Sự tiếp nối thi pháp tiểu thuyếtsử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 42 - 63)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Sự tiếp nối thi pháp tiểu thuyếtsử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu thuyết

hướng sử thi và tiểu thuyết phi sử thi. Nhưng điều độc đáo trong tiểu thuyết của ông là có những tác phẩm “hồi quang” của tiểu thuyết sử thi lại trở nên đậm nét. Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ là hai trường hợp như thế.

2.2. Sự tiếp nối và “phá vỡ” khuynh hướng sử thi trong hai tiểu thuyết của Chu Lai Lai

Chu Lai là nhà văn khoác áo lính, nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh cách mạng và người lính Việt Nam anh hùng. Nhưng tiểu thuyết của ông cũng là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử. Nắng đồng bằng(1978) ra đời trong “quán tính” vận động của văn học cách mạng nên chất sử thi rất đậm đặc. Bước vào thời kì đổi mới, khi mà người lính đã trở về đời thường và đối diện với những bi kịch thời Hậu chiến: Nỗi đau và sự ám ảnh bởi quá khứ chiến tranh tàn khốc; Sự lạc lõng bơ vơ của những người lính chỉ quen cầm súng nay đối diện với những thử thách ghê gớm của đời thường thì chất sử thi đã mờ nhạt trong một loạt tiểu thuyết phi sử thi như: Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần, Vòng tròn bội bạc...Nhưng Khúc bi tráng cuối cùng(2004) và Mưa đỏ(2016) là hai hiện tượng đặc biệt trong sáng tác của Chu Lai. Chúng đã quay lại hình thức của

Nắng đồng bằng với chất sử thi đậm hơn chất tiểu thuyết.

2.2.1. Sự tiếp nối thi pháp tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu thuyết của Chu Lai của Chu Lai

2.2.1.1. Kiểu nhân vật trung tâm – người anh hùng và tập thể anh hùng trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ

Nhân vật trung tâm là khái niệm chưa có định nghĩa cụ thể, chúng ta có thể thấy hàm nghĩa của nó qua khái niệm sau:“Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình(...). Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ”[54,tr.126-127]. Trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại, kiểu nhân vật trung tâm là người anh hùng và nhân dân – họ là những nhân vật lí tưởng. Nhân vật lí tưởng là: “nhân vật là hóa thân của lí tưởng được gọi là nhân vật lí tưởng”[54,tr.131],

37

bao gồm lí tưởng xã hội trong quan niệm chính trị và lí tưởng thẩm mĩ trong quan niệm về con người của thời đại. Những nhân vật trong tiểu thuyết sử thi 1945 – 1975 là những con người đẹp ở mọi khía cạnh suy nghĩ, hành động, thái độ... Đó là vẻ đẹp của lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, tài năng vượt trội và ý chí sắt đá “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Họ là kết tinh những vẻ đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Đó là những nhân vật như: Mẫn, Thiêm(Mẫn và tôi – Phan Tứ), Chị Sứ(Hòn Đất – Anh Đức), Lữ, Lượng, Khuê(Dấu chân người lính Nguyễn Minh Châu)...

*Nhân vật người anh hùng với khuynh hướng lí tưởng hóa

Kiểu nhân vật trung tâm trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ cũng là người anh hùng và tập thể anh hùng. Họ đã kế thừa một số đặc điểm của kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại, đó là những người anh hùng mang xu hướng lí tưởng, được khắc họa bằng bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn cùng cảm hứng anh hùng ca.

Đọc Khúc bi tráng cuối cùng, người đọc bắt gặp những con người mang vẻ đẹp lí tưởng của thời đại chống Mỹ. Hoàng Lâm sư đoàn trưởng chủ lực là hiện thân cho vẻ đẹp lí tưởng của một người đàn ông, một người cha và một người chiến sĩ mẫu mực. Hoàng Lâm là một chàng học sinh trung học “mười bảy tuổi, khôi ngô, đẹp trai, hiền lành”[43,tr.121]. Cách hành xử với người bạn thân Chiêu(Phạm Ngọc Tuấn) – người yêu Huyền Trang đơn phương cũng rất cao thượng. Sau khi Chiêu muốn mình nhường người yêu và ra đi, Lâm đã trả lời “Chiêu mày nghe đây, tao không nhả không nhường, đây không phải là chuyện nhường, chuyện nhả như một món hàng ngoài chợ nhưng tao sẽ đi. Không phải đi theo kiểu của mày mà đi theo kiểu của tao, cái kiểu mà trước sau gì tao cũng sẽ đi. Cái còn lại là việc của mày”[43, tr.124]. Khi Lâm nói “...cái kiểu mà trước sau gì tao cũng sẽ đi” (vào bộ đội đánh Pháp) là anh đã ý thức rất rõ lí tưởng, con đường cũng như trách nhiệm mà tuổi trẻ thế hệ mình phải gánh vác. Trong kháng chiến chống Pháp, Hoàng Lâm đã anh dũng chiến đấu đến ngày tiếp quản Thủ đô. Trong chiến dịch Tây Nguyên lần này, ông là một chỉ huy tài ba - sư đoàn trưởng chủ lực(sư đoàn luôn được giao những trận đánh quan trọng của mặt trận Tây Nguyên). Hình ảnh Hoàng Lâm gợi ta nhắc nhớ tới những Nho tướng tao nhã hơn là võ tướng chỉ có cái dũng của người cầm gươm thời trước: dáng dấp một “nhà giáo” và “Trí thức, tài hoa, Cônbat,

38

ngựa hồng, mơ mộng và liều mình như hiệp sĩ dòng tu. Điển hình cho một mẫu người tiểu tư sản dấn thân vào cách mạng”[43,tr.116]. Nhưng khi chiến đấu, ông cũng rất dũng cảm như những người lính thực thụ “Các chú ở Bộ tư lệnh bảo bố hay liều lắm, cứ thấy tiếng súng là ào ào như một chiến sĩ chả còn biết trời đất là gì cả”[43,tr.181]. Ở Hoàng Lâm, chúng ta cũng bắt gặp những suy tư mang dấu ấn cá nhân. Đó là những băn khoăn về người mẹ già đau yếu ở hậu phương, về tương lai của đứa con nuôi mà ông coi như con ruột: “Giá như con đi học thì tốt hơn. Nhà có hai bố con, bố có thể thay con lo chuyện đánh giặc, ở nhà... Nhưng thôi được, cứ đi đi, bố biết có cản cũng không được. Chỉ sợ bà lúc này đã già yếu nhiều, đi hết chẳng có ai trông nom...”[43,tr.128] và cả những lo lắng dù thoáng qua về đứa con với người yêu đầu(Huyền Trang), đứa con mà ông chưa hề gặp mặt nhưng biết nó đang ở bên kia chiến tuyến. Nhưng những dằn vặt trong ngôn ngữ và nội tâm đó không hề nhấn mạnh vào những toan tính cá nhân mà chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn của một người cha khi biết số phận các con mình đang gắn chặt với vận mệnh dân tộc. Nhân vật Hoàng Lâm thấp thoáng những nét của Chính Ủy Kinh(Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu) trong lí tưởng, tình cảm và hành động.

Bên cạnh nhân vật Hoàng Lâm là nhân vật Oánh tiểu đoàn trưởng Đặc công. Oánh là hiện thân cho vẻ đẹp điển hình của những chàng trai thời chống Mĩ. Anh là con trai một nữ du kích đã anh dũng hi sinh để bảo vệ người chiến sĩ vệ quốc Hoàng Lâm. Kế thừa dòng máu cách mạng của cha mẹ đẻ, lớn lên bằng sự nuôi dưỡng của người cha nuôi anh hùng – Hoàng Lâm, Oánh đã trở thành một thanh niên yêu nước và ý thức rất rõ trách nhiệm công dân của thế hệ mình. Oánh đã khước từ cơ hội đi học nước ngoài với suy nghĩ:“Học sau cũng được, bố. Đánh giặc chỉ có một lần, học thì còn nhiều dịp, bố để con đi nhé! Vả lại, con nói điều này xin bố đừng giận, nếu sau này có đi thì con cũng không muốn đi bằng uy tín của bố và bằng lí lịch của gia đình”[43,tr.127]. Đây là suy nghĩ và hành động của rất nhiều thanh niên thế hệ “vượt Trường Sơn đi cứu nước”. Họ sẵn sàng rời bỏ những êm ấm, an bình ở hậu phương để dấn thân vào thử thách khắc nghiệt của chiến trường vì họ coi “đời đánh Mĩ là đời thi vị nhất”(Dương Hương Ly). Bên cạnh vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng, Oánh còn sở hữu vẻ đẹp ngoại hình đầy nam tính và cũng rất lí tưởng mà chúng ta thường gặp ở các nhân vật chính trong tiểu thuyết sử thi: “đeo súng ngắn, thân hình vạm vỡ, con mắt nhìn vừa lạnh vừa ấm”[43,tr.86], và

39

“Trong số họ nổi lên vóc dáng săn chắc, khuôn ngực, thành bụng nở múi rất đẹp của Oánh”[43,tr.113], và đây nữa:“Nói đùa – Họa sĩ vẫn không rời mắt khỏi thân hình bạn, giọng tiếc rẻ - Với một thân thể Hecquyn đáng lẽ chỉ để dành cho đàn bà mà phải phôi pha, lặn hụp trong rừng như thế này kể cũng phí”[43,tr.115]. Oánh vừa là một chỉ huy nghiêm khắc, vừa là một chiến sĩ dũng cảm, xông xáo trong những lần đi “điều nghiên”, trong các trận đánh. Anh sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định của mình, kể cả bị xử bắn vì đã không cứu Y’Tac để đảm bảo tính bí mật của chiến dịch. Nhìn chung nhân vật này còn được miêu tả khá đơn giản, ở Oánh ta bắt gặp sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, nhân vật ít có những dằn vặt, giằng xé nội tâm và những thử thách tâm lí gay gắt cũng vì vậy mà chất sử thi ở nhân vật này cụ thể hơn, đậm nét hơn giống như Khuê, Lữ, Cận(Dấu chân người lính).

Trong Mưa đỏ, ta bắt gặp mẫu người anh hùng mang vẻ đẹp kiêu hùng, lãng tử - một vẻ đẹp thường thấy trong các nhân vật chính diện của Chu Lai: “Đặng Cường, một thanh niên có vóc người cao ráo, nét mặt khôi ngô, cương nghị, ở trần, quần dài, để lộ những cơ thịt rắn đanh, xoắn bện nhưng đôi mắt lại đang thoang thoảng mang cái buồn bâng quơ của một tâm hồn đa cảm đang một mình thi đấu với bốn chàng trai khác theo thế võ cổ truyền quen thuộc. Đòn chân, đòn tay của anh bay ra dứt khoát, biến ảo, mạnh mẽ nhưng có độ dừng đủ để bốn chàng trai phía trước không làm sao tiế cận được. Rồi lựa lúc sơ hở, anh quét mạnh một đường chân sát đất, khiến cả bốn đều mất thế trụ, đổ rạp xuống”[44,tr.12-13]. Chỉ một đoạn văn ngắn, người đọc đã hình dung đầy đủ vẻ đẹp về ngoại hình lí tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của một người sống hướng nội đa cảm và vẻ đẹp của tài năng võ nghệ của nhân vật. Với sự “trang bị” đầy đủ như thế ngay từ lúc giới thiệu nhân vật, nhà văn như tiên liệu trước sự khốc liệt ghê gớm mà nhân vật sẽ phải đối mặt sau này. Và nếu không có những phẩm chất ấy, Cường khó mà đương đầu với kẻ thù trong tám mươi mốt ngày đêm khủng khiếp tại Thành cổ. Học năm cuối đại học, đang có cơ hội du học tại nhạc viện Traicốpxki nhiều người mơ không được, gia đình lại thuộc diện miễn nhập ngũ(cha và anh là liệt sĩ), Cường vẫn chọn cho mình con đường “đi đến cái nơi mà thằng con trai nào lúc này cũng nên đến”[44,tr.14] và

“Cách sống của anh không phải do anh chọn mà hình như do lịch sử nước mình, con người nước mình nó thế, muốn làm khác cũng không được. Hơn thế bạn bè đi cả rồi, đi đến vắng lặng cả đường phố, mình ở lại mãi sao được”[44,tr.19-20]. Đúng là cách nghĩ

40

và cách hành xử của một con người đã nhận thức rõ con đường của thế hệ mình, nhận thực rõ trách nhiệm công dân trong cơn nguy biến của dân tộc. Cường đã chiến đấu hết sức dũng cảm trong những trận phản kích sự tấn công của kẻ thù. Trong trận đánh ngăn chặn âm mưu cắm cờ của Ngụy quân, Cường đã khiến Quang viên trung úy lính dù ngang tàng và kiêu dũng của Ngụy quân hết sức kính phục, vì nể “ở đời có những kẻ thù làm ta kính trọng nhưng lại có những thằng bạn làm mình coi khinh”[44,tr.169]. Để đứng vững nơi chiến tuyến ác liệt, Cường đã phải chiến đấu và chiến thắng những tình cảm cá nhân thầm kín bằng những trang nhật kí - trang thư viết cho mẹ. Đó là sự tổn thương tình cảm của người lính sắp vào chiến trường thì người yêu nói lời chia tay. Là cảm giác ghê sợ khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết chóc của đồng đội cũng như phía bên kia. Và cao hơn anh phải chiến thắng cả những cách nghĩ “có vấn đề”, “lẫn lộn địch ta”(theo cách nói của Sen) : “Phải chứng kiến một người lính dù phía bên kia vỡ toác sọ, óc bắn ra cỏ như những miếng đậu phụ vương ngoài cửa chợ dưới luồng đạn của mình, con bỗng thấy hẫng hụt thế nào! Rồi người lính bên con cũng vậy, thịt xương giắt vào xích xe như giắt vào lưỡi dao băm thịt ở nhà... Thế là thế nào hả mẹ?”[44,tr.94-95]. Cường đã chiến thắng chính mình, đây mới là chiến thắng lớn lao và quan trọng nhất, qua đó ta cũng thấy rõ hơn vẻ đẹp toàn diện của người anh hùng. Nhưng Cường nhận rõ kiểu anh hùng của mình “người anh hùng là người cũng sợ chết, thậm chí sợ chết nhất nhưng biết vượt qua cái sợ ấy sẽ trở thành anh hùng”[44,tr.218]. Không chỉ có thế, cuộc chiến 81 ngày đêm còn mang lại cho Cường chất liệu mà nếu như không vào đây anh không thể có để viết nên bản giao hưởng đầu tiên cũng là cuối cùng của đời mình. Chúng ta có thể mượn tiêu đề tác phẩm để đặt tên cho bản giao hưởng này – bản giao hưởng mưa máu hay Mưa đỏ. Cường quả là hình mẫu kiểu người anh hùng lãng tử trưởng thành trong bão táp, trong thực tế chiến tranh. Có nhiều điểm tương đồng về tính cách giữa Cường và Oánh(Khúc bi tráng cuối cùng) nhưng nhân vật Cường hiện lên rõ nét, sống động hơn với những diễn biến nội tâm phức tạp qua việc tác giả cho nhân vật tự bộc lộ bằng hình thức viết nhật kí. Đây là một nhân vật thành công của Chu Lai viết về người lính với cảm hứng anh hùng ca.

*Tập thể anh hùng – nơi nuôi dưỡng và hoàn thiện phẩm chất cho người anh hùng

41

Trong sử thi cổ điển cũng như tiểu thuyết sử thi hiện đại, người anh hùng luôn luôn gắn bó với một tập thể đoàn kết muôn người như một. Tập thể ấy vừa là chỗ dựa vừa là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng phẩm chất cho người anh hùng cá nhân. Khảo sát tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi cũng nhận thấy sự ảnh hưởng này của tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại trong hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng Mưa đỏ.

Trong Khúc bi tráng cuối cùngMưa đỏ, bên cạnh nhân vật chính ta bắt gặp những con người quen thuộc trong tiểu thuyết sử thi đó là những người già, những người phụ nữ nhân vật đám đông – kiểu nhân vật chức năng đặc trưng của tiểu thuyết sử thi.

Trước hết phải kể tới hình tượng nhân vật người già. Ngay từ những trang đầu của Khúc bi tráng cuối cùng, hình tượng một nhân vật đại diện cho truyền thống, cho ý chí và sức mạnh dân tộc đã thấp thoáng xuất hiện qua dòng hồi tưởng của vị Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên: “Và rồi như sự đánh thức cồn cào, tự giác của tâm linh, tinh thần cuộc họp quan trọng đêm qua bỗng hiện về trong tâm trí ông với một giọng nói miền Trung thật trầm ấm như tiếng vọng của một nhật lệnh nào đó vang vào thinh không, giọng nói của đồng chí Tổng tư lệnh tối cao”[43,tr.31]. Là lời hiệu triệu, là mệnh lệnh của dân tộc, đó cũng chính là lời của non sông đất nước, tiếng đồng vọng của cả một dân tộc khao khát hòa bình nhưng cũng rất kiên cường và quyết liệt trong đấu tranh giữ nước. Và đó cũng là lời của những đầu óc thông tuệ có tầm nhìn “xuyên thấu vạn dặm”[43.tr163] đã làm nên chiến thắng Điện Biên nay đang dần làm nên chiến thắng mùa xuân 1975. Cạnh đó là hình ảnh một già làng Tây Nguyên thân thuộc như bao hình ảnh người già trong sử thi Đăm Săn, Xinh Nhã thời xưa và trong Đất nước đứng lên sau này. Đó là già Y’Blim với vẻ đẹp quắc thước, ung dung như chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng: “một người đàn ông người Thượng to lớn, da nâu, cân quắc, đóng khố tóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai (qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ)​ (Trang 42 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)