Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia có ảnh hưởng lớn

đến nguồn thu NSNN và thực tế nó cũng quyết định đến nguồn chi

Việt Nam có nền kinh tế còn phát triển ở mức thấp, do vậy nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng nhu cầu chi đầu tư cho phát triển vô cùng lớn. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cần có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt, do vậy số lượng các dự án cần đầu tư nhiều, nhưng nguồn lức tài chính thì lại hạn hẹp. Cơ chế phân bổ các nguồn lực dại dàn trải, số lượng các dự án nhiều, tiến độ thi công chậm, do đó phải thanh toán dàn trải qua nhiều năm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kiểm soát chi tại KBNN.

Thứ hai, Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN và kiểm soát chi NS qua KBNN.

Hiện nay, hệ thống Luật pháp và chế độ, chính sách chi theo cơ chế kiểm soát chi NS qua KBNN tương đối đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Bởi vì, nó tạo ra cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơ chế, quy trình kiểm soát chi NS qua KBNN phù hợp và hiệu quả.

Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc tính toán, xây dựng, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi NSNN. Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN xa rời thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học và chính xác, dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để kiểm soát chi. Bên cạnh đó, đơn vị sử dụng NSNN thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không thực tế nên dễ dẫn đến vi phạm kỷ luật tài chính. Khi chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước đưa ra cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế, đòi hỏi người sử dụng kinh phí ngân sách phải đắn đo, cân nhắc, thực hiện đúng chế độ. Như vậy, đối với các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN, một mặt, đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng và phù hợp, mặt khác điều quan trọng hơn là ý thức tự giác chấp hành của người thực hiện. Ngoài việc đưa ra được chế độ, tiêu chuẩn, định mức đúng, thì việc chấp hành chi NSNN theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đó cũng là điều rất quan trọng.

Thứ ba, Cơ chế quản lý điều hành, kiểm soát của các cấp, các ngành. Bộ máy

được tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực thì giải quyết công việc mới hiệu quả. Trong bộ máy tổ chức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơ cấu các phòng, ban nghiệp vụ và trình độ phẩm chất của mỗi con người ở từng vị trí. Do đó, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ở KBNN cũng như việc phân cấp quản lý một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả trong kiểm soát chi của KBNN.

đồng thời giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra tỉnh hình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Việc phân công rõ được chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, đơn vị ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm soát, tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chống được tệ quan liêu trong quản lý vốn đầu tư XDCB.

Thứ tư, Cơ chế quản lý chi tiêu NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN. Nâng

cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành Luật NSNN và các chế độ định mức quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Do vậy, cần làm cho Thủ trưởng của mỗi đơn vị thấy rõ kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều có liên quan đến quản lý quỹ NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tượng chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước về phần kinh phí được cấp chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)