5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Áp dụng công nghệ thông tin trong khai thác số liệu báo cáo và phục vụ công
công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại KBNN Tam Dương
KBNN Tam Dương hiện tại đang áp dụng chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên hệ thống mạng intranet do các chuyên viên của Kho bạc Nhà nước lập trình và triển khai áp dụng từ năm 2004.
Với chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng intranet cho phép theo dõi chi tiết từng dự án đầu tư về tổng mức đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, từng lần tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư của dự án. Chương trình cho phép kết nối với chương trình kế toán, đối chiếu số liệu giữa Phòng (bộ phận) KSC NSNN với Phòng (bộ phận) Kế toán, kết nối, tổng hợp, kiết xuất báo cáo thống kê định kỳ toàn địa bàn theo chế độ thông tin báo cáo quy định.
chương trình quản lý vốn đầu tư XDCB liên ngành Kế hoạch & Đầu tư - Tài chính - KBNN. Chương trình cho phép theo dõi chi tiết kế hoạch, tình hình thực hiện và thanh toán đến từng dự án, từng hợp đồng, đồng thời thực hiện kết nối thông tin và truyền dữ liệu về tình hình triển khai các dự án đầu tư XDCB ngân sách huyện giữa các cơ quan Phòng Kế hoạch & Đầu tư huyện Tam Dương - Phòng Tài chính huyện Tam Dương - KBNN Tam Dương, đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan tham mưu, phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của UBND huyện Tam Dương đạt kết quả cao.
3.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Tam Dương
3.2.3.1.Các yếu tố chủ quan
* Sự phối hợp giữa KBNN huyện Tam Dương với chính quyền địa phương và chủ đầu tư
Kho bạc Nhà nước là một hệ thống dọc từ trung ương xuống địa phương, do đó, việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước hoàn toàn độc lập, không chịu áp lực từ bất cứ cơ quan chính quyền nào ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi nhiệm vụ KBNN Tam Dương không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Do đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình cũng như để địa phương hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao, KBNN Tam Dương phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các chủ đầu tư trên địa bàn huyện.
Trong quá trình kiểm soát chi đầu tư các dự án đầu tư XDCB phát sinh rất nhiều dự án phức tạp, các dự án đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, dự án phải điều chỉnh dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư do gặp thiên tai, trượt giá… Do trình độ và nhận thức của các chủ đầu tư còn hạn chế và chưa đồng đều, thậm chí một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn nhà thầu thi công kém năng lực làm tiến độ thi công chậm, chậm có khối lượng để thanh toán vốn đầu tư tại KBNN hoặc chính chủ đầu tư khi có khối lượng nghiệm thu hoàn thành nhưng không mang hồ sơ đến KBNN để thanh toán vốn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan KBNN, cơ quan chính quyền địa phương và các chủ đầu tư tại các buồi họp giao ban, các buổi tập huấn nghiệp vụ nhằm đào tạo nghiệp vụ
cho các chủ đầu tư, ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc quản lý và thanh toán vốn đầu tư XDCB, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng đồng vốn NSNN tiết kiệm, hiệu quả.
*Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm soát chi KBNN Tam Dương
Lực lượng cán bộ của KBNN Tam Dương tính đến thời điểm cuối năm 2016 là 12 đồng chí. Trong đó, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 10 đồng chí chiếm 83,33%, số còn lại có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp về tài chính kế toán. Bên cạnh việc phải bồi dưỡng, đạo tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ KBNN Tam Dương thì từng cán bộ phải có ý thức cầu tiến, ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu các công văn chế độ mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của Hệ thống Kho bạc Nhà nước. Công văn chế độ của Nhà nước nhiều và liên tục thay đổi, các dự án đầu tư XDCB rất phức tạp, trình độ của cán bộ KBNN Tam Dương chưa thực sự đáp ứng được yêu
* Cơ sở vật chất
Trong những năm qua hệ thống KBNN luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi qua KBNN. Đặc biệt năm 2012 thực hiện Dự án cải cách quản lý tài chính công, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS) trên toàn quốc. Tại huyện Tam Dương thời gian có hiệu lực và bắt đầu triển khai cam kết chi: từ ngày 30/06/2012, đồng thời việc triển khai công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi gắn chặt với tiến độ triển khai hệ thống TABMIS trong hệ thống KBNN. Hiện nay hệ thống TABMIS đang được triển khai trên toàn tỉnh. Hệ thông TABMIS được dần hoàn thiện và phục vụ thiết thực trong quá trình kiểm soát chi. Tuy nhiên qua quá trình khai thác vận hành có nhiều điểm mà chương trình chưa đáp ứng được như: thời gian để kết xuất được báo cáo, số liệu tổng hợp phục vụ cho công tác kiểm soát chi rất chậm, hay sảy ra tình trạng nghẽn hệ thống do số lượng người khai thác nhiều cũng một thời điểm. Hệ thống đang trong quá trình hoàn thiện nên hiện nay chương trình chưa kiểm soát được số dư tồn quĩ, chưa theo dõi được lũy kế thanh toán vốn đầu tư qua các năm mà Cán bộ kiểm
soát chi tại KBNN phải theo dõi bằng tay và công nghệ thông tin chưa hỗ trợ trong việc kiểm tra mẫu dấu chữ ký điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi cả về thời gian cũng như tính chính xác của khoản chi.
3.2.3.2. Các yếu tố khách quan
* Trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định chính trị và ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước
Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Qui mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì nguồn thu cho NSNN càng lớn. Vì thế trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế KSC.
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước là phải có sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia, sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có ổn định về chính trị thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới đạt được và các nhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoài nước mới đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài. Như thế, chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN. Kinh tế vĩ mô ổn định thì các chính sách, chế độ mới ổn định, từ đó có cơ sở cho sự ổn định của các biện pháp KSC của nhà nước.
* Hệ thống các văn bản pháp lý.
Trong thời gian gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, nhờ đó việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng các văn bản hướng dẫn chính sách chế độ hướng dẫn thực hiện quy chế của các bộ ngành vẫn còn bất cập, chậm được ban hành. Thời gian vừa qua cơ chế quản lý đầu tư xây dựng luôn thay đổi, bình quân khoảng 3 năm một lần. Cơ chế, chính sách cần có tầm chiến lược lâu dài, ổn định và nhất là phải có tính kế thừa, nhưng cách xây dựng và ban hành vừa qua luôn thể thiện sự bất ổn (về quản lý đầu tư xây dựng là Nghị định 42/CP năm 1996, Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 99/2007/NĐ- CP, Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Nghị định 112/2009/NĐ-CP; Hướng
dẫn Luật Đấu thầu thì có các Nghị định 111/2006/NĐ-CP, Nghị định 58/2008/NĐ- CP, Nghị định 85/2009/NĐ-CP…).
Những thay đổi này đã tác động khá nhiều đến hoạt động nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN, đến việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự toán của cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư, đến quá trình giải ngân vốn của chủ đầu tư cho các nhà thầu, đến việc thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành đối với khối lượng dở dang chuyển tiếp và qua nhiều điểm áp dụng các thông tư hướng dẫn.
* Cơ chế quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách
Trình độ quản lý tài chính của thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thực tế thủ trưởng các đơn vị thường tập trung vào công tác chuyên môn theo lĩnh vực, ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế bởi chất lượng đầu vào, cán bộ cập nhật kiến thức tài chính mới chưa thường xuyên, kịp thời. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế toán của các xã, phường, thị trấn; kế toán các trường học vẫn còn có những cán bộ không được đào tạo qua trường lớp mà là kiêm nhiệm… Từ đó việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chưa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm mất cán bộ và thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.