Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc

Từ kinh nghiệm về kiểm soát chi đầu tư XDCB trên thế giới và ở Việt Nam có thể rút ra bài học cho huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Một là, phải có cơ chế kiểm soát chi ĐT XDCB được pháp quy hoá với mức

độ tối thiểu là ở cấp Nghị định của Chính phủ; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư về việc sử dụng vốn NSNN và vai trò của cán bộ kiểm soát chi; gắn trách nhiệm, quyền lợi và các chế tài sử lý đối với chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát chi.

Với mức độ pháp lý hoá này thì hiệu lực và trách nhiệm thi hành của các sử dụng nguồn vốn NSNN và cơ quan kiểm soát chi sẽ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn rất nhiều. Với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không được phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như toàn xã hội. Từng bước hoà nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng.

Hai là, trình độ của cán bộ kiểm soát chi ĐT XDCB phải được chuyên môn

hóa, đào tạo hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như một sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan.

Ba là, xây dựng bộ máy quản lý điều hành, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản NSNN phân định trách nhiệm rõ ràng, thực hiện nghiêm theo luật pháp quy định. Đối với KBNN việc kiểm soát thanh toán trên cơ sở căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ,

được cung cấp thông tin về giá cả xây dựng ngay từ đầu. Quy định rõ về việc kiểm soát thanh toán theo những nội dung cụ thể theo dự toán năm, nghiệm thu, trách nhiệm chuyển tiền và thời hạn giải quyết công việc thanh toán. Nhìn chung trách nhiệm KBNN trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hợp lý, rõ ràng, thuận tiện và dễ thực hiện.

Bốn là, phải kiện toàn bộ máy làm công tác kiểm soát chi ĐT XDCB.

Đảm bảo bộ máy đủ biên chế, đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là cán bộ ở KBNN cấp huyện, xây dựng nội dung kiểm soát chi chặt chẽ, hoàn thiện quy trình kiểm soát thống nhất và đồng bộ đáp ứng với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Năm là, định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau:

- Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2016 diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?

- Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua Kho bạc Nhà nước Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải căn cứ vào những mục tiêu, định hướng và thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn:

+ Tại KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm 2014, 2015, 2016. + Các tạp chí kinh tế, ấn phẩm chuyên ngành có liên quan.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB để nghiên cứu.

+ Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là các khách hàng thường xuyên giao dịch với KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc bằng cách phỏng vấn trực tiếp các khách hàng giao dịch bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ công tác tại KBNN Tam Dương và 113 cán bộ đại diện của chủ đầu tư tham gia giao dịch, nhằm thu thập chính xác các thông tin về việc thực hiện quy trình kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB của hệ thống KBNN. Từ đó đánh giá được thực trạng công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi đã phỏng vấn được 12 cán bộ công tác của KBNN Tam Dương và 113 cán bộ đại diện chủ đầu tư theo bộ mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

2.2.3.2. Phương pháp chuyên gia

đạo, cán bộ quản lý các phòng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn thuộc UBND huyện, phòng Tài chính, phòng Kinh tế hạ tầng,… nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Yêu cầu của các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN.

- Tăng cường mức độ ứng dụng các tiến bộ khoa học vào kiểm soát chi NSNN và kích thích được đầu tư xây dựng phát triển.

- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN của cả nước và ở các tỉnh thành.

* Các chỉ tiêu phản ánh công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ứng trước:

- Tình hình giải ngân vốn trong kế hoạch và vốn ứng trước kế hoạch giai đoạn 2014 - 2016:

+ Kế hoạch vốn ứng trước.

+ Kế hoạch vốn ứng trước vốn giải ngân.

+ Tỷ lệ % số giải ngân/Vốn ứng trước kế hoạch.

- Tình hình thanh toán vốn đầu tư ứng trước và số vốn thu hồi vốn ứng trước giai đoạn 2014 - 2016:

+ Giải ngân vốn ứng trước. + Số vốn đã thu hồi.

+ Số vốn còn lại phải thu hồi.

+ Tỷ lệ % số vốn đã thu hồi so với kế hoạch vốn ứng trước.

* Thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN đảm bảo đầy đủ, kịp thời cho dự án:

- Tình hình từ chối chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN giai đoạn 2014 - 2016: + Vốn Thanh toán.

+ Từ chối thanh toán.

+ Tỷ lệ % số vốn từ chối thanh toán.

Tam Dương giai đoạn 2014 - 2016:

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Giới thiệu về huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và Kho bạc Nhà nước Tam Dương Tam Dương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm là 10.718,55 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: 01 thị trấn Hợp Hòa, 12 xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Tam Dương giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Đặc biệt có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lào Cai có nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B tại địa bàn huyện là nút Kim Long tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối

ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có Đại học dân lập Trưng Vương tại xã Kim Long.

- Dân số huyện Tam Dương tính đến năm 2009 là 98.272 người (Số liệu tổng điều tra dân số - 2009), mật độ dân cư 918 người/1km2, tốc độ tăng tự nhiên 11,5%, thuộc tốp trung bình của tỉnh. Lao động nông nghiệp hiện chiếm 86% số lao động trong độ tuổi lao động, dân cư sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.

- Một vài năm trở lại đây theo xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, một bộ phận lao động trẻ Tam Dương chuyển dịch sang khu vực sản xuất công nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 23,39%. Tam Dương có thế mạnh phát triển cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, ngoài ra trên địa bàn còn thu hút các nhà đầu tư công nghiệp khai thác khoáng sản như cát sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, phát triển các cụm khu công nghiệp làng nghề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH - HĐH.

- Cơ cấu kinh tế năm 2012: Ngành CN - Xây dựng chiếm 46,23%; Nông, Lâm nghiệp- thuỷ sản 34,89%; Thương mại - Dịch vụ 18,88%. Tổng thu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 1.624.200 triệu đồng (tính theo giá cố định), thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/ người/ năm. Tuy vậy Tam Dương vẫn thuộc huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập đầu người mới đạt 2/3 mức bình quân đầu người của cả tỉnh.

3.1.2. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

KBNN Tam Dương trực thuộc KBNN Vĩnh Phúc, có cơ cấu tổ chức gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 02 tổ nghiệp vụ sau: Tổ Tổng hợp - Hành chính và Tổ Kế toán Nhà nước.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của KBNN Tam Dương

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Tam Dương

a. Chức năng

Chức năng, nhiệm vụ KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: (Ban hành theo Quyết định số: 695/QĐ-KBNN, ngày 16/7/2015 của KBNN);

KBNN Tam Dương là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Tam Dương có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

KBNN Tam Dương được thành lập theo quyết định số 1104/1998/QĐ - BTC ngày 26/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998. Những ngày đầu mới thành lập, điều kiện nơi làm việc của KBNN Tam Dương vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của đơn vị hầu như chưa có, tổ chức bộ máy chỉ có 07 người. Đến nay đơn vị đã có trụ sở làm việc khang trang tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với 12 cán bộ (trong đó gần 80% cán bộ có trình độ đại học và 03 cán bộ là thạc sĩ kinh tế). Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, đặc biệt là được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Vĩnh Phúc, KBNN Tam Dương nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và ngay năm đầu hoạt động đơn vị đã hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)