5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu thực
thực hiện các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
- Chi nhánh cần phải thường xuyên thực hiện các công tác đào tạo, không chỉ trong phạm vi của chi nhánh mà còn phải cử các nhân viên đi đào tạo tại hội sở hoặc đi đào tạo tại các trường đào tạo chuyên nghiệp. Mỗi một cán bộ, nhân viên ngân hàng cần phải nắm vững và nắm rõ quy trình nghiệp vụ, các tiính năng và tiện ích của từng dịch vụ để có thể giải thích, hướng dẫn tới từng đối tượng khách hàng.
- Cần phải xây dựng được chiến lược cụ thể để có thể phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho toàn Chi nhánh. Phải có chính sách thu hút nhân tài, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có nhiều hiểu biết về kỹ thuật tin học và có thái độ trong phục vụ tốt. Đối với những cán bộ quản lý của ngân hàng thì không chỉ cần thạo về chuyên môn mà còn phải được bồi dưỡng cả những kiến thức về quản trị như quan trị kinh doanh,
quarn trị nhân lực, lý luận chính trị. Cần phải áp dụng những phương đào tạo mới, có tính gợi mở, có tình huống học tập để khuyến khích nhân viên về khả năng tư duy một cách độc lập.
- Tổ chức và triển khai các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm dịch vụ thanh toán ngân hàng tới tất cả các đối tượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh dưới các hình thức khác nhau như bài dự thi của mỗi cá nhân, tổ chức cuộc thi giữa trụ sở Chi nhánh và các phòng giao dịch với nhau. Mỗi cuộc thi sẽ là dịp để các cán bộ nhân viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các sản phẩm dịch vụthanh toán ngân hàng.
- Có chế độ đãi ngộ thích hợp, có cơ chế thi đua khen thưởng thường xuyên, liên tục đối với công tác phát triển hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh. Những cán bộ nhân viên làm tốt, vượt kế hoạch đề ra phải được khen thưởng kịp thời. Ngược lại, đối với những cán bộ nhân viên làm không tốt phải nghiêm túc tự kiểm điểm, phải rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác thanh toán tại Chi nhánh.