Các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 25 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng

1.1.5.1. Thanh toán bằng séc

“Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán (ngân hàng, kho bạc…) trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng (người cầm séc hoặc người được chỉ định trên tờ séc) trong thời gian hiệu lực của tờ séc đó. Về mặt nguyên tắc, người phát hành séc chỉ được phát hành trong

phạm vi số dư trên tài khoản của mình, trường hợp vượt quá người đó sẽ phải chịu một khoản tiền phạt. (Phan Thị Thu Hà, 2012).

Hiện nay, hoạt động TTKDTM ở nước ta, theo hướng dẫn tại thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của NHNN Việt Nam về quy chế phát hành và sử dụng Séc, thanh toán Séc qua ngân hàng: Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì

séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên”.

Theo đó: Chủ thể tham gia thanh toán séc gồm: Người phát hành, người thụ hưởng và ngân hàng (trong đó người phát hành và người thụ hưởng nhất thiết phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng). Mỗi chủ thể đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nhất định trong thanh toán séc. Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc.”

1.1.5.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi là một trong những hình thức thanh toán khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường của các nước trong thời gian gần đây. Ủy nhiệm chi là việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ ngân hàng trả lương vào tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm, trả tiền hàng hóa dịch vụ được cung cấp… Ủy nhiệm chi được sử dụng ngày một rộng

rãi với các ưu thế nổi bật như an toàn, hiệu quả, thuận tiện. Điều kiện áp

dụng: Ủy nhiệm chi được dùng khi thanh toán các khoản tiền hàng, tiền dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng hoặc cả khi khác hệ thống ngân hàng. (Đinh Xuân Trình, 2006).

- Nội dung, quy trình thanh toán ủy nhiệm chi:

Hình 1.1. Quy trình hoạt động thanh toán bằng ủy nhiệm chi của hai chủ thể thanh toán cùng hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Theo Đinh Xuân Trình (2006), quy trình hoat động thanh toán bằng UNC tại cùng hệ thống ngân hàng gồm 4 bước sau: (1) Người mua gửi lệnh chi cho tổ chức cung dịch vụ thanh toán; (2) Người bán tiến hành giao hàng chongười mua; (3) Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua; (4) Ngân hàng gửi báo có cho người bán”.

+ Trường hợp 2: 2 chủ thể thanh toánmở tài khoản khác hệ thống ngân hàng

Hình 1.2. Quy trình hoạt động thanh toán bằng ủy nhiệm chi của hai chủ thể thanh toán khác hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Cũng theo Đinh Xuân Trình thì quy trình hoạt động thanh toán bằng UNC khác hệ thống ngân hàng gồm 5 bước sau: (1) Người bán tiến hành giao hàng cho người mua; (2) Người mua lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển trả tiền cho người bán; (3) Ngân hàng của người mua (ngân hàng chuyển tiền) chuyển tiền cho người bán qua ngân hàng đại lý; (4) Ngân hàng đại lý ghi Có và báo Có cho người bán; (5) Ngân hàng chuyển tiền ghi Nợ và báo Nợ cho người mua.”

1.1.5.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu hay nhờ thu

Ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào ngân hàng phục vụ

mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là các dịch vụ điện, nước, điện thoại bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các ủy nhiệm thu chiếm tỷ lệ không đáng kể

trong tổng các giao dịch TTKDTM. Điều kiện áp dụng: UNT có thể được áp

dụng trong thanh toán tiền hàng hay dịch vụ giữa các chủ thể có mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hay các chi nhánh ngân hàng cùng một hệ thống hay khác hệ thống”. (Đinh Xuân Trình, 2006)

- Nội dung, quy trình thanh toán

+ Trường hợp 1: 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản cùng hệ thống ngân hàng

Hình 1.3. Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu của hai chủ thể thanh toán cùng hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Quy trình thanh toán bằng UNT theo Đinh Xuân Trình gồm 4 bước: (1) Người bán giao hàng cho người mua; (2) Người bán lập ủy nhiệm thu gửi ngân hàng; (3) Ngân hàng gửi báo Nợ cho người mua; (4) Ngân hàng gửi báo Có cho người bán.

+ Trường hợp 2: 2 chủ thể thanh toán mở tài khoảnkhác hệ thống ngân hàng

Hình 1.4. Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu của hai chủ thể thanh toán khác hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Khi hai hcu thể khác hệ thống ngân hàng thì quuy trình TT bằng UNT gồm 7 bước: (1) Các nhà xuất khẩu giao hàng hóa và tài liệu về hàng hóa cho các nhà nhập khẩu; (2) Các nhà xuất khẩu đưa ra hướng dẫn thu thập và hối phiếu để nộp cho ngân hàng ủy quyền thu tiền từ các nhà nhập khẩu; (3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng đại lý để tiến hành thông báo cụ thể cho nhà nhập khẩu; (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu để yêu cầu họ chấp nhận hoặc thanh toán. Nếu trong hợp đồng có điều khoản về thanh toán, nhà nhập khẩu chỉ cần đồng ý thanh toán; nếu là thanh toán ngay, nhà nhập khẩu phải tiến hành thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu; (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán; (6) Ngân hàng đại lý chuyển tiền từ tài khoản của nhà nhập khẩu đến ngân hàng thu nợ ủy quyền để ghi lại cho nhà

xuất khẩu khi nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc sẽ thông báo lại cho ngân hàng được ủy quyền; (7) Ngân hàng ủy thác thu nhập Có và viết Có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo cho nhà xuất khẩu từ chối của nhà nhập khẩu để thanh toán.”

1.1.5.4. Thanh toán bằng thẻ thanh toán

"Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành. Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán cho

hàng hóa và dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Điều kiện áp dụng: Thẻ

thanh toán được sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, trả các khoản thanh toán khác hoặc có thể rút tiền mặt tại các ngân hàng, đại lý thanh toán hay các máy rút tiền mặt tự động (máy ATM). (Đinh Xuân Trình, 2006)

+ Nội dung, quy trình thanh toán:

Hình 1.5. Quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán ngân hàng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Với quy trình TT bằng thẻ thì gồm có 7 bước: (1) Khách hàng thực hiện và gửi tới ngân hàng phát hành thẻ cho ứng dụng thẻ để thanh toán; (2) Dựa trên yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, ngân hàng kiểm tra các thủ tục, chứng từ và xét điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng. Nếu có đủ điều kiện, ngân hàng phát hành sẽ làm thủ tục để phát hành thẻ cho khách hàng; hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán. Các ngân hàng phát hành

thẻ phải quản lý và phải giữ bí mậtmột cách tuyệt đối mật khẩu bằng thẻ khách hàng; (3) Chủ thẻ bàn giao thẻ cho cơ sở nhận thanh toán thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy sẽ tự động ghi lại số tiền đã thanh toán và in ra biên lai thanh toán (gồm có 3 bản); (4) Cơ sở nhận thẻ và thanh toán hóa đơn thanh toán cho chủ thẻ; (5) Cơ sở nhận thẻ thanh toán chuẩn bị một danh sách các biên lai thanh toán và tiến hành gửi nó đến ngân hàng đại lý để thanh toán; (6) Nhận hóa đơn thanh toán với danh sách nhận thanh toán được gửi bởi cơ sở nhận thanh toán qua thẻ sau khi đã kiểm tra đủ các điều kiện thanh toán, ngân hàng đại lý nhận thanh toán qua thẻ có trách nhiệm phải thanh toá ngay cho cơ sở nhận thẻ; (7) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ tiến hành thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ. (Đinh Xuân Trình, 2006).

1.1.5.5. Thanh toán bằng thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là thư do ngân hàng phát hành,

theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC. So với các chứng từ thanh toán khác như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi các điều kiện ghi trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ, hầu như phản ánh đầy đủ

những cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký.

Điều kiện áp dụng: Thư tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa hai bên mua và bán có mở tài khoản ở hai Ngân hàng cùng một hệ thống trong trường hợp thiếu tín nhiệm lẫn nhau về mặt tài chính, hoặc việc mua và bán không được thường xuyên. (Đinh Xuân Trình, 2006)

Hình 1.6. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Thư tín dụng là hình thức thanh toán khá phức tạp, yêu cầu cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu phải thực hiện nhiều bước, tổng các bước trong quy trình là 11 bước gồm: (1) Các bên xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng thương mại; (2) Các nhà nhập khẩu yêu cầu các ngân hàng hoàn thành các thủ tục ngân hàng để mở L/C cho các nhà xxuất khẩu được thụ hưởng; (3) Ngân hàng mở L/C theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng để thông báo cho nhà xuất khẩu; (4) Ngân hàng thông báo L/C tiến hành thông báo cho nhà xuất khẩu rằng L/C đang được mở; (5) Dựa trên nội dung của L/C, các nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu; (6) Các nhà xuất khẩu sau khi đã giao hàng thực hiện các chứng từ thanh toán được gửi đến ngân hàng để thông báo được ngân hàng thanh toán; (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng để mở L/C để xem xét chuyển khoản; (8) Nếu ngân hàng mở L/C saukhi đã kiểm tra bộ chứng từ thấy phù hợp, tiền sẽ được chuyển đến ngân hàng để thông báo cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán; 9) Ngân hàng thông báo viết Có và báo Có cho nhà xuất khẩu; (10) Ngân hàng mở L/C trích xuất tài khoản và báo cáo nợ cho nhà nhập khẩu; (11) Các nhà nhập khẩu xem xét

chấp nhận thanh toán với ngân hàng mở L/C để bàn giao chứng từ cho các nhà nhập khẩu để nhận hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 25 - 33)