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh hưởng ứng thanh toán qua máy POS. Người dân tích cự tham gia và hưởng ứng việc sử dụng dịch vụ TTKDTM, từ đó góp phần giảm bớt thanh toán bằng tiền mặt, thúc đẩy luân chuyển hàng hóa bằng hoạt động tiêu thụ và thanh toán thông minh; Ba là, VietinBank Hải Dương hiện thực hóa với việc đẩy mạnh các hình thức thanh toán điện tử, thiết lập cơ chế khuyến khích và thúc đẩy hoạt động TTKDTM; nghiên cứu phát triển và đẩy mạnh việc triển

khai các sản phẩm TTKDTM trên địa bàn. Đặc biệt, VietinBank chi nhánh Hải Dương cũng chủ trương tăng hợp tác với các nhà cung cấp, gắn hoạt động thanh toán với quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa, thanh toán của khách hàng. Từ đó, Chi nhánh đã bổ sung các sản phẩm có giá trị gia tăng như chương trình hỗ trợ quản lý các khoản phải thu - phải trả của khách, tài trợ chuỗi cung ứng, tư vấn tiêu dùng; Bốn là, VietinBank là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có sự phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương triển khai dịch vụ thu ngân sách Nhà nước qua máy chấp nhận thẻ (POS). Ngoài ra cũng thực hiện thu hộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...; Năm là, Hiện nay, VietinBank Hải Dương đang triển khai mạnh các dịch vụ thu hộ ngân sách, VietinBank iPay, VietinBank at home, chú trọng vào việc tư vấn cho các khách hàng để khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ như: phát hành bảo lãnh ngân hàng, thanh toán mở L/C, làm tốt dịch vụ kiều hối kết hợp khai thác và mở rộng các dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, phát hành thẻ ATM nhằm tăng nguồn thu từ phí dịch vụ.”

1.2.2.2. Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động TTKDTM tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa

Agribank Thanh Hóa, trước đây là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, được thành lập vào ngày 18 tháng 5 năm 1988 trên cơ sở nhận CN NHNN ở cấp huyện, văn phòng tín dụng nông nghiệp. Và gần 30 năm xây dựng và phát triển, NH đã liên tục đổi mới cơ chế chính sách, với việc chuyển đổi KD theo cách đột phá, tập trung trí tuệ cấp cao của toàn bộ nhân viên”, chi nhánh Agribank của Thanh Hóa đã tăng lên một sự phát triển vững chắc và ổn định.

Bằng cách tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vụ hiện đại và kênh phân phối hiện đại; Với vị trí là một trong ba NH dẫn đầu thị trường NH, hệ thống ATM, Agribank Thanh Hóa đã xây dựng để thúc đẩy DV trung tâm KD trong tỉnh.

Theo Báo Thanh Hóa (Cơ quan của Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa) thì nhằm đẩy mạnh hoạt động TTKDTM, Agribank Thanh Hóa đã tập trung thực hiện”một số biện pháp sau: Một là, Tập trung đầu tư

vào trang thiết bị, cơ sở vật chất. Dựa trên sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà

nước; của Agribank Hội sở cùng việc nắm bắt xu hướng hiện đại trong phát triển của ngành chi nhánh Agribank Thanh Hóa đã tập trung đầu tư vào các cơ sở, tạo nền tảng vững chắc để phát triển các dịch vụ và cả kênh thanh toán tiện ích. Chi nhánh đã thiết lập một hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại. Chi nhánh đã tập trung vào phát triển và nâng cấp trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, hệ thống máy chủ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt, các chi nhánh trực thuộc tập trung tăng số lượng và giá trị thanh toán giao dịch qua POS/EDC, cải thiện chất lượng dịch vụ ATM và đồng thời tăng cường bảo mật thông tin các dịch vụ thanh toán. Hiện đại, chi nhánh Agribank Thanh Hóa tạo nền tảng vững chắc cho nghiên cứu và phát triển dịch vụ và kênh thanh toán mới, từ đó góp phần tích cực thực hiện các hoạt động TTKDTM đi vào cuộc sống; Hai là, Phát triển

các sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại. Để đóng góp tích cực vào

việc thực hiện các hoạt độngTTKDTM, chi nhánh Agribank Thanh Hóa đã triển khai hiệu quả nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại và các kênh thanh toán như thẻ thanh toán; dịch vụ thu ngân sách nhà nước; chuyển và nhận tiền ở nhiều nơi Agri-pay; Dịch vụ ngân hàng di động (SMS Banking, VnTopup); kết nối thanh toán với khách hàng; Dịch vụ thanh toán hóa đơn; Ngân hàng Internet. Đây là những sản phẩm và dịch vụ rất tiện lợi, phù hợp với xu hướng thanh toán chung trên toàn cầu. Sau khi triển khai, doanh thu thanh toán qua Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup), kết nối thanh toán với khách hàng, dịch vụ Thanh toán hóa đơn, Internet Banking của chi nhánh cũng được ghi nhận với mức tăng trưởng vượt trội. Ba là, Chú trọng đẩy mạnh hoạt động

tiếp thị và truyền thông. Để thúc đẩy triển khai chương trình TTKDTM, chi nhánh Agribank Thanh Hóa đã tập trung quảng bá việc tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo các sản phẩm TTKDTM thông qua nhiều kênh thông tin để đến được với khách hàng, mở rộng kênh phân phối sản phẩm tới tất cả các chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc trên toàn tỉnh. Ngoài ra, chi nhánh Agribank Thanh Hóa cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, cung cấp đầy đủ các sản phẩm thẻ của Agribank trong đó sản phẩm thẻ được ưa chuộng là thẻ ghi nợ nội địa Success; thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng Plus Success; thẻ ghi nợ quốc tế mang thương hiệu VISA, MASTERCARD; thẻ Lập nghiệp dành cho đối tượng sinh viên. Bốn là, Mở rộng lắp đặt hệ thống

các máy ATM, POS. Agribank Thanh Hóa là ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực

thanh toán qua thẻ và số lượng các điểm chấp nhận thẻ POS trên địa bàn. Tính đến hết năm 2016, chi nhánh đã phát hành ra thị trường trên 580.000 thẻ thanh toán, lắp đặt 47 máy ATM, 66 máy POS tại các khách sạn, cửa hàng kinh doanh, siêu thị,… để đáp ứng được nhu cầu thanh toán qua thẻ của người dân và các đơn vị kinh doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều ưu đãi, hỗ trợ các đơn vị lắp đặt máy POS, máy ATM. Tất cả các máy này được kết nối với hệ thống ngân hàng Agribank 24h/24h. Nếu khách hàng phát sinh nhu cầu cần thanh toán dù bất kỳ lúc nào, họ chỉ cần quẹt thẻ vào máy POS, xác nhận mật mã, ngân hàng sẽ tự động trừ tiền và chuyển khoản tiền đó trực tiếp tới đơn vị bán hàng. Để có thể nâng cao được hiệu quả và phát triển hình thức TTKDTM trên địa bàn trong thời gian tới, Agribank Thanh Hóa sẽ tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán vươn tới khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Từng bước góp phần thay đổi về nhận thức và thói quen khi thanh toán dùng tiền mặt trong dân, ngân hàng cũng sẽ tiếp tục các hoạt động quảng bá, tư vấn tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của ngân hàng, giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt, qua đó tối đa hóa lợi ích của khách hàng.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 42 - 50)