5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Chuyển đổi mô hình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa”
Thay đổi quy trình nghiệp vụ KBNN cho phù hợp với thực tế cũng là một cách để cải cách thủ tục hành chính, có nhiều nội dung, trong đó có việc hoàn thiện về cơ chế chính sách, chuẩn hoá các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ và quy trình một cửa là một trong những nội dung hướng tới phục vụ khách hàng. Để quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi đầu tư XDCB được hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục được vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện thì nó phải đảm bảo được mục tiêu giảm phiền hà cho đơn vị chủ đầu tư khi giao dịch với KBNN, đồng thời giải quyết kịp thời, nhanh chóng mọi yêu cầu của chủ đầu tư, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn.
Theo quy định của Chính phủ thì quy chuẩn giao dịch một cửa là khách hàng chỉ giao dịch tại một nơi, tách bạch giữa người nhận hồ sơ, trả kết quả với người trực tiếp xử lý công việc. Việc tách bạch người nhận hồ sơ và người xử lý công việc nhằm mục đích thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng, cửa quyền trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, việc tách bạch 2 bộ phận (giao nhận hồ sơ và xử lý nghiệp vụ) trong giao dịch một cửa kiểm soát chi đầu tư XDCB là chưa phù hợp, và không đạt mục tiêu cần hướng tới. Với đặc thù kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN rất đa dạng, phức tạp, hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung; nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chưa nắm bắt kịp thời, rõ ràng và đầy đủ các điều kiện chi tiết về thủ tục kiểm soát chi nên thường nảy sinh vướng mắc cần có sự trao đổi, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiệp vụ KBNN. Nếu tách bạch 02 bộ phận giao nhận và xử lý nghiệp vụ, tách biệt giữa người giao dịch và người xử lý nghiệp vụ dẫn đến thêm một khâu trung gian trong quy trình xử lý nghiệp vụ, trở thành rào cản cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của công cuộc cải cách thủ tục hành chính là tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền.
Để quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế một cửa của KBNN hợp lý thì nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất là, thủ tục đơn giản, rõ ràng đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng.
Thứ hai là, công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi ngân sách, trách nhiệm của cán bộ KBNN, thời hạn giải quyết công việc.
Thứ Ba là, nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng phải liên hệ với nhiều bộ phận. Khách hàng giao dịch chỉ liên hệ với cán bộ chuyên quản từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cuối cùng. Người tiếp nhận hồ sơ chính là người được giao nhiệm vụ theo dõi và trực tiếp kiểm soát chi đầu tư XDCB.
Đáp ứng các nguyên tắc trên quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế một cửa như sau:
Sơ đồ 4.1: Mô hình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế “một cửa”
- Bước 1: Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) gửi hồ sơ cho cán bộ được phân công KSC cho dự án.
- Bước 2: Cán bộ KSC tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán) trình lãnh đạo phòng KSC NSNN ký duyệt.
- Bước 3: Tổ Tổng hợp - Hành Chính trình lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi ký duyệt tờ trình lãnh đạo, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
- Bước 4: Tổ Tổng hợp - Hành Chính chuyển giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và tờ trình đã được lãnh đạo phê duyệt cho Tổ Kế toán.
- Bước 5: Tổ Kế toán kiểm tra, ký giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và trình lãnh đạo ký duyệt.
- Bước 6: Tổ Kế toán thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng.
- Bước 7: Tổ Kế toán lưu 1 liên giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), chuyển tờ trình và các liên còn lại cho phòng kiểm
2 1 8 7 3 4 5 6 Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả TỔ TỔNG HỢP – HÀNH CHÍNH TỔ KẾ TOÁN Chủ đầu tư (Ban QLDA) Đơn vị thụ hưởng Lãnh đạo phụ trách KS vốn ĐTXDCB
soát chi.
- Bước 8: Tổ Tổng hợp - Hành Chính lưu hồ sơ theo quy định và chuyển chứng từ trả chủ đầu tư (Ban QLDA).
Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB theo cơ chế (một cửa) trên đã khắc phục được các hạn chế như đã phân tích ở trên: giảm được đầu mối trong kiểm soát chi NSNN, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đơn giản hóa các thủ tục, thuận lợi cho cả KBNN và đơn vị giao dịch mà vẫn đảm bảo chặt chẽ tuân thủ các quy định hiện hành trong quản lý NSNN.